Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Khái Hưng (1896 - 1947) là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng. Cùng với Nhất Linh, ông là cây bút chính của Tự Lực Văn Đoàn.

Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Giư. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Giư.

Ông sinh năm 1896, xuất thân trong một gia đình quan lại ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng. Một số tài liệu ghi ông sinh năm 1897.[1]. Thân phụ ông giữ chức Tuần phủ. Cha vợ ông là Lê Văn Đinh cũng giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh. Em ruột ông là nhà văn Trần Tiêu.

Khái Hưng đi học ở trường Albert Sarraut. Sau khi đỗ tú tài I, vì không muốn làm công chức, ông về Ninh Giang mở đại lý bán dầu hỏa. Được một thời gian Khái Hưng lên Hà Nội dạy ở trường Tư thục Thăng Long. Trong khoảng thời gian 1930 đến 1932, Nhất Linh từ Pháp về nước và cũng dạy tại trường này. Khái Hưng đã quen Nhất Linh ở đó và họ trở thành một cặp tác giả nổi tiếng. Tuy Khái Hưng hơn Nhất Linh 9 tuổi nhưng là người bước vào văn đàn sau nên được gọi Nhị Linh.

Khái Hưng tham gia Tự Lực Văn Đoàn do Nhất Linh thành lập. Văn đoàn này bắt đầu xuất hiện công khai từ 1932, và đến đầu năm 1933 thì tuyên bố chính thức thành lập với ba thành viên trụ cột là Nhất Linh, Khái Hưng và Hoàng Đạo.

Cùng thời gian đó, Tự Lực Văn Đoàn ra tờ báo Phong Hóa. Về sau khi Phong Hóa bị đóng cửa thì tờ Ngày Nay thay thế. Cùng với báo, Tự Lực Văn Đoàn còn có nhà xuất bản Đời Nay. Toàn bộ tác phẩm của Khái Hưng đều do Ngày Nay và Đời Nay công bố.

Là một trong những cây bút chính của nhóm, tiểu thuyết đầu tay của Khái Hưng Hồn bướm mơ tiên (1933) là tiểu thuyết đầu tiên của Tự Lực Văn Đoàn. Tiểu thuyết cuối cùng của ông là Thanh Đức (1943) và cũng là tiểu thuyết cuối cùng của nhóm. Khái Hưng cũng viết chung với Nhất Linh hai tiểu thuyết là Gánh hàng hoaĐời mưa gió và ra đời chung tập truyện ngắn Anh phải sống cùng năm 1934.

Giống như các tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn khác, tác phẩm của Khái Hưng thường đề cao tình yêu tự do, chống lại các lễ giáo phong kiến, ít nhiều mang tính cải cách xã hội. Khái Hưng cũng có viết một số vở kịch, thường chỉ một hồi, nhưng ít được công diễn. Trong những năm 1935 đến 1940, Khái Hưng là nhà văn được nhiều thanh niên thành thị ưa chuộng. Khái Hưng cùng là một dịch giả. Bài Tình tuyệt vọng ông dịch từ thơ của Félix Arvers rất nổi tiếng.

Lòng ta chôn một khối tình
Tình trong giây phút mà thành thiên thu
Tình tuyệt vọng, nỗi thảm sầu
Mà người gieo thảm như hầu không hay

Trong thời gian Đệ nhị thế chiến, giống như Nhất Linh, Khái Hưng cũng tham gia hoạt động chính trị. Do tham gia Đại Việt dân chính Đảng thân Nhật nên Khái Hưng từng bị chính quyền thực dân Pháp bắt giam. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp tháng 3 năm 1945, Khái Hưng được trả tự do. Ông cùng Hoàng Đạo, Nguyễn Tường Bách cho ra tờ Ngày Nay Kỷ Nguyên Mới.

Sau Cách mạng tháng Tám, Khái Hưng có viết một loạt bài báo, truyện ngắn, kịch ngắn trên các báo của Việt Nam Quốc dân Đảng.

Khái Hưng mất năm 1947. Một số tài liệu cho rằng Khái Hưng bị Việt Minh bắt giam tại Liên Khu 3 (Lạc Quần, Trực Ninh) rồi đem xử tử hình ở bến đò Cựa Gà, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định.[2] Theo ông Nguyễn Tường Triệu, con nuôi Khái Hưng, tiết lộ Khái Hưng mất tích sau Tết Ðinh Hợi (22/1/1947).[2]

Tác phẩm

Tiểu thuyết

  • Hồn bướm mơ tiên (1933).
  • Đời mưa gió (cùng Nhất Linh, 1933).
  • Nửa chừng xuân (1934)
  • Gánh hàng hoa (cùng Nhất Linh, 1934).
  • Trống mái (1936).
  • Gia đình (1936).
  • Tiêu sơn tráng sĩ (1937).
  • Thoát ly (1938).
  • Hạnh (1938).
  • Đẹp (1940).
  • Thanh Đức (1942).
  • Băn khoăn

Tập truyện ngắn

  • Anh phải sống (cùng Nhất Linh, 1934).
  • Tiếng suối reo (1935).
  • Đợi chờ (1940).
  • Cái ve (1944).

Cuốn tiểu thuyết quen thuộc nhất của Khái Hưng là cuốn Nửa chừng xuân. Theo quan điểm mácxít trên Từ điển văn học:

Là một tiểu thuyết luận đề tuyên truyền với lễ giáo phong kiến đòi quyền tự do yêu đương và hạnh phúc cá nhân, Nửa chừng xuân có ý nghĩa tiến bộ nhất định...Mặc dù vậy, đặt trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam hết sức đen tối đương thời, Nửa chừng xuân cũng như tiểu thuyết Tự lực văn đoàn nói chung có ảnh hưởng tiêu cực nặng nề: đưa ra con đường đấu tranh cho tình yêu hạnh phúc cá nhân, chống lễ giáo phong kiến, song lẩn tránh nhiệm vụ đấu tranh chống thực dân thống trị giải phóng dân tộc. Do đó, muốn hay không Khái Hưng và nhóm Tự lực văn đoàn đã làm lạc hướng đấu tranh của thanh niên. Dường như cũng cảm thấy điều đó, Khái Hưng đã thêm chương cuối cùng khi in thành sách, để cho nhân vật Lộc nói đến "xã hội, nhân loại" và tuyên bố "dấn thân vào cuộc đời gió bụi". Những lời lẽ trống rỗng đó không chút phù hợp với bản chất tính cách nhân vật tầm thường này, có chẳng chỉ để xoa dịu lương tâm chàng thanh niên tiểu tư sản mà thôi. Cái "tôi" cá nhân chủ nghĩa tư sản lúc này chưa dám buông tuồng trắng trợn, cũng như cuộc đấu tranh chống lễ giáo phong kiến của nó tuy gay gắt song chưa dám đi tới cùng...[3]

chú thích

Các tác phẩm khác

chương C - đoạn C4 - khổ C4/5 Lượt xem: 14431
20/12/2014 07:38
Tích niên ký tín khuyến quân hồi
Kim niên ký tín khuyến quân lai
Tín lai nhân vị lai
161. Dương hoa linh lạc ủy thương đài

Đôi hồn Lượt xem: 19530
20/12/2014 07:28
Những bài thơ trong tác phẩm Đôi Hồn là những khúc "xướng hoa" riêng của hai tâm hồn thi sĩ, tuy sống giữa nghịch cảnh, vẫn ngụp lặn dưới những ngọn triều của tình yêu say đắm, hay đúng hơn, của một thiên diễm tình có một không hai trong giới thi nhân Việt Nam.
Bản thân tập thơ ĐÔI HỒN đã nói lên cái đặc trưng của tập thơ, đồng thời tình yêu đặc biệt giửa hai thi sĩ, Hàn Mặc Tử và Mai Đình.

chương C - đoạn C4 - khổ C4/6 Lượt xem: 20991
20/12/2014 07:26
Tích niên hồi (ký) thư đính thiếp kỳ
Kim niên hồi thư đính thiếp quy
Thư quy nhân vị quy
Sa song tịch mịch chuyển tà huy

chương C - đoạn C5 Lượt xem: 22165
20/12/2014 07:25
Thí tương khứ nhật tòng đầu số
171. Bất giác hà tiền dĩ tam chú
Tối khổ thị liên niên Tử Tái nhân
Tối khổ thị thiên lý Hoàng Hoa thú

chương C - đoạn C6 - khổ C6/1 Lượt xem: 13827
20/12/2014 07:24
Thiếp hữu Hán Cung thoa
Tằng thị giá thì tương tống lai
Bằng thùy ký quân tử
Biểu thiếp tương tư hoài

chương C - đoạn C6 - khổ C6/2 Lượt xem: 14520
20/12/2014 07:23
Thiếp hữu Tần lâu kính
Tằng dữ lang sơ tương đối ảnh
Bằng thùy ký quân tử
Chiếu thiếp kim cô lánh

chương C - đoạn C6 - khổ C6/3 Lượt xem: 9805
20/12/2014 07:22
Thiếp hữu câu chỉ ngân
201. Thủ trung thì (tằng) tương thân
Bằng thùy ký quân tử
Vi vật ngụ ân cần

chương C - đoạn C6 - khổ C6/4 Lượt xem: 20933
20/12/2014 07:21
Thiếp hữu tao đầu ngọc
Anh nhi niên sở lộng
Bằng thùy ký quân tử
Tha hương hạnh trân trọng

chương C - đoạn C7 - khổ C7/1 Lượt xem: 14770
20/12/2014 07:20
Tích niên âm tín hữu lai thì
Kim niên âm hy tín diệc hy
Kiến nhạn uổng nhiên tư tái bạch
211. Văn sương mạn tự chế miên y

chương C - đoạn C7 - khổ C7/2 Lượt xem: 15282
20/12/2014 07:18
Bi hựu bi hề cánh vô ngôn
Đăng hoa nhân ảnh tổng kham liên
Y ốc kê thanh thông ngũ dạ
Phi phất hoè âm độ bát chuyên

Hiển thị 561 - 570 tin trong 2156 kết quả