nguồn : http://vi.wikipedia.org
Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, (sinh 22 tháng 2 năm 1922, tại xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang – mất 6 tháng 5 năm 2010 tại Hà Nội), là một nhà thơ Việt Nam.
Quê gốc của Hoàng Cầm ở xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ông xuất thân trong gia đình nhà nho lâu đời. Thân sinh ông thi không đỗ, về dạy chữ Hán và làm thuốc bắc ở Bắc Giang. Tên ông được đặt ghép từ địa danh quê hương: Phúc Tằng và Việt Yên. Thuở nhỏ, ông học tiểu học, trung học đều ở Bắc Giang và Bắc Ninh; đến năm 1938, ra Hà Nội học trường Thăng Long. Năm 1940, ông đỗ tú tài toàn phần và bước vào nghề văn, dịch sách cho Tân dân xã của Vũ Đình Long. Từ đó, ông lấy bút danh là tên một vị thuốc đắng trong thuốc bắc: Hoàng Cầm.
Năm 1944, do Thế chiến thứ hai xảy ra quyết liệt, ông đưa gia đình về lại quê gốc ở Thuận Thành. Cũng tại nơi này, ông bắt đầu tham gia hoạt động Thanh niên Cứu quốc của Việt Minh. Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông về Hà Nội, thành lập đoàn kịch Đông Phương. Khi Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, ông theo đoàn kịch rút ra khỏi Hà Nội, biểu diễn lưu động ở vùng Bắc Ninh, Bắc Giang, Sơn Tây, Thái Bình một thời gian rồi giải thể.
Tháng 8 năm 1947, ông tham gia Vệ quốc quân ở chiến khu 12. Cuối năm đó, ông thành lập đội Tuyên truyền văn nghệ, đội văn công quân đội đầu tiên. Năm 1952, ông được cử làm Trưởng đoàn văn công Tổng cục Chính trị, hoạt động biểu diễn cho quân dân vùng tự do và phục vụ các chiến dịch.
Tháng 10 năm 1954, đoàn văn công về Hà Nội. Đầu năm 1955, do đoàn văn công mở rộng thêm nhiều bộ môn, Hoàng Cầm được giao nhiệm vụ trưởng đoàn kịch nói. Cuối năm 1955, ông về công tác ở Hội Văn nghệ Việt Nam, làm công tác xuất bản. Tháng 4 năm 1957, ông tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, và được bầu vào Ban chấp hành. Tuy nhiên, không lâu sau, do vụ án "Nhân Văn Giai Phẩm", ông phải rút khỏi Hội nhà văn vào năm 1958 và về hưu non năm 1970 lúc 48 tuổi.
Ông nổi tiếng với vở kịch thơ Hận Nam Quan, Kiều Loan và các bài thơ Lá diêu bông, Bên kia sông Đuống. Bài thơ Bên kia sông Đuống được chọn vào giảng dạy trong giáo trình trung học phổ thông.
Ngoài bút danh Hoàng Cầm ông còn có các bút danh: Bằng Việt, Lê Thái, Lê Kỳ Anh, Bằng Phi.[1]
Đầu năm 2007, ông được nhà nước Việt Nam tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật do Chủ tịch nước ký quyết định tặng riêng.[2]
Thời gian cuối đời ông sống tại Hà Nội và ông đã mất vào ngày 6 tháng 5 năm 2010 vì bệnh nặng.
Vọng tiếng quê hương
Lượt xem: 25154
17/12/2014 22:35
Những cuộc đời là biển trôi sóng nổi
Chấm hỏi nào cũng là kẻ tha hương
Đừng hỏi tôi đâu là những cánh đồng
Quê hương xưa có còn chùm khế ngọt
Mưa chiều miền Trung
Lượt xem: 28807
17/12/2014 22:34
Răng mà da diết người ơi
Chiều trên phố Huế mưa rơi nhạt nhòa
Hồi chuông Thiên Mụ trôi xa
Vãn câu chuyện cổ nghe ra mà buồn
Mưa bong bóng ngày xưa
Lượt xem: 14097
17/12/2014 22:33
Phập phồng bong bóng trời mưa
Chút chua xót của ngày xưa có còn
Cây mơ lá rũ chiều đông
Hồn tôi nhàu nát mênh mông nỗi buồn
Cho mùa đông kỷ niệm
Lượt xem: 21905
17/12/2014 22:32
Chừng như lạnh giá hồn tôi
Tiếng chuông còn đó trong lời thánh ca
Đêm huyền thoại của ngày xa
Nghe thời gian có nhớ qua cõi lòng
Hoa muống biển … trong đêm Giáng sinh
Lượt xem: 21031
17/12/2014 22:31
Những hàng cây phơi mình trong gió lạnh
Chiếc lá vàng lặng lẽ cuối cùng rơi
Tiếng chuông vang nỗi nhớ như buông lời
Từ sâu thẳm trái tim người viễn xứ
Vết bụi trần
Lượt xem: 26435
17/12/2014 22:30
Ngõ về quán vắng không tên
Đường khuya hiu hắt bạt phên mái nhà
Bóng gần mà lại như xa
Đẫm sương trên áo trăng ngà đôi vai
Với những mùa xuân
Lượt xem: 32397
17/12/2014 22:30
Lạnh nghe gió bạt mưa phùn
Ba mươi năm những mùa xuân có về
Chạnh lòng phảng phất hồn quê
Có người đi nhặt ước thề ngày xưa
Nhớ mùa xuân cỏ nội hương đồng
Lượt xem: 24536
17/12/2014 22:28
Đâu đây mùi cỏ hương đồng
Đêm ba mươi tết chát lòng nhớ quê
Nhớ cây vú sữa xum xuê
Ai ngồi nấu bánh sau hè ngày xưa
Có còn một mùa Xuân
Lượt xem: 20204
17/12/2014 22:27
Anh biết không
Hôm nay em buồn lắm
Nhìn xuân về
Cánh bướm lượn nhởn nhơ
Vườn mai xưa sao ai nỡ hững hờ
Lòng cô phụ mỏi mòn niềm mong đợi
Huế buồn với những cơn mưa
Lượt xem: 20086
17/12/2014 22:26
Tan trường áo trắng bay bay
Âm vang tiếng guốc trang đài dáng xưa
Huế chiều lất phất hạt mưa
Gió hôn tóc rối lòng chưa biết gì
Hiển thị 1171 - 1180 tin trong 2208 kết quả