Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, (sinh 22 tháng 2 năm 1922, tại xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang – mất 6 tháng 5 năm 2010 tại Hà Nội), là một nhà thơ Việt Nam.

Tiểu sử

Quê gốc của Hoàng Cầm ở xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ông xuất thân trong gia đình nhà nho lâu đời. Thân sinh ông thi không đỗ, về dạy chữ Hán và làm thuốc bắc ở Bắc Giang. Tên ông được đặt ghép từ địa danh quê hương: Phúc Tằng và Việt Yên. Thuở nhỏ, ông học tiểu học, trung học đều ở Bắc Giang và Bắc Ninh; đến năm 1938, ra Hà Nội học trường Thăng Long. Năm 1940, ông đỗ tú tài toàn phần và bước vào nghề văn, dịch sách cho Tân dân xã của Vũ Đình Long. Từ đó, ông lấy bút danh là tên một vị thuốc đắng trong thuốc bắc: Hoàng Cầm.

Năm 1944, do Thế chiến thứ hai xảy ra quyết liệt, ông đưa gia đình về lại quê gốc ở Thuận Thành. Cũng tại nơi này, ông bắt đầu tham gia hoạt động Thanh niên Cứu quốc của Việt Minh. Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông về Hà Nội, thành lập đoàn kịch Đông Phương. Khi Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, ông theo đoàn kịch rút ra khỏi Hà Nội, biểu diễn lưu động ở vùng Bắc Ninh, Bắc Giang, Sơn Tây, Thái Bình một thời gian rồi giải thể.

Tháng 8 năm 1947, ông tham gia Vệ quốc quân ở chiến khu 12. Cuối năm đó, ông thành lập đội Tuyên truyền văn nghệ, đội văn công quân đội đầu tiên. Năm 1952, ông được cử làm Trưởng đoàn văn công Tổng cục Chính trị, hoạt động biểu diễn cho quân dân vùng tự do và phục vụ các chiến dịch.

Tháng 10 năm 1954, đoàn văn công về Hà Nội. Đầu năm 1955, do đoàn văn công mở rộng thêm nhiều bộ môn, Hoàng Cầm được giao nhiệm vụ trưởng đoàn kịch nói. Cuối năm 1955, ông về công tác ở Hội Văn nghệ Việt Nam, làm công tác xuất bản. Tháng 4 năm 1957, ông tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, và được bầu vào Ban chấp hành. Tuy nhiên, không lâu sau, do vụ án "Nhân Văn Giai Phẩm", ông phải rút khỏi Hội nhà văn vào năm 1958 và về hưu non năm 1970 lúc 48 tuổi.

Ông nổi tiếng với vở kịch thơ Hận Nam Quan, Kiều Loan và các bài thơ Lá diêu bông, Bên kia sông Đuống. Bài thơ Bên kia sông Đuống được chọn vào giảng dạy trong giáo trình trung học phổ thông.

Ngoài bút danh Hoàng Cầm ông còn có các bút danh: Bằng Việt, Lê Thái, Lê Kỳ Anh, Bằng Phi.[1]

Đầu năm 2007, ông được nhà nước Việt Nam tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật do Chủ tịch nước ký quyết định tặng riêng.[2]

Thời gian cuối đời ông sống tại Hà Nội và ông đã mất vào ngày 6 tháng 5 năm 2010 vì bệnh nặng.

Tác phẩm

  • Hận ngày xanh (phóng tác theo Lamartine 1940);
  • Bông sen trắng (phóng tác theo Andersen 1940);
  • Cây đèn thần (phóng tác theo Nghìn lẻ một đêm, 1941);
  • Thoi mộng (truyện vừa, 1941);
  • Tỉnh giấc mơ vua (phóng tác theo Nghìn lẻ một đêm, 1942);
  • Hận Nam Quan (kịch thơ, 1944, 1942);
  • Bốn truyện ngắn (đăng Tiểu thuyết thứ Bảy từ 1939 đến 1943);
  • Kiều Loan (kịch thơ, 1945)
  • Ông cụ Liên (kịch nói, 1952);
  • Đêm Lào Cai (kịch nói 3 hồi, 1957);
  • Tiếng hát quan họ (trường ca, in chung trong tập Cửa Biển, 1956);
  • Những niềm tin (thơ dịch của Bonalan Kanfa - Algérie, 1965);
  • Men đá vàng (truyện thơ, viết 1973, nxb Trẻ, 1989)
  • Trương Chi (kịch thơ, xuất bản năm 1993)
  • Tương lai (kịch thơ, 1995);
  • Bên kia sông Đuống (tập thơ chọn lọc, 1993) - Giải thưởng Nhà nước 2007
  • Lá diêu bông (tập thơ chọn lọc, 1993) - Giải thưởng Nhà nước 2007
  • Về Kinh Bắc (tập thơ, 1994);
  • 99 tình khúc (tập thơ tình, 1955) - Giải thưởng Nhà nước 2007

chú thích

Các tác phẩm khác

Với những mùa thu Lượt xem: 24082
17/12/2014 22:07
Em hỡi còn đâu ngày tháng cũ
Những mùa thu trước những mùa thu
Ai khắc lên tim màu tan vỡ
Mà lòng thì vẫn sao cứ như

Lá đổ chiều thu Lượt xem: 25379
17/12/2014 22:06
Những chiếc lá cuối thu màu vàng úa
Bước em về có lạnh lắm không em
Áo chéo khăn hôn suối mái tóc mềm
Trời hiu quạnh hay lòng người cô quạnh

Mấy mùa thu qua Lượt xem: 13192
17/12/2014 22:06
Hôm qua trên phố người đông
Tình cờ gặp lại bạn lòng năm xưa
Buồn vui nói hết sao vừa
Từ chia ly đã mấy mùa thu qua

Gốc đa buồn Lượt xem: 28230
17/12/2014 22:05
Đọc kinh gỏ mõ tìm quên
A Di Đà Phật …tóc em đen huyền
Khói nhang nghi ngút trước thềm
A Di Đà Phật …tội thêm trăm lần

Mẹ và quê hương Lượt xem: 17334
17/12/2014 22:04
Tự do nào khi không còn dân trí
Độc lập nào khi chẳng có quê hương
Tội tình chi những kẻ đi xuống đường
Nếu đã mất quê hương là huyền thoại

Tóc chưa rối răng lòng anh đã rối Lượt xem: 18609
17/12/2014 22:03
Nón nghiêng che O bên bờ sông vắng
Đứng lặng thầm như thể đang chờ ai
Gió hiu hiu hôn nhẹ mái tóc dài
Tóc chưa rối răng lòng anh đã rối

Quê hương tìm lại Lượt xem: 21833
17/12/2014 22:02
Độc lập nào khi không còn công lý
Dân chủ nào khi chẳng có tự do
Lòng người dân luôn phải phập phồng lo
Đất cha ông ngày mai còn hay mất

Ăn năn một cõi thương về Lượt xem: 13999
17/12/2014 22:01
Đọc những dòng thơ của người ta
Chút gì cay đắng như xót xa
Nghe buốt hồn tôi trong băng giá
Khi gió mùa đông thổi lạnh qua

Bóng tàu sân ga Lượt xem: 23412
17/12/2014 22:00
Em buồn đứng cuối sân ga
Nhìn theo chiếc bóng tàu xa xa dần
Đôi con mắt ướt long lanh
Phải chăng là của một lần tiễn đưa

Trái tim Việt Nam Lượt xem: 23709
17/12/2014 21:59
Xin cám ơn người_những đấu tranh nhân bản
Xin cám ơn đời_những lời khen_chê
Tất cả đem chúng ta gần nhau hơn
Khi trái tim Việt Nam không là một nửa

Hiển thị 1201 - 1210 tin trong 2208 kết quả