Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

xem thêm : tác phẩm

Đoàn Thị Điểm[1] (段氏點, 1705-1748), hiệu: Hồng Hà Nữ Sĩ(紅霞女士), là nữ sĩ Việt Nam thời Lê trung hưng. Bà là tác giả tập truyện Truyền kỳ tân phả, và là dịch giả bản Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn.

Bà là người được đánh giá là bậc nhất về sắc đẹp lẫn tài văn trong những nữ sĩ danh tiếng nhất, bên cạnh là Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh QuanSương Nguyệt Anh.

Tiểu sử

Đoàn Thị Điểm là người làng Giai Phạm[2], huyện Văn Giang, trấn Kinh Bắc (nay thuộc huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên).

Theo gia phả họ Đoàn là Đoàn thị thực lục, thì tổ tiên của bà vốn họ Lê, đến đời cha bà là Đoàn Doãn Nghi (1678-1729), mới đổi ra họ Đoàn. Ông Doãn Nghi thi đỗ Hương cống (Cử nhân) đời Lê, thi Hội không đỗ, nên ở nhà dạy học và bốc thuốc. Ông cưới vợ (họ Vũ, không rõ tên), sinh được hai con: con cả là Đoàn Doãn Luân (1700 - ?)[3] và con thứ là Đoàn Thị Điểm [4].

Lúc trẻ, bà có tiếng thông minh, đẹp người, đẹp nết, chăm học, có tài văn và giỏi cả việc nữ công [5]. Cho nên năm 16 tuổi, bà được Thượng thư Lê Anh Tuấn nhận làm con nuôi để sau dâng lên chúa Trịnh, nhưng bà không chịu [6].

Suốt thời gian từ lúc ấu thơ đến tuổi trưởng thành, bà thường sống với cha và anh ở nơi cha dạy học là làng Lạc Viên (huyện An Dương, tỉnh Kiến An; nay thuộc thành phố Hải Phòng).[7].

Năm bà 25 tuổi (1729), cha mất, bà cùng với gia đình của anh dời đến ngụ ở làng Vô Ngại, huyện Đường Hào (nay là huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên).

Chẳng bao lâu sau anh mất (không rõ năm), bỏ lại một đàn con nhỏ, một mình Đoàn Thị Điểm phải vừa làm thuốc, vừa dạy học để có tiền nuôi mẹ và giúp đỡ chị dâu nuôi các cháu.

Theo Từ điển nhân vật lịch Việt Nam, khi ấy ở Sài Trang thuộc huyện Đường Hào có một người con gái được tiến cung, và bà đã được vời vào cung làm Giáo thụ để dạy người con gái ấy. Đến năm 1739, nhân trong nước có loạn, bà xin từ chức về ngụ ở xã Chương Dương (nay thuộc Thường Tín, ngoại thành Hà Nội) tiếp tục làm nghề dạy học [8].

Bấy giờ, có nhiều đến hỏi, trong đó có cả những người quyền quý, nhưng bà đều từ chối [9]. Mãi đến năm 37 tuổi (1742), bà mới nhận lời lấy Nguyễn Kiều (1695?-1792?), một Tiến sĩ nổi tiếng hay chữ đã góa vợ. Nhưng vừa cưới xong, Nguyễn Kiều lại phải đi sứ sang Trung Quốc ba năm. Theo Từ điển văn học (bộ mới), có lẽ trong thời gian xa chồng này bà đã dịch ra quốc âm tập thơ Chinh phụ ngâm của danh sĩ Đặng Trần Côn.

Năm 1745, Nguyễn Kiều về nước. Năm 1748, ông được cử làm Tham thị ở Nghệ An[10]. Đoàn Thị Điểm cùng đi với chồng, nhưng trên đường đi, bà bị cảm nặng, chạy chữa không khỏi, cuối cùng mất ở Nghệ An vào ngày 11 tháng 9 (âm lịch) năm đó (Mậu Thìn, 1748), lúc 43 tuổi [11]

Thương cảm người bạn đời vắn số, Nguyễn Kiều viết bài văn tế, hết lời ca tụng văn tài và đức hạnh của bà. Trong đó có câu:

Đào chưa tươi đã khô
Quế đang thơm đã rũ
Rừng sâu bể rộng nàng hỡi đi đâu
Ngọc nát châu chìm lòng tôi quặn nhớ...

Sự nghiệp văn chương

Theo Đoàn thị thực lục, lúc sinh thời bà thường xướng họa thơ với cha, với anh và với chồng[12]. Song cho đến nay, về sáng tác, bà chỉ còn có tập truyện chữ Hán tên là Truyền kỳ tân phả (khắc in lần đầu năm Tân Mùi, 1811), và một ít thơ văn (gồm chữ Hán, chữ Nôm) trong tập Hồng Hà phu nhân di văn mới được phát hiện gần đây, nhưng trong đó có không ít sai lẫn [13].

Về bản dịch Chinh phụ ngâm (Chinh phụ ngâm khúc diễn âm) của bà, hiện nay vẫn chưa khẳng định là bản nào. Nhiều người cho đó là bản đang lưu hành rộng rãi, nhưng có ý kiến nói bản đó là của Phan Huy Ích[14], còn bản của nữ sĩ họ Đoàn là một bản khác. Song theo GS. Nguyễn Lộc, thì "một điều có thể khẳng định được là bản dịch Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm là bản dịch đầu tiên của tác phẩm này"[13].

Giai thoại

Có lần Đoàn Doãn Luân thấy Đoàn Thị Điểm đang ngồi soi gương, bèn ra một vế rằng:

Đối kính họa mi, nhất điểm phiên thành lưỡng điểm (nghĩa là "soi gương vẽ mày, một nét hóa thành hai nét"; song chữ điểm còn là tên bà Điểm, thành ra lại có nghĩa nữa là "một bà Điểm hóa hai bà Điểm").

Lúc ấy, ông Luân đang ngồi trên cầu ao rửa tay, bà liền đối rằng:

Lâm trì ngoạn nguyệt, chích luân chuyển tác song luân (nghĩa là "ra ao ngắm trăng, một vầng chuyển hóa hai vầng; song chữ luân còn là tên của ông Luân, thành ra lại có nghĩa nữa là "một ông Luân hóa hai ông Luân)[15].

Ngoài ra, trong dân gian còn truyền tụng một số chuyện như "Da trắng vỗ bì bạch" (ra vế đối cho Cống Quỳnh đối lại), "Hổ thật thành hổ giấy" (ra vế đối cho "Tràng An tứ hổ" đối lại), "Trượng phu Bắc quốc đều từ đó mà ra" (đáp lại câu đối của sứ thần Trung Quốc), v.v...[16].

Thông tin liên quan

Trước đây, chồng nữ sĩ Đoàn Thị Điểm là Tiến sĩ Nguyễn Kiều được an táng tại khu vực Vườn Đào (thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội ngày nay). Do yêu cầu giải phóng mặt bằng để tiến hành thi công công trình phục vụ dân sinh, Hội Khảo cổ học Việt Nam đã phối hợp với Ban Quản lý Di tích Danh thắng Hà Nội tiến hành khai quật khẩn cấp ngôi mộ ông vào ngày 24 tháng 7 năm 2011, và đưa về hợp táng bên mộ bà ở tại thôn Phú Xá (nay là cụm 4, cũng thuộc phường Phú Thượng), sau "259 năm xa cách"[17].Hiện nay người đảm nhiệm việc chăm sóc phần mộ của nữ sĩ và chồng Nguyễn Kiều là bà Nguyễn Thị Sơn . Hiện nay tại Hà Nội cũng như một số tỉnh thành phố ở Việt Nam có nhiều đường phố và trường học mang tên Đoàn Thị Điểm.

chú thích

Các tác phẩm khác

chương C - đoạn C4 - khổ C4/4 Lượt xem: 16323
20/12/2014 07:39
Dữ ngã (quân) ước hà sở
Nãi ước Hán Dương kiều
Nhật vãn hề, bất lai
Cốc phong xuy ngã bào

chương C - đoạn C4 - khổ C4/5 Lượt xem: 14431
20/12/2014 07:38
Tích niên ký tín khuyến quân hồi
Kim niên ký tín khuyến quân lai
Tín lai nhân vị lai
161. Dương hoa linh lạc ủy thương đài

Đôi hồn Lượt xem: 19530
20/12/2014 07:28
Những bài thơ trong tác phẩm Đôi Hồn là những khúc "xướng hoa" riêng của hai tâm hồn thi sĩ, tuy sống giữa nghịch cảnh, vẫn ngụp lặn dưới những ngọn triều của tình yêu say đắm, hay đúng hơn, của một thiên diễm tình có một không hai trong giới thi nhân Việt Nam.
Bản thân tập thơ ĐÔI HỒN đã nói lên cái đặc trưng của tập thơ, đồng thời tình yêu đặc biệt giửa hai thi sĩ, Hàn Mặc Tử và Mai Đình.

chương C - đoạn C4 - khổ C4/6 Lượt xem: 20985
20/12/2014 07:26
Tích niên hồi (ký) thư đính thiếp kỳ
Kim niên hồi thư đính thiếp quy
Thư quy nhân vị quy
Sa song tịch mịch chuyển tà huy

chương C - đoạn C5 Lượt xem: 22165
20/12/2014 07:25
Thí tương khứ nhật tòng đầu số
171. Bất giác hà tiền dĩ tam chú
Tối khổ thị liên niên Tử Tái nhân
Tối khổ thị thiên lý Hoàng Hoa thú

chương C - đoạn C6 - khổ C6/1 Lượt xem: 13822
20/12/2014 07:24
Thiếp hữu Hán Cung thoa
Tằng thị giá thì tương tống lai
Bằng thùy ký quân tử
Biểu thiếp tương tư hoài

chương C - đoạn C6 - khổ C6/2 Lượt xem: 14520
20/12/2014 07:23
Thiếp hữu Tần lâu kính
Tằng dữ lang sơ tương đối ảnh
Bằng thùy ký quân tử
Chiếu thiếp kim cô lánh

chương C - đoạn C6 - khổ C6/3 Lượt xem: 9798
20/12/2014 07:22
Thiếp hữu câu chỉ ngân
201. Thủ trung thì (tằng) tương thân
Bằng thùy ký quân tử
Vi vật ngụ ân cần

chương C - đoạn C6 - khổ C6/4 Lượt xem: 20928
20/12/2014 07:21
Thiếp hữu tao đầu ngọc
Anh nhi niên sở lộng
Bằng thùy ký quân tử
Tha hương hạnh trân trọng

chương C - đoạn C7 - khổ C7/1 Lượt xem: 14769
20/12/2014 07:20
Tích niên âm tín hữu lai thì
Kim niên âm hy tín diệc hy
Kiến nhạn uổng nhiên tư tái bạch
211. Văn sương mạn tự chế miên y

Hiển thị 571 - 580 tin trong 2167 kết quả