Nửa đời tóc hoá thành đá cả
Rụng vãi thềm đầy phủ quanh trăng...
Nhớ một thuở cùng bao thiếu nữ
Mà nay gò mả, ma rừng.
Tai nghe tóc ve bên bà gái goá
Nhặt câu thơ rơi, lệ lã chã mùa thu…
Có của nhà vẫn còn ham tơ nhú
Ngồi chẳng yên, hồn dạ cứ vi vu.
Trên kia nguyệt không quần như đã
Đêm thơm chùa, trắng dã tấm thân nga
Trinh tiết thời nay em mở cửa
Ngai vàng còn "dưới" cái em ta!
LỜI BÌNH: Dường như ban đầu khi sáng tác bài thơ này tác giả chỉ có ý định viết chơi. Mái tóc một thời trẻ tuổi nhà thơ đã cùng dan díu với bao nàng thiếu nữ xinh đẹp, thế mà giờ đây:
Nửa đời tóc hoá thành đá cả
Rụng vãi thềm đầy phủ quanh trăng...
Chỉ còn biết ve vãn bên các bà gái goá? Ta hãy đọc đến câu thơ thứ năm:
Tai nghe tóc ve bên bà gái goá
Buồn đến chảy nước mắt mà đau xót. Nhưng câu thơ tiếp sau thì lại thật thi ca:
Nhặt câu thơ rơi, lệ lã chã mùa thu…
Lời thơ khá uyển chuyển và phong hoa. Tuy nó mô tả những dòng nước mắt lã chã rơi xuống mùa thu của đất trời, nhưng lại tạo thành tứ thơ hay:
Tai nghe tóc ve bên bà gái goá
Nhặt câu thơ rơi, lệ lã chã mùa thu…
Sự chuyển đổi giọng và nhịp của những câu thơ như thế mang nhiều tính nhạc, kết hợp với nghĩa thơ để gây một âm hưởng trong rung cảm của trái tim, đưa thi phẩm trở thành một bản thơ trữ tình thi vị. Những câu thơ rơi được tác giả nhặt lên ấy, hoà với dòng lệ đời chảy xuống mùa thu xao xiết buồn. Một mùa thu của tình yêu muốn được mơn trớn và vuốt ve:
Trên kia nguyệt không quần như đã
Đêm thơm chùa, trắng dã tấm thân nga...
Đêm Tóc Đá là một bài thơ tình khá lãng mạn, ẩn chứa một nỗi lòng hiu hắt và khát vọng của tuổi hoa niên! Nhưng ngòi bộc phá nổ của bài thơ chính nằm ở trong câu thơ kết, nó chứa chất cả nỗi nhân tình thế thái:
Ngai vàng còn "dưới" cái em ta!
Mang ngai vàng là biểu tượng cho quyền lực tối cao thời vua chúa, đặt nó "dưới" cả cái... của đàn bà? Một câu thơ rất Hồ Xuân Hương, cay độc. Văn thơ thường mượn xưa nói nay, không phải nó chỉ ám chỉ mỗi ngày xưa mà còn về cả hôm nay. Suy cho cùng chẳng cái gì bằng “cái ấy” của đàn bà. Ý trong nghĩa đen, là khởi điểm cho cả chính trị và triết học!
Nhưng về nghĩa bóng, câu thơ bộc lộ một ý nghĩa phản biện xã hội. Chính câu thơ kết như thế đã nâng tầm vóc thi phầm Đêm Tóc Đá cao lên trong hàng bậc của thi ca.
NGỌC BÍCH
Trích tập "Phê bình & tiểu luận thi ca Phạm Ngọc Thái" 2013.
Hiểu
Lượt xem: 32324
17/12/2014 12:52
Nét mặt hay là nét cảm thương
Nhìn em anh tưởng tự soi gương
Tay anh hay cũng tay em nhỉ
Hương của tình hay hương của hương
Một ngã ba
Lượt xem: 27095
17/12/2014 12:51
Một ngã ba thường, một ngã ba
Một đường cái rộng rẽ tuôn ra
Một con đường nhỏ như dây chỉ
Một trụ đèn, dăm bảy dáng nhà
Sao mọc
Lượt xem: 32676
17/12/2014 12:50
Hôm nay ai rửa trời
Mà vòm xanh thật mới
Văng tí tách muôn sao
Vui gọi nhau í ới
Mây lưng chừng hàng
Lượt xem: 12542
17/12/2014 12:49
Tặng Nguyễn Đỗ Cung
Mây lưng chừng hàng
Về ngang lưng núi
Ngàn cây nghiêm trang
Mơ màng theo bụi
Quạt
Lượt xem: 34960
17/12/2014 12:47
Anh nằm khẽ quạt
Cho gió mát về em
Em ngủ ngon không biết
Nhưng vẫn thở êm đềm
Lại một vừng trăng
Lượt xem: 21883
17/12/2014 12:46
Lại một vừng trăng, rồi lại gió
Mới ra đến ngõ đã vùng trăng
Muốn ném thia lia qua vũ trụ
Chiếc gương như ngọc của cô Hằng
Lại trung thu
Lượt xem: 30628
17/12/2014 12:46
Lại trung thu rồi đó em
Muôn tơ ai đệt thành đêm
Chỉ một vầng trăng trong vắt
Mà ân ái cả không gian
Chiếc bánh trung thu
Lượt xem: 13652
17/12/2014 12:45
Một mảnh trăng thu hình chiếc bánh;
Bánh không ngon lắm cũng tinh anh
Sáng hôm mười bốn ta xa cách;
Đến tối trung thu em một mình
Trăng dọi phòng ta...
Lượt xem: 23486
17/12/2014 12:44
Đêm nay trăng lại dọi phòng ta
Nhưng riêng anh ở, em đi xa
Qua ành lá nhãn trăng mềm mại;
Đèn tắt cho thêm trăng sáng ngà.
Ngược dòng sông Đuống
Lượt xem: 20439
17/12/2014 12:43
Ngược dòng sông Đuống em đang ở
Chiều có êm không ? Gió có thanh ?
Em có nhớ anh khi ngắm nước,
Ra sông thấy trải ngút bờ xanh.
Hiển thị 1951 - 1960 tin trong 2681 kết quả