Thơ

xviii. Cuối đời nhà Lê (1783 - 1786)

1. Loạn kiêu-binh ở kinh-thành

Sâm già, Cán lại thiếu-niên
Phó cho Hoàng-Bảo giúp nên sao đành?
Tuyên-phi học thói buông mành,
Trong dưa dưới mận nhân-tình đều nghi.
Ở trong Khải mới thừa ky,
Ngoài quân ba phủ nhân khi lộng-hành
Cùng nhau sáp-huyết hội-minh,
Trống hồi chửa dứt, các dinh đã vào.
Cửa thành binh-lửa xôn-xao,
Một cơn cỏ nội cá ao còn gì!
Cán vong, Khải lại tiếm-vì,
Phủ-binh từ ấy nhiều bề tuyên-kiêu,
Hung-hăng ngoài phố trong triều,
Phá nhà cướp của, dập-dìu vào ra.
Đầy đường những tiếng oán-ta,
Văn-thần, võ-tướng đều là bó tay.

2. Nguyễn-Huệ ra Bắc lần thứ nhất

Tiến đồn nghe đến giặc Tây,
Tiềm-mưu còn rắp đợi ngày xuất-chinh.
Có tên Nguyễn-Chỉnh tài-danh,
Nhân khi tao-loạn đem mình hàng Tây.
Cơ-quan mưu-lược vẽ bầy,
Cam lòng nước cũ, mượn tay người ngoài.
Tây-sơn biết tỏ một hai,
Chia quân thủy-bộ quyết bài kéo ra.
Ngọn cờ trổ lối sơn-pha,
Hải-vân đồn-trấn, đâu là chẳng tan?
Cánh buồm đè lớp cuồng-lan,
Cát-dinh, Động-hải quân-quan chạy dài.
Ngụy Tây còn sợ mặt ngoài,
Rắp ngăn Tràng-lũy tính bài phân-vương
Khéo đâu Chỉnh lại đưa đường,
Rằng: " Trong sự thế chi nhường cho ai?
Tướng-công uy nhức bên trời,
Này cơ phát trúc hẳn mười chẳng xa.
Bấy lâu họ Trịnh gian-tà,
Binh kiêu, dân oán ắt là bại vong.
Uy trời ai giám tranh-phong,
Hãy xin thừa thắng ruổi giong cõi ngoài."
Phải chăng Huệ mới nghe lời,
Lại cho Nguyễn-Chỉnh, lĩnh bài tiên-phong.
Lá buồm theo ngọn gió đông,
Vượt qua cửa bể vào sông Vị-Hoàng.
Quân-dung, đâu mới lạ nhường!
Mão mao, áo đỏ chật đường kéo ra.

3. Chúa Trịnh-Khải bị bắt

Bụi hồng mờ-mịt kinh-hoa,
Lục-môn, Thúy-ái gần xa tan-tành.
Quyết liều Trịnh mới thân-chinh,
Tây-luông giáp trận quân mình đảo qua
Nài voi toan trở lại nhà,
Cờ Tây-sơn đã mở ra đầy thành.
Qua Hạ-lôi rắp lánh mình.
Giữa đường gặp đứa phụ tình bắt ra.

4. Nguyễn-Huệ trả quyền Lê-Hiển-tông

Ngụy Tây vốn kẻ hung-tà,
Còn e người chốn Bắc-hà khó xong.
Phù Lê có biểu mật-phong,
Mặt ngoài trung-nghĩa, trong lòng gian-phi.
Hiển-tông tuổi tác đã suy,
Nghe tin binh-biến biết gì là đâu.
Vừa khi Nguyễn-Huệ vào hầu,
Vấn-an lại kể gót đầu đinh-ninh.
Rằng: " Nghe họ Trịnh cường-hoành,
Vậy đem quân nghĩa quét thanh bụi-trần.
Chủ-trương mừng thấy đông-quân.
Thái-bình cây cỏ được nhuần hơi mưa."
Phúc lành chúc chữ cửu-như.
Của tin mấy quyển đồ-thư dâng vào,
Bệ rồng ban chiếu tinh-bao,
Gia phong Nguyễn-Huệ đương trào quốc-công.
Ngọc-Hân vừa trạc đào hồng,
Ép duyên kim-cải kết lòng sài-lang,
Đương cơn đòng bác ngổn ngang,
Thực-hư chưa tỏ, biến-thường ai tin.
Hơi tàn gần trở gót tiên,
Lại vời Nguyễn-Huệ gửi quyền quốc-gia.
Một hai xin trở về nhà,
Bóng đèn, tiếng búa giám là di-duyên.

5. Quân Tây-sơn rút về Nam

Bảo-thành kinh-lý đã yên,
Ngôi-cao phó lại cháu hiền thừa-gia.
Duy-Kỳ nối giữ nghiệp nhà.
Cải nguyên Chiêu-thống mới là sơ-niên.
Huệ còn lưu ở Long-biên,
Anh là Nguyễn-Nhạc theo miền lại ra.
Rước mời ngày tiếp đôi ba,
Bệ-từ, Nhạc mới lân-la tự-tình
" Đất, dân đâu cũng triều-đình,
Giao lân rồi sẽ cất mình Nam-qui."
Nửa đêm ám-hiệu cuốn kỳ
Bao nhiêu tài-hóa chuyên về sạch không.
Bỏ Nguyễn-Chỉnh ở Thăng-long.
Cũng toan cắt cánh mở lồng với ai.
Về quê Chỉnh mới giả bài,
Rằng vâng mật-chỉ hồi-sai đất nhà.
Mộ quân hương-dõng đem ra,
Ngoài là chống giặc, trong là giữ kinh.

6. Triều-đình vua Lê-Chiêu-Thống

Cựu-thần mấy kẻ công-khanh,
Thoái-hưu để việc miếu-đình mặc ai?
Tân-khoa còn có một hai,
Bùi-Dương, Trần-Án cũng người trung-trinh.
Cùng nhau phụng sắc triệu-binh,
Thổ-hào củ-tập vào kinh hộ-tùy.
Phân-vân tranh-lập nhiều bề,
Kẻ phò Trịnh-Lệ, người suy Trịnh-Bồng.
Yến-đô lại cứ tập-phong,
Những mưu phò Trịnh, quên lòng tôn Lê.
Mậu-Xưng, Tích-Nhưỡng kể chi,
Phùng-Cơ còn biết thị-phi nhẽ thương,
Trách thay Trọng-Tế họ Dương,
Cũng trong khoa-bảng, cùng phường đai-cân
Sao không biết nghĩa quân-thần
Bầy mưu phế-lập sắp quân vây thành.
Non sông còn mặt triều-đình,
Bạc đen xem thấy nhân-tình mà ghê.

7. Nguyễn-Hữu-Chỉnh chuyên-quyền

Lê-hoàng căm giận nhiều bề,
Mật-thư sai sứ đưa về Nghệ-an.
Chỉnh xưa tuy giả mưu-gian,
Được thư rầy mới nở gan anh-hùng.
Hịch bay đâu cũng nức lòng,
Tứ-thành Tứ-đột quân ròng hơn muôn,
Dặm trường thẳng ruổi chinh-an
Nghệ, Thanh quét sạch mấy đoàn kiến ong,
Yến-đô sức yếu thế cùng,
Theo Dương Trọng-Tế qua vùng Bắc-ninh.
Đại-quân tiến đến kinh-thành,
Long-tân ngự-duyệt, đại-đình thưởng-công.
Loan-thư ban trước thềm rồng
Cha phong Bằng-quận, con phong tước hầu.
Trăm quan ngôi thứ ở đầu,
Cánh vây sum-họp, phủ-lầu nghênh ngang.

Các tác phẩm khác

Đỗ Phủ (712–770) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 27290
06/01/2015 22:18
Đỗ Phủ (712 – 770) là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời nhà Đường.
Ông mất tại Đàm Châu 潭州 (nay là Trường Sa) vào tháng 11 hay tháng 12 năm 770, ở tuổi 59

Lý Thường Kiệt (1019-1105) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22753
06/01/2015 22:07
Lý Thường Kiệt[1] (chữ Hán: 李常傑; 1019 – 1105) là một danh tướng, một hoạn quan đời nhà Lý có công đánh bại quân nhà Tống vào năm 1075-1077.
Ông là một vị tướng nổi tiếng nằm trong danh sách 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam.
Tháng 6 năm Ất Dậu (1105), Thái úy Lý Thường Kiệt mất, thọ 87 tuổi.

Lý Bạch (701-762) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 24636
06/01/2015 21:01
Lý Bạch (tiếng Trung: 李白; bính âm: Lǐ Bái / Lǐ Bó; 701[1]- 762) là một trong những nhà thơ danh tiếng nhất thời thịnh Đường nói riêng và Trung Hoa nói chung, được hậu bối tôn làm Thi Tiên. Ông đã viết hơn cả ngàn bài thơ bất hủ.[2]
Đến năm 762, vua Đường Đại Tông lên ngôi, cho người mời Lý Bạch nhưng trên đường đi thì nghe tin ông đã qua đời rồi. Tiểu truyện

Hoàng Phủ Ngọc Tường (1937 - ...) - Tiểu sử và sự nghiệp Lượt xem: 29060
06/01/2015 20:50
Hoàng Phủ Ngọc Tường (sinh năm 1937) là một nhà văn của Việt Nam.
Ông sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937, tại thành phố Huế, nhưng quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Hoàng Cầm (1922-2010) - Tiểu sử và sự nghiệp Lượt xem: 27783
06/01/2015 20:41
Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, (sinh 22 tháng 2 năm 1922, tại xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang – mất 6 tháng 5 năm 2010 tại Hà Nội), là một nhà thơ Việt Nam.
Thời gian cuối đời ông sống tại Hà Nội và ông đã mất vào ngày 6 tháng 5 năm 2010 vì bệnh nặng.

Bùi Minh Quốc (1940 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 14792
06/01/2015 20:35
Bùi Minh Quốc (sinh ngày 3 tháng 10 năm 1940) là một nhà thơ, nhà báo, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, từng là Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ, Tổng Biên tập Tạp chí Ðất Quảng tại Quảng Nam - Ðà Nẵng, người sáng lập và là Chủ tịch đầu tiên của Hội Văn nghệ tỉnh Lâm Ðồng.[1] Ông hiện tại cũng là Phó chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, phụ trách khu vực miền Trung.

Bùi Giáng (1926-1998) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 26861
06/01/2015 20:30
Bùi Giáng (1926-1998), là nhà thơ, dịch giả và là nhà nghiên cứu văn học của Việt Nam. Các bút danh khác của ông là: Trung niên thi sĩ, Thi sĩ, Bùi Bàn Dúi, Bùi Văn Bốn, Vân Mồng...Ông nổi tiếng từ năm 1962 với tập thơ Mưa nguồn.
Bùi Giáng sinh ngày 17 tháng 12 năm 1926 tại làng Thanh Châu thuộc xã Vĩnh Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Thi sĩ Bùi Giáng mất lúc 2 giờ chiều ngày 7 tháng 10 năm 1998, sau một cơn tai biến mạch máu tại bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh, tức Sài Gòn cũ) sau những năm tháng sống "điên rồ lừng lẫy chết đi sống lại vẻ vang" (chữ của Bùi Giáng). Ông được chôn cất tại nghĩa trang Gò Dưa, quận Thủ Đức.

Bằng Việt (1941 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 25392
06/01/2015 20:23
Bằng Việt (sinh ngày 15 tháng 6 năm 1941), nguyên quán xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội, là một nhà thơ Việt Nam. Ông đã từng là Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam và đang là Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội.

Ác mộng Lượt xem: 24085
06/01/2015 16:07
Tặng Nguyễn-Trọng-Phấn

Tôi mơ thấy đang nằm trên vũng máu,
Chống tay lên nghe tiếng những hồn kêu.
Khắp bốn phương lòe loẹt lửa trời chiều,
Muôn vật đắmtr trong một màu đỏ khé.

Tiếng sáo thiên thai Lượt xem: 26895
06/01/2015 16:06
Tặng Ngô-Bích-San

Ánh xuân lướt cỏ xuân tươi,
Bên rừng thổi sáo một hai Kim Đồng.
Tiếng đưa hiu hắt bên lòng,
Buồn ơi! xa vắng, mênh mông là buồn...

Hiển thị 71 - 80 tin trong 2283 kết quả