xvii. Nhà Lê suy vi (Trịnh-Nguyễn phân tranh: 1729 - 1782)
1. Chính-sách đồi-bại của Trịnh-Giang
Trịnh-Giang quen lối gian-hào.
Truất ngôi Vĩnh-Khánh hãm vào tội-nhân.
Thuần-Tông đặt bỏ mấy lần,
Phúc-uy mặc sức cường-thần mới ghê.
Ý-tông còn tuổi hài-đề
Danh tuy chính-thống , quyền về phó-vương.
Trịnh càng dâm ngược kiêu-hoang,
Đêm ngày luống những tham đường vui chơi.
Dấu xe giong-ruổi quanh trời,
Sửa-sang cảnh Phật, vẽ-vời động tiên.
Quỳnh-lâm, Hương-hải, Hồ-thiên ,
Của thiên-hạ chất cửa thiền biết bao?
Kho-tàng ngày một tiêu-hao ,
Bán khoa, mua tước tiền vào sáu cung
Phó vương còn chửa cam lòng,
Thượng-vương lại giả sắc rồng nhà Thanh.
Tội trời kể đã quánh-doanh ,
Sao cho nghiệp báo đến mình mới thôi.
Bỗng đâu một tiếng thiên-lôi ,
Thất-kinh ngơ-ngác như người chứng điên.
Ở hang lại gọi cung tiên,
Để đoàn nội-thụ chuyên quyền lộng uy .
2. Sự loạn-lạc ở Bắc-hà
Lòng người đâu chẳng bạn-ly ,
Ếch kêu, ác họp thiếu gì gần xa!
Sơn-nam có giặc Ngân-già,
Nguyễn-Cừ, Nguyễn-Tuyển ấy là giặc Đông.
Sơn tây: nghịch Tế, nghịch Bồng ;
Động ngoài ba mặt, nhộn trong bốn bề.
Nằm hang Trịnh có biết gì!
Quận Bào, quận Thực đua bì tranh công.
3. Trịnh-Doanh và Lê-Hiển-tông
Phó-vương quen lối nhà dòng,
Chẳng phò Trịnh-thị sao xong việc đời?
Nguyễn-công Quí-Cảnh mấy người,
Vào trong định sách ra ngoài diệu binh .
Cùng nhau phù-lập Trịnh Doanh,
Thái-vương Trịnh lại tôn anh làm vì.
Sai quan kinh-lược bốn bề ,
Khải-ca mấy khúc đều về tấu-công .
Cơ-mưu Trịnh cũng gian-hùng,
Nghĩ mình chuyên-tiếm ắt lòng ai ưa.
Có Lê mới có đến giờ,
Phải cầu hiền-đức để nhờ phúc-chung .
Kìa người mắt phượng râu rồng,
Duy-Diêu vốn cũng là dòng thần-minh .
Hạ-đài khuất bóng tiền-tinh ,
Khuôn thiêng còn để một cành phúc-chi .
Hay đâu cầu ứng cũng kỳ,
Bỗng xui Trịnh-chúa tạm di ra ngoài.
Vũ-công một giấc hiên-mai,
Mơ-màng dường thấy phong tài đế-vương .
Tinh-kỳ nhã-nhạc lạ nhường,
Thái-bình nghi-vệ rõ-ràng chẳng ngoa.
Sáng mai vừa mới tỉnh ra,
Duy-Diêu xảy đến chơi nhà lạ sao?
Thấy người mà nghiệm chiêm-bao,
Mới hay trẫm-triệu ứng vào tự-nhiên.
Nghe lời Trịnh mới phù lên,
Hiển-tông từ ấy chịu truyền nối ngôi.
4. Trịnh-Doanh và Trịnh-Sâm dẹp loạn
Vận Lê đến lúc suy đồi,
Chắp tay rủ áo lặng ngồi mặc ai.
Gặp khi nhiều việc chông-gai,
Loạn trong Ba-phủ, giặc ngoài bốn phương
Văn-thần có kẻ phấn-dương ,
Phạm-công Đình-Trọng gồm đường lược-thao .
Phao-sơn trỏ ngọn cờ đào,
Nguyễn-Cừ đã phá, Nguyễn-Cầu cũng tan.
Nguyễn-Phương cứ Độc-tôn-sơn ,
Tuyên, Hưng là đất, lâm-man là nhà.
Trịnh-vương quyết-chí xông-pha,
Huyệt-sào quét sạch, binh xa mới về.
Quyền-gian kế-tập quen lề ,
Trịnh-Sâm lại cũng sính nghề vũ-công.
Mạnh-thiên hang thẳm núi cùng,
Hãy còn Hoàng-Chất lâm-tùng ẩn thân.
Sai Đoàn Nguyễn-Thục đem quân,
Cùng rừng săn thú một lần mới thanh .
Lại toan dẹp cõi Trấn-ninh,
Chỉn e địa thế, dân tình chưa quen.
Địa đồ ai khéo vẽ nên,
Thu ngoài man-cảnh về bên khuyết-đình .
Gần xa đã tỏ tình-hình,
Mới sai chư-tướng đề binh đánh liền,
Chiềng-quang thành-lũy vững bền.
Bồ-chông núi cả cũng nên hiểm trời.
Biến đâu trửu-dịch lạ đời!
Nửa đêm mở lũy cho người tiến sang.
Bởi mưu Ngũ-Phúc chiêu hàng
Nguyễn-Thiều trong lại đem đàng nội-công .
Vậy nên Duy-Mật thế cùng,
Hỏa-viêm một phút cô-dung cũng liều.
5. Trịnh-Sâm đánh chúa Nguyễn
Cậy công Trịnh mới thêm kiêu,
Càng đầy đức-sắc , càng nhiều ác-cai ,
Vu-oan nỡ đặt nên lời,
Để cho thái-tử thiệt tài thông-minh.
Phúc-uy chuyên-tiếm một mình.
Mạo giầy điên-đảo , nghĩa danh còn gì?
Thế mà vạc cả duy-trì ,
Bởi tiên-liệt-thánh Nam-Kỳ Nối ngôi.
Nền danh-phận, đạo vua tôi,
Gian-hùng mất vía đứng ngồi sao an.
Bây-giờ có giặc Tây-san,
Ở trong lại có Phúc-Loan lộng-hành .
Thừa cơ Trịnh mới sai binh,
Đưa thư vào trước kể tình ngoại-thân .
Rằng: " Toan trừ đứa lộng-thần ,
Cùng nhau quét sạch bụi trần cõi Tây ."
Lá cờ theo ngọn gió bay,
Thừa hư trực-để vào ngay nhà-Hồ .
Phúc-Loan đem lại hiến-phù ,
Trịnh-binh nhân thế tràng-khu dưới thành.
Đôi bên lập lũy phân-dinh,
Trầm-than mấy trận quan-binh hiểm-nghèo.
Độ quân nó bắc phù-kiều ,
Thúy-hoa phất-phới qua đèo Hải-vân.
Quảng-nam đồn-trú lục-quân ,
Trong Tây ngoài Trịnh, xa gần với ai?
Thuyền rồng vào bến Đồng-nai,
Long-hưng còn đợi cơ trời có khi.
6. Trịnh-Sâm hỏng mưu thoán-đoạt
Gió thu lần úa cành Lê,
Ác bay chưa biết đỗ về nhà ai.
Ngụy Tây gắm ghé mặc ngoài,
Trịnh-Sâm trong lại sai người cầu-phong.
Vũ-Trần-Thiệu kể là trung,
Mặt tuy ứng-mệnh , nhưng lòng vẫn kiên.
Động đình xa vượt bè tiên ,
Trên trời dưới nước tấm nguyền sạch trong.
Biểu-tiên phó ngọn đuốc hồng,
Ngậm cười thề với chén nồng , cho xuôi.
Làm cho vỡ mật gian-hồi ,
Mà người chìm nổi trong đời thẹn riêng.
7. Đặng-Thị-Huệ lộng-quyền
Xoay vần hay có khuôn thiêng ,
Càng già cỗi ác, càng nghiêng sóng tình.
Tuyên-phi là gái khuynh-thành ,
Đem bề ân-ái chuyên vành phúc-uy.
Cướp quyền đích-trưởng dựnh bè đồng-mông
Yêu-cơ khí diễm càng nồng.
Khiến nên Trịnh-Khải sinh lòng âm-mưu.
E khi sự thế đáo-đầu ,
Ước cùng các trấn đều vào giúp công
Điển-thư có đứa hầu trong,
Tin lòng nên mới ngỏ cùng Ngô-Nhâm .
Người sao chẳng chút lương-tâm!
Khoa-danh đã nhục, quan-trâm cũng hoài!
Lòng riêng tham đắm mùi đời,
Phụ tình thầy tớ , cãi lời phụ-thân
Quyết đem sự ấy củ-trần ,
Làm cho Trịnh-Khải một lần châu-liên.
Vũ Ngọc Phan (1902-1987) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21663
22/12/2014 10:41
Vũ Ngọc Phan (1902-1987) là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học hiện đại và văn học dân gian Việt Nam. Trong những năm đầu cầm bút, ông còn có bút danh là Chỉ Qua Thị.
Vũ Ngọc Phan sinh ngày 8 tháng 9 năm 1902 tại Hà Nội. Nguyên quán là làng Đông Lão, xã Đông Cửu, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh [1], nay thuộc Hà Nội.
Trần Huyền Trân (1913-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 19941
22/12/2014 10:41
Trần Huyền Trân (1913-1989), tên thật Trần Đình Kim, là một nhà thơ, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam
Trần Huyền Trân sinh ngày 13 tháng 9 năm 1913 tại Hà Nội. Ông tham gia phong trào Thơ mới.
Ông mất ngày 22 tháng 4 năm 1989 tại Hà Nội.
Lưu Trọng Lư (1911-1991) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 30964
22/12/2014 10:40
Lưu Trọng Lư (19 tháng 6 năm 1911 – 10 tháng 8 năm 1991), là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch Việt Nam.
Lưu Trọng Lư là người làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Năm 1991, Lưu Trọng Lư mất tại Hà Nội.
Nam Cao (1915-1951) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 28735
22/12/2014 10:40
Nam Cao (1917-1951) là một nhà văn hiện thực lớn (trước Cách Mạng), một nhà báo kháng chiến (sau Cách Mạng), một trong những văn sĩ tiêu biểu nhất thế kỷ 20 của Việt Nam.
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (có nguồn ghi là Trần Hữu Trí[1]), sinh năm 1915, nhưng theo giấy khai sinh ghi thì là ngày 29 tháng 10 năm 1917.[cần dẫn nguồn] Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam). Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao.[2]
Trên đường đi công tác, ông bị quân Pháp phục kích và bắn chết vào ngày 28 tháng 11 năm 1951 (30 tháng Mười âm lịch), tại Hoàng Đan (Ninh Bình).[1] [4]
Bích Khê (1916-1946) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23220
22/12/2014 10:40
Bích Khê (1916-1946), tên thật là Lê Quang Lương; là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam thời tiền chiến. Ngoài bút hiệu Bích Khê, ông còn ký bút hiệu Lê Mộng Thu khi sáng tác thơ Đường luật.
Bích Khê sinh ngày 24 tháng 3 năm 1916 tại xã Phước Lộc, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Ông là con thứ chín trong một gia đình nho học yêu nước.
Ngày 17 tháng 1 năm 1946, Bích Khê lìa bỏ cõi đời và cõi thơ tại Thu Xà lúc 30 tuổi.
Vũ Hoàng Chương (1916-1976) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21932
22/12/2014 10:39
Vũ Hoàng Chương (5 tháng 5 1916 – 6 tháng 9 1976) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Ông sinh tại Nam Định, nguyên quán tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên.
Ông mất ngày 6 tháng 9 năm 1976 tại Sài Gòn.
Xuân Diệu (1916-1985) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 24382
22/12/2014 10:39
Xuân Diệu (2 tháng 2 năm 1916 – 18 tháng 12 năm 1985) là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam. Ông nổi tiếng từ phong trào Thơ mới với tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió.
Ông tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cha là ông Ngô Xuân Thọ và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp.
Xuân Diệu đã lập gia đình riêng một lần với Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Diệp nhưng hai người đã ly dị và họ không có con chung[2]. Sau khi ly dị ông sống độc thân cho đến lúc mất vào năm 1985.
Phạm Huy Thông (1916-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21451
22/12/2014 10:39
Phạm Huy Thông (1916–1988) là nhà thơ, nhà giáo, và nhà khoa học xã hội Việt Nam.
Phạm Huy Thông là hậu duệ thế hệ thứ 24 của Phạm Ngũ Lão, và là thế hệ thứ 48 của thượng thủy tổ Phạm Tu. Quê gốc của Phạm Huy Thông ở làng Đào Xá, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
Phạm Huy Thông sinh ngày 22 tháng 11 năm 1916 tại Hà Nội trong một gia đình làm nghề kinh doanh lớn, có tinh thần dân tộc [1].
Ông mất vào ngày 21 tháng 6 năm 1988 tại Hà Nội.[2]
Thâm Tâm (1917-1950) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 19356
22/12/2014 10:39
Thâm Tâm (1917–1950) là một nhà thơ và nhà viết kịch Việt Nam. Ông nổi tiếng với bài thơ Tống biệt hành, với một phong cách thơ hòa hợp giữa cổ điển và hiện đại, thể hiện hào khí rất cao.
Ông tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, sinh ngày 12 tháng 5 năm 1917 tại thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương), tỉnh Hải Dương.
Ông mất sau một cơn bệnh đột ngột ngày 18 tháng 8 năm 1950 trên đường đi công tác trong chiến dịch Biên giới, được đồng đội và nhân dân địa phương mai táng tại Bản Pò Noa, Xã Phi Hải, Huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.
Hồ Dzếch (1916-1991) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 26497
22/12/2014 10:38
Hồ Dzếnh (sinh năm 1916- mất ngày 13 tháng 8 năm 1991), tên thật là Hà Triệu Anh hay Hà Anh (ghi theo giọng Quảng Đông là Hồ Dzếnh) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam.
Ông sinh năm 1916 tại làng Đông Bích huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa. Cha ông là Hà Kiến Huân, người gốc Quảng Đông sang sinh sống ở Việt Nam từ khoảng 1890, mẹ Đặng Thị Văn là người Việt, quê ở bến Ghép, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa.
Ông mất ngày 13 tháng 8 năm 1991 tại Hà Nội do xuất huyết dạ dày và viêm thận[1].
Hiển thị 141 - 150 tin trong 2284 kết quả