xv. Nhà Mạc (1527 - 1592)
1. Ngoại-giao và nội-chính của Mạc-Đăng-Dung
Mạc rầy rõ mặt tiếm-cường,
Thăng-long truyền nước, Nghi-dương dựng nhà.
Dỗ người lấy vẻ vinh-hoa,
Nhưng lòng trung-nghĩa ai mà sá theo.
Cầu phong sai sứ Bắc-triều,
Dâng vàng, nộp đất nhiều điều dối Minh.
Lê-thần có kẻ trung-trinh,
Trịnh-Ngung sang đến Bắc-đình tỏ kêu.
Minh tham lễ hậu của nhiều,
Phụ tình trung-nghĩa, quên điều thị-phi.
Đăng-Dung thỏa chước gian-khi,
Tuổi cao rồi lại truyền về Đăng-Doanh.
Mã giang đầu xướng nghĩa-thanh,
Gần xa đâu chẳng nức tình cần-vương.
Được thua mấy trận chiến-trường.
Nghìn-thu tiết-nghĩa đá vàng lưu-danh.
2. Nguyễn-Kim khởi-nghĩa phù Lê
Cành Lê có độ tái-vinh,
Xui nên tá-mệnh trời sinh thánh-hiền.
Đức vua Triệu-tổ ta lên,
Cất quân phù-nghĩa giúp nền trung-hưng,
Sầm-châu ỷ thế nguồn rừng,
Mười năm khai-thác mấy từng nước non,
Dù khi đỉnh-tộ suy mòn,
Cương-trù chưa nát vẫn còn tôn Lê.
Trang-tông lưu-lạc tìm về,
Chia binh Thúy đả, mở cờ Ai-lao.
Lôi-dương một trận binh giao,
Phá tan nghịch đảng tiến vào Nghệ-an
Cỏ hoa mừng rước xe loan,
Thổ-hào ứng nghĩa dân-gian nức lòng,
Tây-đô quét sạch bụi hồng,
Dặm-tràng thẳng trỏ ngọn đòng tràng-khu
Hẹn ngày vào tới Đông-đô,
Một hai thu-phục cơ-đồ thủa xưa.
Độc sao hàng-tướng tiến dưa!
Trước dinh Ngũ-trượng bỗng mờ tướng-tinh.
3. Trịnh-Kiểm tiến quân ra Bắc
Tiếc thay công-nghiệp thùy-thành,
Dể cho Trịnh-Kiểm thay mình thống quân
Sáu năm vừa hội hanh-truân,
Đỉnh-hồ đâu đã đến tuần mây che.
Trung-tông nhờ cậy dư-uy,
Mạc-thần mấy kẻ cũng về hiệu-trung.
Biện-dinh quân mạnh, tướng hùng,
Bốn phương hào kiệt nức lòng y-quang.
Đông-kinh trỏ ngọn việt vàng,
Phúc-Nguyên Mạc-chúa chạy sang Kim-thành.
Thần-phù thuyền-giã lênh-đênh,
Lại còn Kính-Điển đeo tình quấy trêu.
Quan-binh theo ngọn thủy-triều,
Duyên-giang một trận, nước bèo chảy tan.
Anh-tông nối nghiệp gian-nan,
Tây-đô một giải giang-san cõi nhà.
Mạc vào xâm-nhiễu Thanh-hoa,
Thái-sư Trịnh-Kiểm lại ra tiễu-bình.
4. Nguyễn-Hoàng vào Hóa-Châu
Hóa-châu có đất biên-thành,
Bốn bề sơn-hải trời dành kim-thang.
Trịnh-công tâu với Lê-hoàng,
Chọn người ra giữ một phương thành dài.
Bản triều Thái-tổ hùng-tài,
Gióng cờ ra trấn cõi ngoài từ đây.
Việt-mao khi đã đến tay,
Hoành-sơn một giải mới gây cơ-đồ.
5. Trịnh Mạc phân-tranh
Mặt trong đành đã khỏi lo,
Trịnh-công chuyên ý trì-khu cõi ngoài.
Quận Gia, quận Định mấy người,
Hưng, Tuyên binh-hợp các nơi thêm dầy.
Mạc dần suy yếu từ nay,
Vận Lê xem đã đến ngày trùng-hanh.
Đem quân về giữ Tây-kinh,
Bể Thanh lại lặng tăm kình như không.
Nhân khi Mậu-Hợp ấu-trùng,
Mở đường Phố-cát, qua sông Bồ-đề.
Mạc vào, quân lại rút về,
Mạc lui, quân lại bốn bề kéo ra.
Tuyết-sương trăm trận xông-pha,
Trịnh-Công vì nước cũng đà cần-lao.
6. Trịnh-Tùng chấp chính
Tuổi già vừa giải tiết-mao,
Con là Trịnh-Cối lại vào đổng-nhung.
Kiêu-hoang quen thói con dòng,
Binh quyền lại để Trịnh-Tùng thay anh,
Cối, Tùng một gốc đôi cành,
Vinh-khô đã khác, ân-tình cũng khuê,
Anh em mâu-thuẫn hai bề,
Thừa cơ Mạc lại kéo về nội-xâm.
Mạc lui, Tùng mới manh-tâm,
Ngoài trương thanh-thế, trong cầm quyền-cương.
Lại mưu tàn-hại trung-lương,
Vàng đưa ngoài cửa, búa trương dưới màn.
Tạ-tình phụ tấm niềm-đan,
Đem Lê-Cập-Đệ giết oan nỡ nào!
Bằng không nổi trận ba-đào,
Để cho xa-giá chạy vào Nghệ-an.
Giá-điền vừa mới hồi-loan,
Lôi-dương đã nổi tiếng oan giữa vời.
Thế-tông con thứ nối đời,
Trịnh-Tùng phù-lập cùng loài giả-danh.
7. Trịnh-Tùng diệt Mạc
Cõi ngoài giặc Mạc tung-hoành,
Bắc-hà cát-cứ mấy thành nhân-dân.
Giáng uy nhờ có lôi-thần,
Nhân khi Mậu-hợp đến tuần thiên-tru
Mạc-thần mấy kẻ vũ-phu,
Sao mai lác-đác, lá thu rụng-rời.
Xuất binh vừa gặp cơ trời,
Đường ghềnh len-lỏi ra ngoài Thiên-quan.
Tràng-khu một lối duyên-san,
Huyện-châu gió lướt, Tràng-an lửa nồng.
Bỏ thành, Mạc chạy qua sông,
Đuổi sang Phượng-nhỡn đường cùng mới thôi,
Kể từ Ngụy Mạc tiếm ngôi,
Năm đời truyền kế sáu mươi năm chầy.
Trần-ai quét sạch từ rày,
Về kinh ban yến, tiệc bầy thưởng công.
Hàn Mạc Tử (1912-1940) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 26167
22/12/2014 10:41
Hàn Mặc Tử hay Hàn Mạc Tử (tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh 22 tháng 9, 1912 – mất 11 tháng 11, 1940) là một nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam, là người khởi xướng ra Trường thơ Loạn.[1]
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình; lớn lên ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong một gia đình theo đạo Công giáo, ông được rửa tội tại Nhà thờ Tam Tòa với tên thánh là Phanxicô.
Ông bỏ tất cả quay về Quy Nhơn vào nhà thương Quy Hòa (20 tháng 9 năm 1940) mang số bệnh nhân 1.134 và từ trần vào lúc 5 giờ 45 phút rạng sáng 11 tháng 11 năm 1940 tại nhà thương này vì chứng bệnh kiết lỵ,[4] khi mới bước sang tuổi 28.[5].
Nguyễn Nhược Pháp (1914-1938) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 19394
22/12/2014 10:41
Nguyễn Nhược Pháp, (sinh ngày 12 tháng 12 năm 1914, mất ngày 19 tháng 11 năm 1938), là một nhà thơ Việt Nam.
Nguyễn Nhược Pháp sinh tại Hà Nội[1}. Ông mất năm 24 tuổi tại Hà nội do bệnh thương hàn.
Vũ Ngọc Phan (1902-1987) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21662
22/12/2014 10:41
Vũ Ngọc Phan (1902-1987) là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học hiện đại và văn học dân gian Việt Nam. Trong những năm đầu cầm bút, ông còn có bút danh là Chỉ Qua Thị.
Vũ Ngọc Phan sinh ngày 8 tháng 9 năm 1902 tại Hà Nội. Nguyên quán là làng Đông Lão, xã Đông Cửu, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh [1], nay thuộc Hà Nội.
Trần Huyền Trân (1913-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 19935
22/12/2014 10:41
Trần Huyền Trân (1913-1989), tên thật Trần Đình Kim, là một nhà thơ, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam
Trần Huyền Trân sinh ngày 13 tháng 9 năm 1913 tại Hà Nội. Ông tham gia phong trào Thơ mới.
Ông mất ngày 22 tháng 4 năm 1989 tại Hà Nội.
Lưu Trọng Lư (1911-1991) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 30957
22/12/2014 10:40
Lưu Trọng Lư (19 tháng 6 năm 1911 – 10 tháng 8 năm 1991), là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch Việt Nam.
Lưu Trọng Lư là người làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Năm 1991, Lưu Trọng Lư mất tại Hà Nội.
Nam Cao (1915-1951) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 28723
22/12/2014 10:40
Nam Cao (1917-1951) là một nhà văn hiện thực lớn (trước Cách Mạng), một nhà báo kháng chiến (sau Cách Mạng), một trong những văn sĩ tiêu biểu nhất thế kỷ 20 của Việt Nam.
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (có nguồn ghi là Trần Hữu Trí[1]), sinh năm 1915, nhưng theo giấy khai sinh ghi thì là ngày 29 tháng 10 năm 1917.[cần dẫn nguồn] Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam). Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao.[2]
Trên đường đi công tác, ông bị quân Pháp phục kích và bắn chết vào ngày 28 tháng 11 năm 1951 (30 tháng Mười âm lịch), tại Hoàng Đan (Ninh Bình).[1] [4]
Bích Khê (1916-1946) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23214
22/12/2014 10:40
Bích Khê (1916-1946), tên thật là Lê Quang Lương; là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam thời tiền chiến. Ngoài bút hiệu Bích Khê, ông còn ký bút hiệu Lê Mộng Thu khi sáng tác thơ Đường luật.
Bích Khê sinh ngày 24 tháng 3 năm 1916 tại xã Phước Lộc, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Ông là con thứ chín trong một gia đình nho học yêu nước.
Ngày 17 tháng 1 năm 1946, Bích Khê lìa bỏ cõi đời và cõi thơ tại Thu Xà lúc 30 tuổi.
Vũ Hoàng Chương (1916-1976) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21925
22/12/2014 10:39
Vũ Hoàng Chương (5 tháng 5 1916 – 6 tháng 9 1976) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Ông sinh tại Nam Định, nguyên quán tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên.
Ông mất ngày 6 tháng 9 năm 1976 tại Sài Gòn.
Xuân Diệu (1916-1985) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 24376
22/12/2014 10:39
Xuân Diệu (2 tháng 2 năm 1916 – 18 tháng 12 năm 1985) là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam. Ông nổi tiếng từ phong trào Thơ mới với tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió.
Ông tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cha là ông Ngô Xuân Thọ và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp.
Xuân Diệu đã lập gia đình riêng một lần với Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Diệp nhưng hai người đã ly dị và họ không có con chung[2]. Sau khi ly dị ông sống độc thân cho đến lúc mất vào năm 1985.
Phạm Huy Thông (1916-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21446
22/12/2014 10:39
Phạm Huy Thông (1916–1988) là nhà thơ, nhà giáo, và nhà khoa học xã hội Việt Nam.
Phạm Huy Thông là hậu duệ thế hệ thứ 24 của Phạm Ngũ Lão, và là thế hệ thứ 48 của thượng thủy tổ Phạm Tu. Quê gốc của Phạm Huy Thông ở làng Đào Xá, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
Phạm Huy Thông sinh ngày 22 tháng 11 năm 1916 tại Hà Nội trong một gia đình làm nghề kinh doanh lớn, có tinh thần dân tộc [1].
Ông mất vào ngày 21 tháng 6 năm 1988 tại Hà Nội.[2]
Hiển thị 141 - 150 tin trong 2286 kết quả