xv. Nhà Mạc (1527 - 1592)
1. Ngoại-giao và nội-chính của Mạc-Đăng-Dung
Mạc rầy rõ mặt tiếm-cường,
Thăng-long truyền nước, Nghi-dương dựng nhà.
Dỗ người lấy vẻ vinh-hoa,
Nhưng lòng trung-nghĩa ai mà sá theo.
Cầu phong sai sứ Bắc-triều,
Dâng vàng, nộp đất nhiều điều dối Minh.
Lê-thần có kẻ trung-trinh,
Trịnh-Ngung sang đến Bắc-đình tỏ kêu.
Minh tham lễ hậu của nhiều,
Phụ tình trung-nghĩa, quên điều thị-phi.
Đăng-Dung thỏa chước gian-khi,
Tuổi cao rồi lại truyền về Đăng-Doanh.
Mã giang đầu xướng nghĩa-thanh,
Gần xa đâu chẳng nức tình cần-vương.
Được thua mấy trận chiến-trường.
Nghìn-thu tiết-nghĩa đá vàng lưu-danh.
2. Nguyễn-Kim khởi-nghĩa phù Lê
Cành Lê có độ tái-vinh,
Xui nên tá-mệnh trời sinh thánh-hiền.
Đức vua Triệu-tổ ta lên,
Cất quân phù-nghĩa giúp nền trung-hưng,
Sầm-châu ỷ thế nguồn rừng,
Mười năm khai-thác mấy từng nước non,
Dù khi đỉnh-tộ suy mòn,
Cương-trù chưa nát vẫn còn tôn Lê.
Trang-tông lưu-lạc tìm về,
Chia binh Thúy đả, mở cờ Ai-lao.
Lôi-dương một trận binh giao,
Phá tan nghịch đảng tiến vào Nghệ-an
Cỏ hoa mừng rước xe loan,
Thổ-hào ứng nghĩa dân-gian nức lòng,
Tây-đô quét sạch bụi hồng,
Dặm-tràng thẳng trỏ ngọn đòng tràng-khu
Hẹn ngày vào tới Đông-đô,
Một hai thu-phục cơ-đồ thủa xưa.
Độc sao hàng-tướng tiến dưa!
Trước dinh Ngũ-trượng bỗng mờ tướng-tinh.
3. Trịnh-Kiểm tiến quân ra Bắc
Tiếc thay công-nghiệp thùy-thành,
Dể cho Trịnh-Kiểm thay mình thống quân
Sáu năm vừa hội hanh-truân,
Đỉnh-hồ đâu đã đến tuần mây che.
Trung-tông nhờ cậy dư-uy,
Mạc-thần mấy kẻ cũng về hiệu-trung.
Biện-dinh quân mạnh, tướng hùng,
Bốn phương hào kiệt nức lòng y-quang.
Đông-kinh trỏ ngọn việt vàng,
Phúc-Nguyên Mạc-chúa chạy sang Kim-thành.
Thần-phù thuyền-giã lênh-đênh,
Lại còn Kính-Điển đeo tình quấy trêu.
Quan-binh theo ngọn thủy-triều,
Duyên-giang một trận, nước bèo chảy tan.
Anh-tông nối nghiệp gian-nan,
Tây-đô một giải giang-san cõi nhà.
Mạc vào xâm-nhiễu Thanh-hoa,
Thái-sư Trịnh-Kiểm lại ra tiễu-bình.
4. Nguyễn-Hoàng vào Hóa-Châu
Hóa-châu có đất biên-thành,
Bốn bề sơn-hải trời dành kim-thang.
Trịnh-công tâu với Lê-hoàng,
Chọn người ra giữ một phương thành dài.
Bản triều Thái-tổ hùng-tài,
Gióng cờ ra trấn cõi ngoài từ đây.
Việt-mao khi đã đến tay,
Hoành-sơn một giải mới gây cơ-đồ.
5. Trịnh Mạc phân-tranh
Mặt trong đành đã khỏi lo,
Trịnh-công chuyên ý trì-khu cõi ngoài.
Quận Gia, quận Định mấy người,
Hưng, Tuyên binh-hợp các nơi thêm dầy.
Mạc dần suy yếu từ nay,
Vận Lê xem đã đến ngày trùng-hanh.
Đem quân về giữ Tây-kinh,
Bể Thanh lại lặng tăm kình như không.
Nhân khi Mậu-Hợp ấu-trùng,
Mở đường Phố-cát, qua sông Bồ-đề.
Mạc vào, quân lại rút về,
Mạc lui, quân lại bốn bề kéo ra.
Tuyết-sương trăm trận xông-pha,
Trịnh-Công vì nước cũng đà cần-lao.
6. Trịnh-Tùng chấp chính
Tuổi già vừa giải tiết-mao,
Con là Trịnh-Cối lại vào đổng-nhung.
Kiêu-hoang quen thói con dòng,
Binh quyền lại để Trịnh-Tùng thay anh,
Cối, Tùng một gốc đôi cành,
Vinh-khô đã khác, ân-tình cũng khuê,
Anh em mâu-thuẫn hai bề,
Thừa cơ Mạc lại kéo về nội-xâm.
Mạc lui, Tùng mới manh-tâm,
Ngoài trương thanh-thế, trong cầm quyền-cương.
Lại mưu tàn-hại trung-lương,
Vàng đưa ngoài cửa, búa trương dưới màn.
Tạ-tình phụ tấm niềm-đan,
Đem Lê-Cập-Đệ giết oan nỡ nào!
Bằng không nổi trận ba-đào,
Để cho xa-giá chạy vào Nghệ-an.
Giá-điền vừa mới hồi-loan,
Lôi-dương đã nổi tiếng oan giữa vời.
Thế-tông con thứ nối đời,
Trịnh-Tùng phù-lập cùng loài giả-danh.
7. Trịnh-Tùng diệt Mạc
Cõi ngoài giặc Mạc tung-hoành,
Bắc-hà cát-cứ mấy thành nhân-dân.
Giáng uy nhờ có lôi-thần,
Nhân khi Mậu-hợp đến tuần thiên-tru
Mạc-thần mấy kẻ vũ-phu,
Sao mai lác-đác, lá thu rụng-rời.
Xuất binh vừa gặp cơ trời,
Đường ghềnh len-lỏi ra ngoài Thiên-quan.
Tràng-khu một lối duyên-san,
Huyện-châu gió lướt, Tràng-an lửa nồng.
Bỏ thành, Mạc chạy qua sông,
Đuổi sang Phượng-nhỡn đường cùng mới thôi,
Kể từ Ngụy Mạc tiếm ngôi,
Năm đời truyền kế sáu mươi năm chầy.
Trần-ai quét sạch từ rày,
Về kinh ban yến, tiệc bầy thưởng công.
Hoàng Ngọc Phách (1896-1973) - Tiểu sử và sự nghiệp
Lượt xem: 20705
22/12/2014 10:44
Nhà văn Hoàng Ngọc Phách, (1896 - 1973) là tác giả tiểu thuyết Tố tâm, được đánh giá là một trong những tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Việt Nam, tác phẩm đã được giáo sư Michele Sullivan và Emmanuel Lê Ốc Mạch dịch sang tiếng Pháp.
Đặng Thai Mai (1902-1984) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23463
22/12/2014 10:44
Đặng Thai Mai (1902-1984), còn được biết đến dưới tên gọi Đặng Thái Mai và những bút danh Thanh Tuyền, Thanh Bình. Ông là giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam; và nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam.
Nguyễn Công Hoan (1903-1977) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22493
22/12/2014 10:43
Nguyễn Công Hoan (6 tháng 3 năm 1903 tại Hưng Yên - 6 tháng 6 năm 1977 tại Hà Nội) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam.
Nguyễn Công Hoan quê ở làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Ông sinh trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế. Trong gia đình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối và những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích tầng lớp quan lại. Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách văn chương của ông sau này.
Thế Lữ (1907-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21701
22/12/2014 10:43
Thế Lữ (6 tháng 10 năm 1907 – 3 tháng 6 năm 1989) là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934). Trở thành thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn kể từ khi mới thành lập (1934), ông hầu hết hoạt động sáng tác văn chương trong thời gian là thành viên của nhóm, đồng thời cũng đảm nhận vai trò một nhà báo, nhà phê bình, biên tập viên mẫn cán của các tờ báo Phong hóa và Ngày nay.
Hoài Thanh (1909-1982) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 18922
22/12/2014 10:43
Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.
Nguyễn Tuân (1910-1987) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 29592
22/12/2014 10:42
Nguyễn Tuân (10 tháng 7 năm 1910 – 28 tháng 7 năm 1987) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Sách giáo khoa hiện hành xếp ông vào một trong 9 tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt. Hà Nội có một con đường mang tên ông.
Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.[1][2] Ông trưởng thành trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào năm 1987, để lại một sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc đáo và tài hoa
Tú Mỡ (1900-1976) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23143
22/12/2014 10:42
Tú Mỡ[1], tên thật: Hồ Trọng Hiếu (1900-1976), là một nhà thơ trào phúng Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu văn học, thì với gần nửa thế kỷ cầm bút bền bỉ, ông đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của thơ ca[2], đặc biệt về mặt thơ trào phúng, thời nào ông cũng là bậc thầy.[3]
Thanh Tịnh (1911-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 37102
22/12/2014 10:42
Thanh Tịnh (1911-1988), tên thật là Trần Văn Ninh (6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh), là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Các bút danh khác của ông là: Thinh Không, Pathé (trước 1945), Thanh Thanh, Trinh Thuần (sau 1945).
Ông sinh ngày 12 tháng 12 năm 1911[1] tại xóm Gia Lạc,ven sông Hương, ngoại ô Huế.
Thanh Tịnh mất ngày 17 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội. Hiện phần mộ ông đặt tại núi Thiên Thai phía Tây thành phố Huế.
Vũ Trọng Phụng (1912-1939) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 18949
22/12/2014 10:42
Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20.
Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912, quê ở làng Hảo (nay là thị trấn Bần Yên Nhân), huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhưng ông lớn lên và mất tại Hà Nội.
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939, khi mới 27 tuổi, để lại gia đình còn bà nội, mẹ đẻ, vợ và người con gái chưa đầy 1 tuổi tên là Vũ Mỹ Hằng[13].
Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21389
22/12/2014 10:41
Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) là một nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của những tiểu thuyết lịch sử, vở kịch lớn như: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Bắc Sơn, Sống mãi với thủ đô.
Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912 trong một gia đình nho giáo ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội.
Nguyễn Huy Tưởng mất ngày 25 tháng 7 năm 1960 tại Hà Nội.
Hiển thị 131 - 140 tin trong 2286 kết quả