Thơ

xix. Nhà Nguyễn Tây-Sơn (1787 - 1802)

1. Quân Tây-sơn ra Bắc lần thứ hai

Bốn phương lại động khói lang,
Ngụy-Tây riêng mặt bá-vương một trời,
Nhạc, Qui-Nhơn; Lữ, Đồng-nai;
Quảng-Nam, Nguyễn-Huệ; trong ngoài chia nhau.
Nhân cơ lại dấy qua-mâu,
Văn-Nhâm vâng lệnh quân-phù kéo ra.
Qua Nghệ-an, đến Thanh-hoa,
Thổ-sơn giáp trận Trinh-hà áp binh.
Giặc ra đến đất Ninh-bình,
Chỉnh đem hai vạn tinh-binh quyết-liều.
Một đêm thuyền trái buồm xiêu,
Vì con sơ-suất, đền điều thua công.

2. Lê-Chiêu-Thống chạy dài

Văn-Nhậm kéo đến Thăng-long,
Lê-Hoàng thảng-thốt qua sông Nhị-hà.
Bắc-ninh cũng đất dân nhà.
Bạc thay Cảnh-Thước sao mà bất-nhân!
Nỡ nào quên nghĩa cố-quân
Đóng thành không rước, sai quân cướp đường.
Ngự-bào cũng nhuộm mầu sương,
Nguyệt-giang, Mục-thị nhiều đường gian-nguy.
Tây-binh thừa-thế cùng-truy,
Cha con Nguyễn-Chỉnh một kỳ trận-vong.
Bắt phu canh giữ bên sông,
Kìa Dương-Đình-Tuấn cũng mong phù-trì.
Chước đâu phản-gián mới kỳ,
Để cho xa-giá chạy về Chí-linh.
Vội-vàng chưa định hành-dinh,
Mà Đinh-Tích-Nhưỡng nỡ tình đuổi theo!
Giải vây lại có thổ-hào,
Lũ Hoàng-Xuân-Tú cũng đều cần-vương,
Thừa-dư vừa đến Thủy-đường,
Kẻ về tấu-tiệp, người sang đầu-thành.
Bỗng đâu thuyền bạt vào Thanh,
Nước non man-mác, quân-tình ngẩn-ngơ.

3. Nguyễn-Huệ đặt chức Giám quốc ở Bắc-hà

Văn-Nhâm tự ấy lại giờ,
Vỗ-về sĩ-tốt, đợi chờ chúa-công.
Huệ sao tàn-nhẫn cam lòng,
Một gươm nỡ quyết chẳng dong tướng-thần.
Mới đòi hào-mục xa gần,
Xem nhân-tình có mười phần thuận khộng?
Nguyễn Huy-Trạc cũng hào-hùng,
Một thang tiết-nghĩa quyết lòng quyên-sinh.
Biết thiên-hạ chẳng thuận-tình,
Lập người giám-quốc đem binh lại về.

4. Quân nhà Thanh sang nước ta

Lê-Hoàng truân-kiển nhiều bề,
Mẹ con cách-trở biết về nơi đâu?
Thái-từ lạc tới Long-châu,
Thổ-quan dò hỏi tình-đầu thủy-chung.
Cứ lời đạt đến Quảng-đông,
Gặp Tôn Sĩ-Nghị cũng lòng mục-lân,
Một phong biểu tấu chín lần,
Càn-long có ý ân-cần vì Lê.
Đền rồng ban ấn tử-nê,
Đem quân bốn tỉnh trao về một tay.
Nam quan thẳng lối đường may,
Tắt qua trấn Lạng, sang ngay sông Cầu.
Tập-công phá trại Nội-hầu,
Theo đường Kinh-bắc, tới đầu Nhị-giang.
Rượu trâu đâu đã sẵn sàng,
Vua Lê mừng thấy đón đàng khao binh.
Tôn-công quân lệnh túc-thanh,
Tơ hào chẳng phạm, tấm thành cũng phu
Qua sông mới bắc cầu phù,
Tây-luông quân đóng, Đông-đô ngự vào.
Quốc-vương sẵn ấn tay trao,
Truy-tùy thưởng kẻ công-lao nhọc nhằn.

5. Triều-đình thời Lê-mạt

Bao nhiêu hào-kiệt xa gần,
Đua nhau đều đến cửa quân đầu-thầm
Xưa sao vắng-vẻ hơi tăm!
Rầy sao hiệp-lực đồng-tâm lắm người!
Viêm-lương mới tỏ thói đời.
Dạ trong đã chán, mặt ngoài cũng khinh.
Song mà ỷ thế nhà Thanh.
Thờ-ơ với kẻ nước mình mặc ai!
Cơ-mưu những chắc lưng người.
Để cho đất nước trong ngoài mất trông!

6. Quang-Trung đại-phá quân Thanh

Quân Thanh đã được Thăng-long,
Một hai rằng thế là xong việc mình.
Dùng-dằng chẳng chịu tiến binh,
Nhác đường phòng-thủ, mống tình đãi-hoang.
Ngụy Tây nghe biết sơ-phòng,
Giả điều tạ-tội, quyết đường cất quân.
Dặm tràng nào có ai ngăn,
Thừa hư tiến bức đến gần Thăng-long.
Trực-khu đến lũy Nam-đồng,
Quan Thanh dẫu mấy anh-hùng mà đang?
Vua Lê khi ấy vội-vàng,
Cùng Tôn-Sĩ-Nghị sang đàng Bắc-kinh.
Qua sông lại sợ truy-binh,
Phù-kiều chém dứt, quân mình thác oan.

7. Cuộc lưu-vong của Lê-Chiêu-thống

Ngẩn-ngơ đến ải Lạng-sơn,
Theo sau còn có quân-quan mấy người.
Cầm tay Sĩ-Nghị than giài,
Vì mình kiển-bộ nên người luống công,
Nhẽ đâu lại giám bận lòng,
Xin về đất cũ để mong tái-đồ.
Tôn-công cũng có tiên-trù,
Đã dâng một biểu xin cầu viện-binh.
Quế-lâm còn tạm trú mình,
Bỗng đâu nghe chiếu nhà Thanh triệu về.
Phụng-sai có sứ hộ-tùy,
Sự đâu lại gặp những bề trở-nan.
Sứ-thần là Phúc-Khang-An,
Đã e xa cách, tại toan dối lừa.
Dần-dà ngày tháng thoi đưa,
Lê-hoàng luống những đợi chờ Yên-kinh.
Tấc-gang khôn tỏ sự tình,
Dẽ xem xon Tạo giúp mình hay không?
Từ khi tam-phẩm gia-phong,
Mới hay Thanh-đế cam lòng thế thôi!
Lỡ-làng đến bước xa-xôi,
Nhưng trong đạo chúa nghĩa tôi chẳng dời.
Lê-Hân, Lê-Quýnh mấy người,
Như-Tòng, Ích-Hiểu cũng lời thệ-minh,
Tòng-vong đều kẻ trung-trinh,
Mã-đồng khen cũng có tình tôn quân.
Vua Lê phút lánh cõi trần,
Non sông cách diễn mấy lần xa xa,
Bình Tây nhờ Thánh-triều ta,
Kẻ gần an chốn, người xa tìm về,
Sang Thanh mấy kẻ theo Lê,
Còn ai cũng động lòng quê ngậm-ngùi.
Vận Lê đến thế là thôi,
Ba trăm sáu chục năm rồi còn chi?

8. Tổng kết

Mới hay có thịnh, có suy,
Hang sâu, núi cả có khi đổi dời.
Trước sau tính lại trăm đời,
Có trời, có đất, có người chủ-trương.
Khai-tiên là họ Hồng-Bàng,
Thụy thay, Triệu đổi thường thường suy-di,
Rồi ra hợp hợp chia chia,
Trải Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê mấy đời,
Thiếu chi chuyện vãn đầy vơi!
Hiếm điều đắc-thất, hiếm người thị-phi!
Lại còn nhiều việc tín-nghi,
Sự muôn năm cũ chép ghi rành-rành.
Bút son vâng mệnh đan-đình,
Gác lê lần giở sử xanh muôn đời.
Chuyện xưa theo sách diễn lời,
Phải chăng xin đã gương Trời rạng soi.

Đại Nam Quốc Sử diền ca
Lê Ngô Cát & Phạm Đình Toái

Các tác phẩm khác

Hoa hải đường Lượt xem: 44079
07/01/2015 18:47
Phe phẩy màu xuân ngọn gió đông
Bên thềm sương ngát, ánh trăng lồng
Canh khuya những sợ rồi hoa ngủ
Khêu ngọn đèn cao ngắm vẻ hồng.

Cái bát xinh xinh Lượt xem: 32682
07/01/2015 18:45
Mẹ cha công tác
Nhà máy Bát Tràng
Mang về cho bé
Cái bát xinh xinh

Quên & Nhớ Lượt xem: 38614
07/01/2015 18:43
Tuyết ở bên trời không có em
Cả chút mưa bay quá yếu mềm
Cả cánh đồng trăng màu lục nhạt
Như chỉ mơ hồ... nhớ để quên.

Không đề Lượt xem: 30968
07/01/2015 18:42
Em cũng giống như cơn mưa, như trận gió lúc sang hè
Làm thức tỉnh hồn tôi nhiều biến động
Tôi im lặng, bàng hoàng khi được sống
Một ngày vui không dễ nói ra lời

Hữu Loan (1916 -2010) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22821
07/01/2015 17:38
Hữu Loan (2 tháng 4 năm 1916 - 18 tháng 3 năm 2010) là một nhà thơ Việt Nam, đồng niên với nhà thơ Xuân Diệu. Quê ông tại xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan; Bút danh: Hữu Loan [2]; sinh ngày 2 tháng 4 năm 1916 (theo lý lịch, còn có thông tin ông sinh năm 1914)[3] tại quê ở làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Ông từ trần vào lúc 19h00 ngày 18 tháng 3 năm 2010 tại quê nhà, hưởng thọ 95 tuổi (tuổi mụ hay còn gọi là tuổi âm).

Trần Tuấn Khải (1895 –1983) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21883
07/01/2015 17:31
Trần Tuấn Khải (4 tháng 11 năm 1895 – 7 tháng 3 năm 1983) là một nhà thơ Việt Nam, nổi danh từ thời tiền chiến. Các bút danh của ông là: Á Nam (thường dùng), Đông Minh, Đông Á Thị, Tiểu Hoa Nhân, Lâm Tuyền Khách, Giang Hồ Khách, Lôi Hoàng Cư Sĩ.
Trần Tuấn Khải người làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông giữ chức cố vấn Hội Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh từ 1975 cho đến khi mất vì bệnh già tại cư xá Trần Quốc Toản (cư xá Liautey của Pháp), hưởng thọ 88 tuổi (1983).

Tô Thức tên gọi Tô Đông Pha (1037-1101) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22818
07/01/2015 17:25
Tô Thức (Chữ Hán: 苏轼, 8/1/1037–24/8/1101), tự Tử Chiêm, một tự khác là Hòa Trọng, hiệu Đông Pha cư sĩ nên còn gọi là Tô Đông Pha, là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc thời Tống. Ông được mệnh danh là một trong Bát đại gia Đường Tống.
Ông sinh ra tại Mi Sơn, Mi Châu, nay là địa cấp thị Mi Sơn, tỉnh Tứ Xuyên. Ông nội Đông Pha tên là Tô Tự, cha ông là Tô Tuân (蘇洵, tự là Minh Doãn, 1009-1066), mẹ ông họ Trình (?-1057) và em trai là Tô Triệt (蘇轍, tự là Tử Do, 1039-1112). Ba cha con ông đều là những nhà thơ có tiếng.

Thanh Tùng (1935 - ...) - Tiểu sử và sự nghiệp Lượt xem: 23564
07/01/2015 17:14
Thanh Tùng (sinh ngày 7 tháng 11 năm 1935-), tên thật là Doãn Tùng (con cụ Doãn An), sinh tại Mỹ Lộc, Nam Định, nhưng trưởng thành tại thành phố Hải Phòng. Các bài thơ nổi tiếng của ông đều viết về thành phố Hoa phượng đỏ.
Là nhà thơ Việt Nam, tác giả của bài thơ Thời hoa đỏ đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc thành bài hát nổi tiếng cùng tên.

Tạ Tỵ (1921-2004) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23444
07/01/2015 17:08
Tạ Tỵ (1921 - 2004), tên thật là Tạ Văn Tỵ; là một họa sĩ và còn là một nhà thơ, nhà văn Việt Nam.
Ông sinh ngày 3 tháng 5 năm 1921 (tức ngày 26 tháng 3 năm Tân Dậu) tại Hà Nội. Nhưng trong giấy khai sinh của ông lại ghi là ngày 24 tháng 9 năm 1922, vì khai muộn mất một năm.
Vào 10 giờ sáng 24 tháng 8 năm 2004 (mùng 9 tháng 7 năm Giáp Thân), Tạ Tỵ đã từ trần tại nhà riêng số 18/8 đường Phan Văn Trị, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, sau một cơn bệnh kéo dài do tuổi già, hưởng thọ 83 tuổi.

Quách Tấn (1910-1992) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23892
07/01/2015 17:00
Quách Tấn (1910-1992), tự là Đăng Đạo, hiệu Trường Xuyên, các tiểu hiệu là Định Phong, Cổ Bàn Nhân, Thi Nại Thị, Lão giữ vườn; là một nhà thơ Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Chế Lan Viên được người đương thời ở Bình Định gọi là Bàn thành tứ hữu, nghĩa là Bốn người bạn ở thành Đồ Bàn.
Ông sinh ngày 23 tháng 11 năm Kỷ Dậu (tức ngày 4 tháng 1 năm 1910, nhưng giấy khai sinh thì ghi là ngày 1 tháng 1 năm 1910) tại thôn Trường Định, huyện Bình Khê (nay là xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn) tỉnh Bình Định.
1987, ông lâm cảnh mù lòa rồi mất ngày 21 tháng 12 năm 1992 tại Nha Trang, hưởng thọ 82 tuổi.

Hiển thị 51 - 60 tin trong 2282 kết quả