Thơ

xix. Nhà Nguyễn Tây-Sơn (1787 - 1802)

1. Quân Tây-sơn ra Bắc lần thứ hai

Bốn phương lại động khói lang,
Ngụy-Tây riêng mặt bá-vương một trời,
Nhạc, Qui-Nhơn; Lữ, Đồng-nai;
Quảng-Nam, Nguyễn-Huệ; trong ngoài chia nhau.
Nhân cơ lại dấy qua-mâu,
Văn-Nhâm vâng lệnh quân-phù kéo ra.
Qua Nghệ-an, đến Thanh-hoa,
Thổ-sơn giáp trận Trinh-hà áp binh.
Giặc ra đến đất Ninh-bình,
Chỉnh đem hai vạn tinh-binh quyết-liều.
Một đêm thuyền trái buồm xiêu,
Vì con sơ-suất, đền điều thua công.

2. Lê-Chiêu-Thống chạy dài

Văn-Nhậm kéo đến Thăng-long,
Lê-Hoàng thảng-thốt qua sông Nhị-hà.
Bắc-ninh cũng đất dân nhà.
Bạc thay Cảnh-Thước sao mà bất-nhân!
Nỡ nào quên nghĩa cố-quân
Đóng thành không rước, sai quân cướp đường.
Ngự-bào cũng nhuộm mầu sương,
Nguyệt-giang, Mục-thị nhiều đường gian-nguy.
Tây-binh thừa-thế cùng-truy,
Cha con Nguyễn-Chỉnh một kỳ trận-vong.
Bắt phu canh giữ bên sông,
Kìa Dương-Đình-Tuấn cũng mong phù-trì.
Chước đâu phản-gián mới kỳ,
Để cho xa-giá chạy về Chí-linh.
Vội-vàng chưa định hành-dinh,
Mà Đinh-Tích-Nhưỡng nỡ tình đuổi theo!
Giải vây lại có thổ-hào,
Lũ Hoàng-Xuân-Tú cũng đều cần-vương,
Thừa-dư vừa đến Thủy-đường,
Kẻ về tấu-tiệp, người sang đầu-thành.
Bỗng đâu thuyền bạt vào Thanh,
Nước non man-mác, quân-tình ngẩn-ngơ.

3. Nguyễn-Huệ đặt chức Giám quốc ở Bắc-hà

Văn-Nhâm tự ấy lại giờ,
Vỗ-về sĩ-tốt, đợi chờ chúa-công.
Huệ sao tàn-nhẫn cam lòng,
Một gươm nỡ quyết chẳng dong tướng-thần.
Mới đòi hào-mục xa gần,
Xem nhân-tình có mười phần thuận khộng?
Nguyễn Huy-Trạc cũng hào-hùng,
Một thang tiết-nghĩa quyết lòng quyên-sinh.
Biết thiên-hạ chẳng thuận-tình,
Lập người giám-quốc đem binh lại về.

4. Quân nhà Thanh sang nước ta

Lê-Hoàng truân-kiển nhiều bề,
Mẹ con cách-trở biết về nơi đâu?
Thái-từ lạc tới Long-châu,
Thổ-quan dò hỏi tình-đầu thủy-chung.
Cứ lời đạt đến Quảng-đông,
Gặp Tôn Sĩ-Nghị cũng lòng mục-lân,
Một phong biểu tấu chín lần,
Càn-long có ý ân-cần vì Lê.
Đền rồng ban ấn tử-nê,
Đem quân bốn tỉnh trao về một tay.
Nam quan thẳng lối đường may,
Tắt qua trấn Lạng, sang ngay sông Cầu.
Tập-công phá trại Nội-hầu,
Theo đường Kinh-bắc, tới đầu Nhị-giang.
Rượu trâu đâu đã sẵn sàng,
Vua Lê mừng thấy đón đàng khao binh.
Tôn-công quân lệnh túc-thanh,
Tơ hào chẳng phạm, tấm thành cũng phu
Qua sông mới bắc cầu phù,
Tây-luông quân đóng, Đông-đô ngự vào.
Quốc-vương sẵn ấn tay trao,
Truy-tùy thưởng kẻ công-lao nhọc nhằn.

5. Triều-đình thời Lê-mạt

Bao nhiêu hào-kiệt xa gần,
Đua nhau đều đến cửa quân đầu-thầm
Xưa sao vắng-vẻ hơi tăm!
Rầy sao hiệp-lực đồng-tâm lắm người!
Viêm-lương mới tỏ thói đời.
Dạ trong đã chán, mặt ngoài cũng khinh.
Song mà ỷ thế nhà Thanh.
Thờ-ơ với kẻ nước mình mặc ai!
Cơ-mưu những chắc lưng người.
Để cho đất nước trong ngoài mất trông!

6. Quang-Trung đại-phá quân Thanh

Quân Thanh đã được Thăng-long,
Một hai rằng thế là xong việc mình.
Dùng-dằng chẳng chịu tiến binh,
Nhác đường phòng-thủ, mống tình đãi-hoang.
Ngụy Tây nghe biết sơ-phòng,
Giả điều tạ-tội, quyết đường cất quân.
Dặm tràng nào có ai ngăn,
Thừa hư tiến bức đến gần Thăng-long.
Trực-khu đến lũy Nam-đồng,
Quan Thanh dẫu mấy anh-hùng mà đang?
Vua Lê khi ấy vội-vàng,
Cùng Tôn-Sĩ-Nghị sang đàng Bắc-kinh.
Qua sông lại sợ truy-binh,
Phù-kiều chém dứt, quân mình thác oan.

7. Cuộc lưu-vong của Lê-Chiêu-thống

Ngẩn-ngơ đến ải Lạng-sơn,
Theo sau còn có quân-quan mấy người.
Cầm tay Sĩ-Nghị than giài,
Vì mình kiển-bộ nên người luống công,
Nhẽ đâu lại giám bận lòng,
Xin về đất cũ để mong tái-đồ.
Tôn-công cũng có tiên-trù,
Đã dâng một biểu xin cầu viện-binh.
Quế-lâm còn tạm trú mình,
Bỗng đâu nghe chiếu nhà Thanh triệu về.
Phụng-sai có sứ hộ-tùy,
Sự đâu lại gặp những bề trở-nan.
Sứ-thần là Phúc-Khang-An,
Đã e xa cách, tại toan dối lừa.
Dần-dà ngày tháng thoi đưa,
Lê-hoàng luống những đợi chờ Yên-kinh.
Tấc-gang khôn tỏ sự tình,
Dẽ xem xon Tạo giúp mình hay không?
Từ khi tam-phẩm gia-phong,
Mới hay Thanh-đế cam lòng thế thôi!
Lỡ-làng đến bước xa-xôi,
Nhưng trong đạo chúa nghĩa tôi chẳng dời.
Lê-Hân, Lê-Quýnh mấy người,
Như-Tòng, Ích-Hiểu cũng lời thệ-minh,
Tòng-vong đều kẻ trung-trinh,
Mã-đồng khen cũng có tình tôn quân.
Vua Lê phút lánh cõi trần,
Non sông cách diễn mấy lần xa xa,
Bình Tây nhờ Thánh-triều ta,
Kẻ gần an chốn, người xa tìm về,
Sang Thanh mấy kẻ theo Lê,
Còn ai cũng động lòng quê ngậm-ngùi.
Vận Lê đến thế là thôi,
Ba trăm sáu chục năm rồi còn chi?

8. Tổng kết

Mới hay có thịnh, có suy,
Hang sâu, núi cả có khi đổi dời.
Trước sau tính lại trăm đời,
Có trời, có đất, có người chủ-trương.
Khai-tiên là họ Hồng-Bàng,
Thụy thay, Triệu đổi thường thường suy-di,
Rồi ra hợp hợp chia chia,
Trải Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê mấy đời,
Thiếu chi chuyện vãn đầy vơi!
Hiếm điều đắc-thất, hiếm người thị-phi!
Lại còn nhiều việc tín-nghi,
Sự muôn năm cũ chép ghi rành-rành.
Bút son vâng mệnh đan-đình,
Gác lê lần giở sử xanh muôn đời.
Chuyện xưa theo sách diễn lời,
Phải chăng xin đã gương Trời rạng soi.

Đại Nam Quốc Sử diền ca
Lê Ngô Cát & Phạm Đình Toái

Các tác phẩm khác

Nguyễn Công Trứ (1778-1858) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 31104
27/12/2014 14:15
Nguyễn Công Trứ (chữ Hán: 阮公著, 1778 – 1858), tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn, là một nhà quân sự, một nhà kinh tế và một nhà thơ lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam cận đại.
Nguyễn Công Trứ con quan Đức Ngạn hầu Nguyễn Công Tấn, quê ở làng Uy Viễn, nay là xã Xuân Giang huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Mai Đình (1917- 1999) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 20809
27/12/2014 14:13
Nữ sĩ Mai Đình (1917-1999), tên thật là Lê Thị Mai, nguyên quán Nông Cống tỉnh Thanh Hoá. Mai Đình sinh trưởng trong một gia đình khá giả, phụ thân là một tuỳ viên làm việc ở Toà sứ Phan Thiết. Là một cô gái có học, biết tiếng Pháp, làm thơ (có một số bài đã đăng báo).
Ngày 16/10/1999 nữ sĩ Mai Đình từ giã cõi đời nhẹ nhàng như một bài thơ, hưởng thọ 83 tuổi, tại nhà riêng số 225/14, đường Xô Viết - Nghệ Tĩnh, TP Hồ Chí Minh. Nhắc đến Mai Đình người ta liên tưởng đến nhà thơ Hàn Mạc Tử, người mà nữ sĩ vẫn luôn yêu thương bằng trái tim chân thành và nóng bỏng.

Luân Tâm (1944 -...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22517
27/12/2014 14:11
Luân Tâm tên thật Phan Văn Tám, đôi khi ký Minh Tâm, Sinh năm 1944 tại Bến Tre, Học sinh trường Trung Học Công Lập Bến Tre, Trung Học Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho
Định cư tại Hoa Kỳ với vợ và 3 con từ cuối năm 1994.

Lâm Thị Mỹ Dạ (1949 -...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 20853
27/12/2014 14:11
Lâm Thị Mỹ Dạ (sinh ngày 18 tháng 9 năm 1949), là một nhà thơ nữ Việt nam, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Lâm Thị Mỹ Dạ sinh tại quê: huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Hiện bà đang sống tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Chồng bà, Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng là một nhà văn, nhà thơ có tiếng ở Việt nam.

Huyền Minh (1969 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22417
27/12/2014 14:09
Nhà thơ Huyền Minh, là cử nhân Văn hoá, sinh ngày 09/11/1969. Hiện là Phó Trưởng phòng Biên tập - Xuất bản kiêm Thư ký toà soạn Tạp chí Văn nghệ Hà Giang.
Huyền Minh vốn gốc gác miền xuôi nhưng sinh ra và lớn lên ở Hà Giang nên chị rất hiểu núi non, sông suối, cỏ cây và con người Hà Giang.

Huy Cận (1919-2005) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 34870
27/12/2014 14:08
Huy Cận (1919 – 2005), tên khai sinh là Cù Huy Cận; là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới. Ông là bạn tâm giao của Xuân Diệu, một nhà thơ nổi tiếng khác của Việt Nam.
Huy Cận sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919, trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân dưới chân núi Mồng Gà, bên bờ sông Ngàn Sâu (thượng nguồn sông La) ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn sau đó thuộc huyện Đức Thọ (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Ngày sinh hiện nay là do ông cậu của ông khai khi vào học ở Huế, còn ngày sinh chính xác là ngày 29 tháng Chạp năm Bính Thìn (dương lịch là ngày 22 tháng 1 năm 1917)[1].
Huy Cận mất ngày 19 tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội.[5]

Hữu Thỉnh (1942 -...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 26711
27/12/2014 14:07
Hữu Thỉnh (sinh 15/2/1942), tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh, bút danh Vũ Hữu, là một nhà thơ Việt Nam. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1976, Hữu Thỉnh hiện là chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (3 nhiệm kỳ liên tiếp) đồng thời kiêm nhiệm Tổng biên tập Báo Văn nghệ.

Giang Nam (1929 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 20957
27/12/2014 14:06
Giang Nam (sinh 2 tháng 2 năm 1929) là một nhà thơ Việt Nam, được biết nhiều là tác giả bài thơ Quê hương.
Giang Nam tên thật là Nguyễn Sung, quê quán xã Ninh Bình, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
Hiện ông nghỉ hưu và sống ở Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ngoài thơ Giang Nam còn sáng tác văn xuôi chủ yếu là truyện, truyện ngắn.

Đồng Đức Bốn (1948-2006) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 18695
27/12/2014 14:03
Nhà thơ Đồng Đức Bốn (30 tháng 3, 1948 - 14 tháng 2, 2006)
Nhà thơ Đồng Đức Bốn được sinh ra trong một gia đình lao động nghèo ở ngoại ô Hải Phòng.
Là một nhà thơ, Đồng Đức Bốn có nhiều đóng góp quan trọng trong thể loại thơ lục bát. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nhận xét về thơ của ông là trong khoảng 80 bài thơ, có khoảng 15 bài thơ cực hay, tài tử vô địch.
Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Ông mất ngày 14 tháng 2 năm 2006 tại nhà riêng ở thôn Song Mai, xã An Hồng, huyện An Hải, Hải Phòng khi ông 58 tuổi bởi bệnh ung thư phổi.

Đỗ Trung Quân (1955-....) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21059
27/12/2014 14:02
Đỗ Trung Quân (sinh 19 tháng 1 năm 1955) là một nhà thơ Việt Nam. Nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc và được nhiều người yêu thích như Quê hương, Phượng hồng... Ông còn được biết đến với nhiều nghề "tay trái" khác như MC cho những chương trình ca nhạc của bạn bè ông hay làm diễn viên cho một số phim truyền hình.

Hiển thị 101 - 110 tin trong 2282 kết quả