xi. Nhà Trần (Thời kỳ thịnh trị: 1226 - 1340)
1. Những việc cải cách đầu tiên
Đông-A tỏ mặt vừng hồng,
Thái-tông cải hiệu Kiến-trung rõ-ràng.
Trần-Thừa là Thái thượng-hoàng,
Chuyên quyền thính-đoán , gồm đường kinh-luân.
Soạn làm thông chế lễ-văn ,
Thuế điền đã định, số dân cũng-tường.
Tướng-thần mới đặt bình-chương ,
Huyện châu sai kẻ khoa-trường trị dân,
Bạ-đầu thi kẻ lại-nhân.
Hiệu-quân Tứ-thánh, Tứ-thần mới chia.
Hà phòng rày mới có đê,
Trăm quan áo mạo, dù xe thêm tường.
Việc ngoài đánh dẹp bốn phương,
Phó cho Thủ-Độ chuyên đường trị dân.
2. Văn-học và võ-công
Thượng-hoàng phút đã từ-trần,
Thái-tông tuổi mới đến tuần mười hai.
Cao-minh đã có tư trời ,
Lại thêm Thủ-Độ vẽ vời khôn-ngoan.
Sùng-văn , tô tượng Khổng, Nhan ,
Dựng nhà Quốc-học , đặt quan Giám-thần ,
Bảy năm một hội-thanh-vân ,
Anh-tài náo-nức dần dần mới ra.
Trạng-nguyên, bảng-nhỡn, thám-hoa,
Kẻ kinh, người trại cũng là tài danh
Lại thi thái-học chư-sinh,
Lại thi tam-giáo chia rành ba khoa.
Thân-chinh trỏ ngọn thiên-qua ,
Chiêm nam, Nguyên bắc đều là dẹp tan.
3. Phong-tục đời Trần
Vì ai, đạt gánh giang-san?
Mà đem cố chúa gia oan nỡ nào!
Chiêu-hoàng duyên trước làm sao?
Gả đi bán lại , coi vào khó nghe!
Phép nhà chẳng sửa buồng the,
Vợ anh sao nỡ đem về hậu-cung
Bởi ai đầu mở hôn-phong,
Khiến nên một đạo khuê-phòng thẹn riêng!
Thuần-bôn dong thói ngửa-nghiêng,
Họ-đương lấy lẫn nào kiêng sợ gì.
Thiên-Thành công-chúa vu-quy,
Sao Trần Quốc-Tuấn cướp đi cho đành?
Sính-nghi đem tiến thiên-đình
Thụy-bà lăng-líu, Trung-Thành ngẩn-gơ:
Dị-đoan mê-hoặc khôn chừa,
Chùa tô phật-tượng, đình thờ Thích-ca.
Tin lời phong-thủy khi tà,
Đào sông đục núi cũng là nhọc thay!
Lễ đâu yến-ẩm quá say,
Đội mo rót rượu, dan tay vui cười.
Ba mươi năm chán cuộc đời,
Truyền cho con nối, ra ngoài Bắc-cung.
4. Đức-độ và chánh-trị của Trần-Thánh-tông
Thánh-tông hiếu-hữu một dòng,
Sớm hôm chầu chực, mát nồng thảnh-thơi.
Anh em đệm cả gối dài,
Sân trong yến-lạc , cõi ngoài ấm-phong.
Một thiên truyền thụ phép lòng,
Di-mưu cho kẻ nối dòng ngày sau.
Văn-nho khuya sớm giảng-cầu,
Kẻ tu sử-ký, người chầu kinh-diên.
Bề ngoài nghiêm việc phòng biên,
Kén quân đoàn-luyện tập thuyền Cửu-sa.
5. Trần-Hưng-Đạo phá Mông-Cổ
Trao-truyền theo lối phép nhà,
Nhân-tông hùng-lược lại là tài hơn,
Rợ Nguyên quen thói tham-tàn,
Quân năm mươi vạn, những toan tranh-hành,
Sắc sai Hưng-Đạo tổng binh,
Với Trần-Quang-Khải các dinh tiến vào.
Chương-dương một trận phong-đào,
Kìa ai cướp giáo, ra vào có công?
Hàm-quan một trận ruổi giong,
Kìa ai bắt giặc, uy-phong còn truyền?
Giặc Nguyên còn muốn báo đền,
Mượn đường hộ-tống binh thuyền lại sang.
Xương bày trắng đất, máu màng đỏ sông.
Trần Hưng-Đạo đã anh-hùng,
Mà Trần-Nhật-Duật kể công cũng nhiều.
Hoài-Văn tuổi trẻ trí cao,
Cờ đề sáu chữ quyết vào lập công.
Trần-Bình-Trọng cũng là trung,
Đành làm Nam-quỷ, không lòng Bắc-vương.
Khuyển-ưng còn nghĩa đá vàng,
Yết-Kiêu, Dã-Tượng hai chàng cũng ghê!
Mà trong ngọc-diệp kim-chi,
Lũ Trần-Ích-Tắc sao đi đầu hàng?
Nhân khi biến-cố vội-vàng,
Kẻ trung người nịnh đôi dàng tỏ ra,
Trùng-hưng đem lại sơn-hà,
Đã hay thiên-tướng cũng là tài sinh.
Nước nhà khi ấy thanh-bình,
Truyền ngôi thái-tử, lánh mình Ngọa-vân.
6. Anh-tông và Minh-tông
Anh-Tông nối giữ nghiệp Trần,
Trong tu văn-đức, ngoài cần vũ-công.
Có châm để dạy Đông-cung.
Thủy-vân có tập vui cùng bút nghiên.
Ví không mến phật, say thiền,
Cũng nên một đứng vua hiền Đông-A.
Quyện-cần rồi lại xuất-gía,
Minh-tông kế-thống cũng là hiền-vương.
Mười lăm năm giữ phép thường,
Rạng nền nếp cũ, mở giường-mối sau.
Tiếc không biện-biệt ngư-châu
Để cho tà-nịnh ở đầu giai-ban.
Khắc-Chung thêm dệt lời gian,
Quốc-Chân mắc phải tiếng oan thiệt mình.
7. Việc đánh dẹp về đời Hiến-tông
Hiến-tông làm máy lung-linh,
Nghiêm xem tinh-độ vận-hành không sai.
Thạch-đê mới đắp đường dài,
Nước sông thuận lối về ngoài biển Đông.
Thừa bình lại hiếu vũ-công,
Đà-giang xa-mã, Nam-nhung tinh-kỳ
Cổ-quăng mấy kẻ truy-tùy,
Nhữ-Hài, Chiêu-Nghĩa đều về thủy-cung
Kiềm-châu có đá kỷ công,
Oán dày vẻ triện, sầu đông ngấn rều.
Tú Xương (1870 - 1907) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 27686
22/12/2014 10:45
Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương(陳濟昌), tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Tên bố mẹ đặt cho lúc đầu là Trần Duy Uyên. Ông sinh ngày 5 tháng 9 năm 1870 (tức ngày 10 tháng 8 năm Canh Ngọ), ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (sau đổi thành phố Hàng Nâu, hiện nay là phố Minh Khai, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định). Ông mất ngày 29 tháng 1 năm 1907.[1]
Tản Đà (1889-1939) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 28238
22/12/2014 10:45
Tản Đà (chữ Hán: 傘沱, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1889 - mất ngày 7 tháng 6 năm 1939[1]) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu (阮克孝), là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, quê hương ông.
Ngô Tất Tố (1894-1954) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 30106
22/12/2014 10:44
Ngô Tất Tố (1894 – 20 tháng 4 năm 1954) là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học và nhà nghiên cứu có ảnh hưởng ở Việt Nam giai đoạn trước 1954.
Ngô Tất Tố sinh năm 1893 mất năm 1954 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội).
Khái Hưng (1896-1947) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22748
22/12/2014 10:44
Khái Hưng (1896 - 1947) là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng. Cùng với Nhất Linh, ông là cây bút chính của Tự Lực Văn Đoàn.
Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Giư. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Giư.
Ông sinh năm 1896, xuất thân trong một gia đình quan lại ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng. Một số tài liệu ghi ông sinh năm 1897.[1]. Thân phụ ông giữ chức Tuần phủ. Cha vợ ông là Lê Văn Đinh cũng giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh. Em ruột ông là nhà văn Trần Tiêu.
Khái Hưng mất năm 1947.
Hoàng Ngọc Phách (1896-1973) - Tiểu sử và sự nghiệp
Lượt xem: 20660
22/12/2014 10:44
Nhà văn Hoàng Ngọc Phách, (1896 - 1973) là tác giả tiểu thuyết Tố tâm, được đánh giá là một trong những tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Việt Nam, tác phẩm đã được giáo sư Michele Sullivan và Emmanuel Lê Ốc Mạch dịch sang tiếng Pháp.
Đặng Thai Mai (1902-1984) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23418
22/12/2014 10:44
Đặng Thai Mai (1902-1984), còn được biết đến dưới tên gọi Đặng Thái Mai và những bút danh Thanh Tuyền, Thanh Bình. Ông là giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam; và nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam.
Nguyễn Công Hoan (1903-1977) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22442
22/12/2014 10:43
Nguyễn Công Hoan (6 tháng 3 năm 1903 tại Hưng Yên - 6 tháng 6 năm 1977 tại Hà Nội) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam.
Nguyễn Công Hoan quê ở làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Ông sinh trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế. Trong gia đình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối và những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích tầng lớp quan lại. Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách văn chương của ông sau này.
Thế Lữ (1907-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21642
22/12/2014 10:43
Thế Lữ (6 tháng 10 năm 1907 – 3 tháng 6 năm 1989) là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934). Trở thành thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn kể từ khi mới thành lập (1934), ông hầu hết hoạt động sáng tác văn chương trong thời gian là thành viên của nhóm, đồng thời cũng đảm nhận vai trò một nhà báo, nhà phê bình, biên tập viên mẫn cán của các tờ báo Phong hóa và Ngày nay.
Hoài Thanh (1909-1982) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 18873
22/12/2014 10:43
Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.
Nguyễn Tuân (1910-1987) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 29554
22/12/2014 10:42
Nguyễn Tuân (10 tháng 7 năm 1910 – 28 tháng 7 năm 1987) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Sách giáo khoa hiện hành xếp ông vào một trong 9 tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt. Hà Nội có một con đường mang tên ông.
Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.[1][2] Ông trưởng thành trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào năm 1987, để lại một sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc đáo và tài hoa
Hiển thị 131 - 140 tin trong 2290 kết quả