xi. Nhà Trần (Thời kỳ thịnh trị: 1226 - 1340)
1. Những việc cải cách đầu tiên
Đông-A tỏ mặt vừng hồng,
Thái-tông cải hiệu Kiến-trung rõ-ràng.
Trần-Thừa là Thái thượng-hoàng,
Chuyên quyền thính-đoán , gồm đường kinh-luân.
Soạn làm thông chế lễ-văn ,
Thuế điền đã định, số dân cũng-tường.
Tướng-thần mới đặt bình-chương ,
Huyện châu sai kẻ khoa-trường trị dân,
Bạ-đầu thi kẻ lại-nhân.
Hiệu-quân Tứ-thánh, Tứ-thần mới chia.
Hà phòng rày mới có đê,
Trăm quan áo mạo, dù xe thêm tường.
Việc ngoài đánh dẹp bốn phương,
Phó cho Thủ-Độ chuyên đường trị dân.
2. Văn-học và võ-công
Thượng-hoàng phút đã từ-trần,
Thái-tông tuổi mới đến tuần mười hai.
Cao-minh đã có tư trời ,
Lại thêm Thủ-Độ vẽ vời khôn-ngoan.
Sùng-văn , tô tượng Khổng, Nhan ,
Dựng nhà Quốc-học , đặt quan Giám-thần ,
Bảy năm một hội-thanh-vân ,
Anh-tài náo-nức dần dần mới ra.
Trạng-nguyên, bảng-nhỡn, thám-hoa,
Kẻ kinh, người trại cũng là tài danh
Lại thi thái-học chư-sinh,
Lại thi tam-giáo chia rành ba khoa.
Thân-chinh trỏ ngọn thiên-qua ,
Chiêm nam, Nguyên bắc đều là dẹp tan.
3. Phong-tục đời Trần
Vì ai, đạt gánh giang-san?
Mà đem cố chúa gia oan nỡ nào!
Chiêu-hoàng duyên trước làm sao?
Gả đi bán lại , coi vào khó nghe!
Phép nhà chẳng sửa buồng the,
Vợ anh sao nỡ đem về hậu-cung
Bởi ai đầu mở hôn-phong,
Khiến nên một đạo khuê-phòng thẹn riêng!
Thuần-bôn dong thói ngửa-nghiêng,
Họ-đương lấy lẫn nào kiêng sợ gì.
Thiên-Thành công-chúa vu-quy,
Sao Trần Quốc-Tuấn cướp đi cho đành?
Sính-nghi đem tiến thiên-đình
Thụy-bà lăng-líu, Trung-Thành ngẩn-gơ:
Dị-đoan mê-hoặc khôn chừa,
Chùa tô phật-tượng, đình thờ Thích-ca.
Tin lời phong-thủy khi tà,
Đào sông đục núi cũng là nhọc thay!
Lễ đâu yến-ẩm quá say,
Đội mo rót rượu, dan tay vui cười.
Ba mươi năm chán cuộc đời,
Truyền cho con nối, ra ngoài Bắc-cung.
4. Đức-độ và chánh-trị của Trần-Thánh-tông
Thánh-tông hiếu-hữu một dòng,
Sớm hôm chầu chực, mát nồng thảnh-thơi.
Anh em đệm cả gối dài,
Sân trong yến-lạc , cõi ngoài ấm-phong.
Một thiên truyền thụ phép lòng,
Di-mưu cho kẻ nối dòng ngày sau.
Văn-nho khuya sớm giảng-cầu,
Kẻ tu sử-ký, người chầu kinh-diên.
Bề ngoài nghiêm việc phòng biên,
Kén quân đoàn-luyện tập thuyền Cửu-sa.
5. Trần-Hưng-Đạo phá Mông-Cổ
Trao-truyền theo lối phép nhà,
Nhân-tông hùng-lược lại là tài hơn,
Rợ Nguyên quen thói tham-tàn,
Quân năm mươi vạn, những toan tranh-hành,
Sắc sai Hưng-Đạo tổng binh,
Với Trần-Quang-Khải các dinh tiến vào.
Chương-dương một trận phong-đào,
Kìa ai cướp giáo, ra vào có công?
Hàm-quan một trận ruổi giong,
Kìa ai bắt giặc, uy-phong còn truyền?
Giặc Nguyên còn muốn báo đền,
Mượn đường hộ-tống binh thuyền lại sang.
Xương bày trắng đất, máu màng đỏ sông.
Trần Hưng-Đạo đã anh-hùng,
Mà Trần-Nhật-Duật kể công cũng nhiều.
Hoài-Văn tuổi trẻ trí cao,
Cờ đề sáu chữ quyết vào lập công.
Trần-Bình-Trọng cũng là trung,
Đành làm Nam-quỷ, không lòng Bắc-vương.
Khuyển-ưng còn nghĩa đá vàng,
Yết-Kiêu, Dã-Tượng hai chàng cũng ghê!
Mà trong ngọc-diệp kim-chi,
Lũ Trần-Ích-Tắc sao đi đầu hàng?
Nhân khi biến-cố vội-vàng,
Kẻ trung người nịnh đôi dàng tỏ ra,
Trùng-hưng đem lại sơn-hà,
Đã hay thiên-tướng cũng là tài sinh.
Nước nhà khi ấy thanh-bình,
Truyền ngôi thái-tử, lánh mình Ngọa-vân.
6. Anh-tông và Minh-tông
Anh-Tông nối giữ nghiệp Trần,
Trong tu văn-đức, ngoài cần vũ-công.
Có châm để dạy Đông-cung.
Thủy-vân có tập vui cùng bút nghiên.
Ví không mến phật, say thiền,
Cũng nên một đứng vua hiền Đông-A.
Quyện-cần rồi lại xuất-gía,
Minh-tông kế-thống cũng là hiền-vương.
Mười lăm năm giữ phép thường,
Rạng nền nếp cũ, mở giường-mối sau.
Tiếc không biện-biệt ngư-châu
Để cho tà-nịnh ở đầu giai-ban.
Khắc-Chung thêm dệt lời gian,
Quốc-Chân mắc phải tiếng oan thiệt mình.
7. Việc đánh dẹp về đời Hiến-tông
Hiến-tông làm máy lung-linh,
Nghiêm xem tinh-độ vận-hành không sai.
Thạch-đê mới đắp đường dài,
Nước sông thuận lối về ngoài biển Đông.
Thừa bình lại hiếu vũ-công,
Đà-giang xa-mã, Nam-nhung tinh-kỳ
Cổ-quăng mấy kẻ truy-tùy,
Nhữ-Hài, Chiêu-Nghĩa đều về thủy-cung
Kiềm-châu có đá kỷ công,
Oán dày vẻ triện, sầu đông ngấn rều.
Luân Tâm (1944 -...) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22514
27/12/2014 14:11
Luân Tâm tên thật Phan Văn Tám, đôi khi ký Minh Tâm, Sinh năm 1944 tại Bến Tre, Học sinh trường Trung Học Công Lập Bến Tre, Trung Học Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho
Định cư tại Hoa Kỳ với vợ và 3 con từ cuối năm 1994.
Lâm Thị Mỹ Dạ (1949 -...) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 20847
27/12/2014 14:11
Lâm Thị Mỹ Dạ (sinh ngày 18 tháng 9 năm 1949), là một nhà thơ nữ Việt nam, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Lâm Thị Mỹ Dạ sinh tại quê: huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Hiện bà đang sống tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Chồng bà, Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng là một nhà văn, nhà thơ có tiếng ở Việt nam.
Huyền Minh (1969 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22416
27/12/2014 14:09
Nhà thơ Huyền Minh, là cử nhân Văn hoá, sinh ngày 09/11/1969. Hiện là Phó Trưởng phòng Biên tập - Xuất bản kiêm Thư ký toà soạn Tạp chí Văn nghệ Hà Giang.
Huyền Minh vốn gốc gác miền xuôi nhưng sinh ra và lớn lên ở Hà Giang nên chị rất hiểu núi non, sông suối, cỏ cây và con người Hà Giang.
Huy Cận (1919-2005) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 34861
27/12/2014 14:08
Huy Cận (1919 – 2005), tên khai sinh là Cù Huy Cận; là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới. Ông là bạn tâm giao của Xuân Diệu, một nhà thơ nổi tiếng khác của Việt Nam.
Huy Cận sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919, trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân dưới chân núi Mồng Gà, bên bờ sông Ngàn Sâu (thượng nguồn sông La) ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn sau đó thuộc huyện Đức Thọ (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Ngày sinh hiện nay là do ông cậu của ông khai khi vào học ở Huế, còn ngày sinh chính xác là ngày 29 tháng Chạp năm Bính Thìn (dương lịch là ngày 22 tháng 1 năm 1917)[1].
Huy Cận mất ngày 19 tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội.[5]
Hữu Thỉnh (1942 -...) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 26702
27/12/2014 14:07
Hữu Thỉnh (sinh 15/2/1942), tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh, bút danh Vũ Hữu, là một nhà thơ Việt Nam. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1976, Hữu Thỉnh hiện là chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (3 nhiệm kỳ liên tiếp) đồng thời kiêm nhiệm Tổng biên tập Báo Văn nghệ.
Giang Nam (1929 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 20955
27/12/2014 14:06
Giang Nam (sinh 2 tháng 2 năm 1929) là một nhà thơ Việt Nam, được biết nhiều là tác giả bài thơ Quê hương.
Giang Nam tên thật là Nguyễn Sung, quê quán xã Ninh Bình, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
Hiện ông nghỉ hưu và sống ở Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ngoài thơ Giang Nam còn sáng tác văn xuôi chủ yếu là truyện, truyện ngắn.
Đồng Đức Bốn (1948-2006) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 18689
27/12/2014 14:03
Nhà thơ Đồng Đức Bốn (30 tháng 3, 1948 - 14 tháng 2, 2006)
Nhà thơ Đồng Đức Bốn được sinh ra trong một gia đình lao động nghèo ở ngoại ô Hải Phòng.
Là một nhà thơ, Đồng Đức Bốn có nhiều đóng góp quan trọng trong thể loại thơ lục bát. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nhận xét về thơ của ông là trong khoảng 80 bài thơ, có khoảng 15 bài thơ cực hay, tài tử vô địch.
Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Ông mất ngày 14 tháng 2 năm 2006 tại nhà riêng ở thôn Song Mai, xã An Hồng, huyện An Hải, Hải Phòng khi ông 58 tuổi bởi bệnh ung thư phổi.
Đỗ Trung Quân (1955-....) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21042
27/12/2014 14:02
Đỗ Trung Quân (sinh 19 tháng 1 năm 1955) là một nhà thơ Việt Nam. Nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc và được nhiều người yêu thích như Quê hương, Phượng hồng... Ông còn được biết đến với nhiều nghề "tay trái" khác như MC cho những chương trình ca nhạc của bạn bè ông hay làm diễn viên cho một số phim truyền hình.
Đặng Trần Côn (sinh khoảng 1710 đến 1720 - mất khoảng 1745) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 37046
27/12/2014 14:01
Đặng Trần Côn (鄧陳琨) là tác giả của Chinh phụ ngâm, kiệt tác văn học viết bằng chữ Hán của Việt Nam.
Tiểu sử của Đặng Trần Côn cho đến nay biết được còn rất ít. Kể cả năm sinh năm mất cũng không biết chính xác. Các nhà nghiên cứu ước đoán ông sinh vào khoảng năm 1710 đến 1720, mất khoảng 1745, sống vào thời Lê trung hưng.
Đặng Trần Côn quê ở làng Nhân Mục (còn gọi làng Mọc), huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Cao Thoại Châu (1939...) -Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 18389
27/12/2014 14:00
Cao Thoại Châu tên thật là Cao Ðình Vưu, sinh năm 1939 tại Giao Thuỷ, Nam Ðịnh, di cư vào Nam năm 1954. Bút hiệu của ông được ghép từ chữ Thoại là chữ lót trong tên của người bạn gái gốc Hoa và chữ Châu trong tên tỉnh Châu Đốc mà thành. Ông còn có các bút danh khác là Tiểu Nhã, Hư Trúc.
Hiện nay nhà thơ đã nghỉ hưu, ông tiếp tục sống và sáng tác tại Long An.
Hiển thị 111 - 120 tin trong 2290 kết quả