Đại Nam quốc sử diễn ca - VII. Nền đô-hộ của nhà Đương (603-905) - Lê Ngô Cát & Phạm Đình Toái - Thơ
vii. Nền đô-hộ của nhà Đương (603 - 905)
1. An-nam đô-hộ-phủ
Quan Tùy lại có Khâu-Hòa,
Đem dâng đồ-tịch nước ta về Đường.
An-nam mới lại canh-trương,
Đặt Đô-hộ phủ theo đường Trung-Hoa.
Mười hai châu lại chia ra:
Giao, Phong, Lục, Ái, Chi, Nga, Diễn, Tràng.
Vũ-an, Phúc-Lộ, Hoan, Thang,
Cơ-mi các bộ man hoang ở ngoài.
2. Mai-Thúc-Loan khởi-nghĩa
Quan Đường lắm kẻ tham tài,
Binh dân hàm oán, trong ngoài hợp mưu.
Mai-Thúc-Loan ở Hoan-Châu,
Quân ba mươi vạn ruổi vào ải xa.
Hiệu cờ Hắc-đế mở ra,
Cũng toan quét sạch sơn-hà một phương.
Đường sai Tư-Húc tiếp sang,
Hợp cùng Sở-Khách hai đàng giáp-công.
Vận đời còn chửa hanh thông.
Nước non để giận anh hùng nghìn thu.
3. Giặc Đồ-Bà
Trấn-nam lại đổi tên châu,
Một đời canh-cải trước sau mấy kỳ.
Xa khơi ngoài chốn biên thùy,
Đồ-bà giặc mọi đua bề phân-tranh.
Bá-Nghi hợp với Chính-Bình,
Dẹp đoàn tiểu-khấu, xây thành Đại-La.
4. Phùng-Hưng khởi nghĩa
Xiết bao phú trọng, chính hà,
Sinh dân sầu khổ ai là xót chăng?
Đường-lâm mới có Phùng-Hưng,
Đã tài kiêu-dũng, lại lưng phú-hào.
Cõi Tây nổi việc cung đao,
Đô-quân tôn hiệu, Tản-Thao hiệp tình.
Đem quân thẳng đến vây thành,
Đại-La thế bức, Chính-Bình hồn tiêu.
Nhân phủ-trị mở ngôi triều,
Phong-châu một giải nhiếp-điều mấy niên.
Đế-hương phút trở xe biền,
Đại vương Bố-Cái tiếng truyền muôn thu.
Phùng-An con nối thơ ngu,
Nghe quan nhu-viễn bầy mưu hàng Đường.
5. Chuyện Lý-Ông-Trọng
Kể từ đô-hộ Triệu-Xương,
Thành La xây lại vững vàng hơn xưa.
Thuyền chơi qua bến sông Từ,
Giấc nồng đâu bỗng tình cờ lạ sao.
Thấy người hai trượng dài cao,
Bàn kinh, giảng truyện khác nào văn-nhân.
Cùng nhau như gửi tâm thần,
Tỉnh ra mới rõ nguyên căn tỏ tường.
Lý-Ông-Trọng ở Thụy-hương,
Người đời vua Thục mà sang thi Tần.
Hiếu-liêm nhẹ bước thanh-vân,
Làm quan hiệu-úy đem quân ngữ Hồ .
Uy-danh đã khiếp Hung-nô,
Người về Nam quốc, hình-đồ Bắc phương.
Hàm-dương đúc tượng người vàng,
Uy-thừa còn giúp Tần-hoàng phục xa.
Hương thơm cổ miếu tà tà,
Từ nay tu-lý mới là phong-quang.
6. Quan-lại nhà Đường
Triệu công tuổi tác về Đường,
Quý-Nguyên, Bùi-Thái tranh quyền với nhau.
Triều-đình kén kẻ trị-châu,
Triệu công vâng mệnh xe thiều, lại sang.
Bản-kiều vừa nhận dấu sương,
Bến hồng đã định, khói lang cũng tàn.
Trương-Đan thay chức phiên-hàn,
Tập nghề thủy-chiến, tạo thuyền đồng-mông.
Đại-la mới đắp lũy vòng,
Ái, Hoan thành cũ đều cùng tái-tu.
Quan tham ai chẳng oán thù,
Kìa như Tượng-Cổ sư-đồ bạn-ly.
Quan hiền ai chẳng úy uy,
Kìa như Mả-Tổng man-di đầu hàng.
Nguyên-Gia dời phủ Tô-giang,
Đến năm Bảo-lịch dời sang Tống bình.
Giao-châu binh mã tung-hoành,
Thăng-Triều đã dẹp, Dương-Thanh lại nồng.
Kìa ai tôn-trở chiết-xung,
Mã-công tên Thực anh hùng kém chi.
Tiết-thanh cảm vật mới kỳ,
Dưới dòng Hợp-phố châu đi cũng về.
Kiềm-châu xa ruỗi mã-đề,
Hồng bay còn dấu tuyết-nê chưa mòn.
Nhũng quan lại gặp Vũ-Hồn,
Thành-lâu lửa cháy, dinh đồn quân reo.
Đoàn công vâng mệnh Đường triều.
Trước xe phủ dụ, giặc nào chẳng tan.
Thôi trung thổ, lại ngoại man,
Châu-Nhai, Nguyên-Hựu sai quan mấy lần.
Nho môn có kẻ tướng thần,
Họ Vương tên Thức kinh-luân gồm tài.
Thành môn nghiêm nghị trong ngoài,
Trồng cây trúc mộc, tập bài cung đao.
Châu dân đều thấm ân cao,
Chiêm-thành, Chân-lạp cũng vào hiệu cung.
7. Giặc Nam-Chiếu
Xe thiều vừa trở về Đông,
Giặc Man thừa khích ruổi giong cõi ngoài.
Vương-Khoan, Lý-Hộ phi tài,
Đường sai Thái-Lập lĩnh bài Giao-Châu.
Biên thư mấy bức về tâu,
Kẻ xin lưu-thú, người cầu bãi binh.
Ghen công vi hoặc, Thái-Kinh,
Thờ ơ để việc biên tình mặc ai.
Tiếc thay muôn dặm thành dài,
Cô quân nên nỗi thiệt tài chiết xung.
Ngu-Hầu tiếp chiến bên sông,
Quyết liều một trận đều cùng quyên sinh.
Vua Đường tuyên chỉ triệt binh,
Bỏ hàm Đô-hộ, đặt hành Giao-Châu.
Trấn, đồn, cửa bể, đâu đâu,
Tống-Nhung, Thừa-Huấn hợp nhau một đường.
Dùng dằng nào dám tiến sang,
Tám ngàn quân bỏ cương tràng sạch không.
Dối tâu lại muốn cầu công,
Rồi ra sự phát đều cùng nghị lưu.
8. Cao-Biền dẹp Nam-Chiếu
Cao-Biền là tướng lạc điêu,
Tài danh sớm đã dự vào giản-tri.
Quân phù vâng lệnh chỉ-huy,
Tiệp-thư sai một tiểu-ty về chầu.
Gia quan cho lĩnh tiết mao,
Đặt quân Tĩnh-hải biên vào bản chương.
Một châu hùng cứ xưng vương,
Thành La rộng mở, kim thang vững bền.
Tuần hành trải khắp sơn xuyên,
Đào Thiên-uy cảng, thông thuyền vãng lai.
Chín năm khép mở ra tài,
Thành trì truyền dấu, miếu đài ghi công.
Rồi khi trở ngựa Hán trung,
Cao-Tầm là cháu nối dòng xưng phiên.
Họ Tăng, tên Cổn cũng hiền,
Giao-Châu di-ký còn truyền một chương.
Thế Lữ (1907-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21661
22/12/2014 10:43
Thế Lữ (6 tháng 10 năm 1907 – 3 tháng 6 năm 1989) là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934). Trở thành thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn kể từ khi mới thành lập (1934), ông hầu hết hoạt động sáng tác văn chương trong thời gian là thành viên của nhóm, đồng thời cũng đảm nhận vai trò một nhà báo, nhà phê bình, biên tập viên mẫn cán của các tờ báo Phong hóa và Ngày nay.
Hoài Thanh (1909-1982) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 18894
22/12/2014 10:43
Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.
Nguyễn Tuân (1910-1987) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 29565
22/12/2014 10:42
Nguyễn Tuân (10 tháng 7 năm 1910 – 28 tháng 7 năm 1987) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Sách giáo khoa hiện hành xếp ông vào một trong 9 tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt. Hà Nội có một con đường mang tên ông.
Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.[1][2] Ông trưởng thành trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào năm 1987, để lại một sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc đáo và tài hoa
Tú Mỡ (1900-1976) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23118
22/12/2014 10:42
Tú Mỡ[1], tên thật: Hồ Trọng Hiếu (1900-1976), là một nhà thơ trào phúng Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu văn học, thì với gần nửa thế kỷ cầm bút bền bỉ, ông đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của thơ ca[2], đặc biệt về mặt thơ trào phúng, thời nào ông cũng là bậc thầy.[3]
Thanh Tịnh (1911-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 37075
22/12/2014 10:42
Thanh Tịnh (1911-1988), tên thật là Trần Văn Ninh (6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh), là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Các bút danh khác của ông là: Thinh Không, Pathé (trước 1945), Thanh Thanh, Trinh Thuần (sau 1945).
Ông sinh ngày 12 tháng 12 năm 1911[1] tại xóm Gia Lạc,ven sông Hương, ngoại ô Huế.
Thanh Tịnh mất ngày 17 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội. Hiện phần mộ ông đặt tại núi Thiên Thai phía Tây thành phố Huế.
Vũ Trọng Phụng (1912-1939) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 18922
22/12/2014 10:42
Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20.
Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912, quê ở làng Hảo (nay là thị trấn Bần Yên Nhân), huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhưng ông lớn lên và mất tại Hà Nội.
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939, khi mới 27 tuổi, để lại gia đình còn bà nội, mẹ đẻ, vợ và người con gái chưa đầy 1 tuổi tên là Vũ Mỹ Hằng[13].
Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21346
22/12/2014 10:41
Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) là một nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của những tiểu thuyết lịch sử, vở kịch lớn như: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Bắc Sơn, Sống mãi với thủ đô.
Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912 trong một gia đình nho giáo ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội.
Nguyễn Huy Tưởng mất ngày 25 tháng 7 năm 1960 tại Hà Nội.
Hàn Mạc Tử (1912-1940) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 26147
22/12/2014 10:41
Hàn Mặc Tử hay Hàn Mạc Tử (tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh 22 tháng 9, 1912 – mất 11 tháng 11, 1940) là một nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam, là người khởi xướng ra Trường thơ Loạn.[1]
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình; lớn lên ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong một gia đình theo đạo Công giáo, ông được rửa tội tại Nhà thờ Tam Tòa với tên thánh là Phanxicô.
Ông bỏ tất cả quay về Quy Nhơn vào nhà thương Quy Hòa (20 tháng 9 năm 1940) mang số bệnh nhân 1.134 và từ trần vào lúc 5 giờ 45 phút rạng sáng 11 tháng 11 năm 1940 tại nhà thương này vì chứng bệnh kiết lỵ,[4] khi mới bước sang tuổi 28.[5].
Nguyễn Nhược Pháp (1914-1938) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 19376
22/12/2014 10:41
Nguyễn Nhược Pháp, (sinh ngày 12 tháng 12 năm 1914, mất ngày 19 tháng 11 năm 1938), là một nhà thơ Việt Nam.
Nguyễn Nhược Pháp sinh tại Hà Nội[1}. Ông mất năm 24 tuổi tại Hà nội do bệnh thương hàn.
Vũ Ngọc Phan (1902-1987) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21635
22/12/2014 10:41
Vũ Ngọc Phan (1902-1987) là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học hiện đại và văn học dân gian Việt Nam. Trong những năm đầu cầm bút, ông còn có bút danh là Chỉ Qua Thị.
Vũ Ngọc Phan sinh ngày 8 tháng 9 năm 1902 tại Hà Nội. Nguyên quán là làng Đông Lão, xã Đông Cửu, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh [1], nay thuộc Hà Nội.
Hiển thị 141 - 150 tin trong 2293 kết quả