Thơ

vii. Nền đô-hộ của nhà Đương (603 - 905)

1. An-nam đô-hộ-phủ

Quan Tùy lại có Khâu-Hòa,
Đem dâng đồ-tịch nước ta về Đường.
An-nam mới lại canh-trương,
Đặt Đô-hộ phủ theo đường Trung-Hoa.
Mười hai châu lại chia ra:
Giao, Phong, Lục, Ái, Chi, Nga, Diễn, Tràng.
Vũ-an, Phúc-Lộ, Hoan, Thang,
Cơ-mi các bộ man hoang ở ngoài.

2. Mai-Thúc-Loan khởi-nghĩa

Quan Đường lắm kẻ tham tài,
Binh dân hàm oán, trong ngoài hợp mưu.
Mai-Thúc-Loan ở Hoan-Châu,
Quân ba mươi vạn ruổi vào ải xa.
Hiệu cờ Hắc-đế mở ra,
Cũng toan quét sạch sơn-hà một phương.
Đường sai Tư-Húc tiếp sang,
Hợp cùng Sở-Khách hai đàng giáp-công.
Vận đời còn chửa hanh thông.
Nước non để giận anh hùng nghìn thu.

3. Giặc Đồ-Bà

Trấn-nam lại đổi tên châu,
Một đời canh-cải trước sau mấy kỳ.
Xa khơi ngoài chốn biên thùy,
Đồ-bà giặc mọi đua bề phân-tranh.
Bá-Nghi hợp với Chính-Bình,
Dẹp đoàn tiểu-khấu, xây thành Đại-La.

4. Phùng-Hưng khởi nghĩa

Xiết bao phú trọng, chính hà,
Sinh dân sầu khổ ai là xót chăng?
Đường-lâm mới có Phùng-Hưng,
Đã tài kiêu-dũng, lại lưng phú-hào.
Cõi Tây nổi việc cung đao,
Đô-quân tôn hiệu, Tản-Thao hiệp tình.
Đem quân thẳng đến vây thành,
Đại-La thế bức, Chính-Bình hồn tiêu.
Nhân phủ-trị mở ngôi triều,
Phong-châu một giải nhiếp-điều mấy niên.
Đế-hương phút trở xe biền,
Đại vương Bố-Cái tiếng truyền muôn thu.
Phùng-An con nối thơ ngu,
Nghe quan nhu-viễn bầy mưu hàng Đường.

5. Chuyện Lý-Ông-Trọng

Kể từ đô-hộ Triệu-Xương,
Thành La xây lại vững vàng hơn xưa.
Thuyền chơi qua bến sông Từ,
Giấc nồng đâu bỗng tình cờ lạ sao.
Thấy người hai trượng dài cao,
Bàn kinh, giảng truyện khác nào văn-nhân.
Cùng nhau như gửi tâm thần,
Tỉnh ra mới rõ nguyên căn tỏ tường.
Lý-Ông-Trọng ở Thụy-hương,
Người đời vua Thục mà sang thi Tần.
Hiếu-liêm nhẹ bước thanh-vân,
Làm quan hiệu-úy đem quân ngữ Hồ .
Uy-danh đã khiếp Hung-nô,
Người về Nam quốc, hình-đồ Bắc phương.
Hàm-dương đúc tượng người vàng,
Uy-thừa còn giúp Tần-hoàng phục xa.
Hương thơm cổ miếu tà tà,
Từ nay tu-lý mới là phong-quang.

6. Quan-lại nhà Đường

Triệu công tuổi tác về Đường,
Quý-Nguyên, Bùi-Thái tranh quyền với nhau.
Triều-đình kén kẻ trị-châu,
Triệu công vâng mệnh xe thiều, lại sang.
Bản-kiều vừa nhận dấu sương,
Bến hồng đã định, khói lang cũng tàn.
Trương-Đan thay chức phiên-hàn,
Tập nghề thủy-chiến, tạo thuyền đồng-mông.
Đại-la mới đắp lũy vòng,
Ái, Hoan thành cũ đều cùng tái-tu.
Quan tham ai chẳng oán thù,
Kìa như Tượng-Cổ sư-đồ bạn-ly.
Quan hiền ai chẳng úy uy,
Kìa như Mả-Tổng man-di đầu hàng.
Nguyên-Gia dời phủ Tô-giang,
Đến năm Bảo-lịch dời sang Tống bình.
Giao-châu binh mã tung-hoành,
Thăng-Triều đã dẹp, Dương-Thanh lại nồng.
Kìa ai tôn-trở chiết-xung,
Mã-công tên Thực anh hùng kém chi.
Tiết-thanh cảm vật mới kỳ,
Dưới dòng Hợp-phố châu đi cũng về.
Kiềm-châu xa ruỗi mã-đề,
Hồng bay còn dấu tuyết-nê chưa mòn.
Nhũng quan lại gặp Vũ-Hồn,
Thành-lâu lửa cháy, dinh đồn quân reo.
Đoàn công vâng mệnh Đường triều.
Trước xe phủ dụ, giặc nào chẳng tan.
Thôi trung thổ, lại ngoại man,
Châu-Nhai, Nguyên-Hựu sai quan mấy lần.
Nho môn có kẻ tướng thần,
Họ Vương tên Thức kinh-luân gồm tài.
Thành môn nghiêm nghị trong ngoài,
Trồng cây trúc mộc, tập bài cung đao.
Châu dân đều thấm ân cao,
Chiêm-thành, Chân-lạp cũng vào hiệu cung.

7. Giặc Nam-Chiếu

Xe thiều vừa trở về Đông,
Giặc Man thừa khích ruổi giong cõi ngoài.
Vương-Khoan, Lý-Hộ phi tài,
Đường sai Thái-Lập lĩnh bài Giao-Châu.
Biên thư mấy bức về tâu,
Kẻ xin lưu-thú, người cầu bãi binh.
Ghen công vi hoặc, Thái-Kinh,
Thờ ơ để việc biên tình mặc ai.
Tiếc thay muôn dặm thành dài,
Cô quân nên nỗi thiệt tài chiết xung.
Ngu-Hầu tiếp chiến bên sông,
Quyết liều một trận đều cùng quyên sinh.
Vua Đường tuyên chỉ triệt binh,
Bỏ hàm Đô-hộ, đặt hành Giao-Châu.
Trấn, đồn, cửa bể, đâu đâu,
Tống-Nhung, Thừa-Huấn hợp nhau một đường.
Dùng dằng nào dám tiến sang,
Tám ngàn quân bỏ cương tràng sạch không.
Dối tâu lại muốn cầu công,
Rồi ra sự phát đều cùng nghị lưu.

8. Cao-Biền dẹp Nam-Chiếu

Cao-Biền là tướng lạc điêu,
Tài danh sớm đã dự vào giản-tri.
Quân phù vâng lệnh chỉ-huy,
Tiệp-thư sai một tiểu-ty về chầu.
Gia quan cho lĩnh tiết mao,
Đặt quân Tĩnh-hải biên vào bản chương.
Một châu hùng cứ xưng vương,
Thành La rộng mở, kim thang vững bền.
Tuần hành trải khắp sơn xuyên,
Đào Thiên-uy cảng, thông thuyền vãng lai.
Chín năm khép mở ra tài,
Thành trì truyền dấu, miếu đài ghi công.
Rồi khi trở ngựa Hán trung,
Cao-Tầm là cháu nối dòng xưng phiên.
Họ Tăng, tên Cổn cũng hiền,
Giao-Châu di-ký còn truyền một chương.

Các tác phẩm khác

Đỗ Trung Quân (1955-....) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21066
27/12/2014 14:02
Đỗ Trung Quân (sinh 19 tháng 1 năm 1955) là một nhà thơ Việt Nam. Nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc và được nhiều người yêu thích như Quê hương, Phượng hồng... Ông còn được biết đến với nhiều nghề "tay trái" khác như MC cho những chương trình ca nhạc của bạn bè ông hay làm diễn viên cho một số phim truyền hình.

Đặng Trần Côn (sinh khoảng 1710 đến 1720 - mất khoảng 1745) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 37063
27/12/2014 14:01
Đặng Trần Côn (鄧陳琨) là tác giả của Chinh phụ ngâm, kiệt tác văn học viết bằng chữ Hán của Việt Nam.
Tiểu sử của Đặng Trần Côn cho đến nay biết được còn rất ít. Kể cả năm sinh năm mất cũng không biết chính xác. Các nhà nghiên cứu ước đoán ông sinh vào khoảng năm 1710 đến 1720, mất khoảng 1745, sống vào thời Lê trung hưng.
Đặng Trần Côn quê ở làng Nhân Mục (còn gọi làng Mọc), huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Cao Thoại Châu (1939...) -Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 18409
27/12/2014 14:00
Cao Thoại Châu tên thật là Cao Ðình Vưu, sinh năm 1939 tại Giao Thuỷ, Nam Ðịnh, di cư vào Nam năm 1954. Bút hiệu của ông được ghép từ chữ Thoại là chữ lót trong tên của người bạn gái gốc Hoa và chữ Châu trong tên tỉnh Châu Đốc mà thành. Ông còn có các bút danh khác là Tiểu Nhã, Hư Trúc.
Hiện nay nhà thơ đã nghỉ hưu, ông tiếp tục sống và sáng tác tại Long An.

Nguyễn Trãi (1380 - 1442) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 31040
22/12/2014 10:49
Nguyễn Trãi (阮廌), hiệu là Ức Trai (抑齋) sinh năm 1380 mất năm 1442, tại làng Chi Ngại, huyện Chí Linh (nay là thị xã, Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Ứng Long, tức Nguyễn Phi Khanh, người làng Chi Ngại, một nho sĩ hay chữ nhưng nghèo và mẹ là Trần Thị Thái, con gái thứ ba[2] của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán[3]. Ngày 19 tháng 9 năm 1442 (tức ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất), Nguyễn Trãi cùng Nguyễn Thị Lộ và gia quyến đều bị tru di tam tộc. Vị khai quốc công thần đã kết thúc cuộc đời ở tuổi 63 trong một hoàn cảnh bi phẫn và oan khuất.

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 46136
22/12/2014 10:48
Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán: 阮秉謙; 1491–1585), tên huý là Nguyễn Văn Đạt[1], tên tự là Hanh Phủ (亨甫), hiệu là Bạch Vân cư sĩ[2], được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc triều (Lê-Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam.

Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23537
22/12/2014 10:47
Đoàn Thị Điểm[1] (段氏點, 1705-1748), hiệu: Hồng Hà Nữ Sĩ(紅霞女士), là nữ sĩ Việt Nam thời Lê trung hưng. Bà là tác giả tập truyện Truyền kỳ tân phả, và là dịch giả bản Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn.
Bà là người được đánh giá là bậc nhất về sắc đẹp lẫn tài văn trong những nữ sĩ danh tiếng nhất, bên cạnh là Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan và Sương Nguyệt Anh.

Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 26293
22/12/2014 10:47
Bà Huyện Thanh Quan (chữ Hán: 婆縣清觀, 1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh; là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam[1].
Nguyễn Thị Hinh người phường Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây, Hà Nội[2]. Thân phụ là Nguyễn Lý (1755-1837), đỗ thủ khoa năm 1783, đời vua Lê Hiển Tông.

Nguyễn Du (1765 - 1820) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23134
22/12/2014 10:47
Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; Sinh năm Ất Dậu 1765– mất năm Canh Thìn 1820) tên chữ Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ (鴻山獵戶), là một nhà thơ nổi tiếng thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ông là một nhà thơ lớn của Việt Nam, được người Việt kính trọng gọi ông là "Đại thi hào dân tộc". Năm 1965, Nguyễn Du được Hội đồng hòa bình thế giới công nhận là danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỷ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm ngày sinh của ông [1][2].

Hồ Xuân Hương (1772 - 1822) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 31527
22/12/2014 10:46
Hồ Xuân Hương (chữ Hán: 胡春香) là nhà thơ Nôm nổi tiếng cuối thế kỷ 18, đầu thể kỷ 19 (1772-1822). Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam.

Lê Ngọc Hân (1770-1799) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22495
22/12/2014 10:46
Lê Ngọc Hân (chữ Hán: 黎玉忻, 1770-1799) còn gọi Ngọc Hân công chúa hay Bắc Cung Hoàng hậu (北宮皇后) là công chúa nhà Hậu Lê và hoàng hậu nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam, vợ của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ). Dân gian còn lưu truyền tên gọi bà là Bà Chúa Tiên khi bà ở Phú Xuân vì dinh phủ lập ở chùa Kim Tiên.[1]
Lê Ngọc Hân sinh ngày 27 tháng 4 năm Canh Dần (1770) tại kinh thành Thăng Long [2]. Bà là con gái thứ 9 [3] của vua Lê Hiển Tông. Mẹ bà là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, là người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn - Bắc Ninh (nay là xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội), và là con gái trưởng của ông Nguyễn Đình Giai.
Bà gượng sống đến ngày mồng 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi (4 tháng 12 năm 1799) thì mất, lúc đó mới 29 tuổi.

Hiển thị 121 - 130 tin trong 2293 kết quả