Thơ

v. Giao Châu trong thời Bắc thuộc (43 - 544)

1. Chính sách nhà Đông Hán

Trải Minh, Chương đến Hiếu, An ,
Tuần-lương đã ít, tham-tàn thiếu đâu.
Mới từ Thuận-đế về sau,
Đặt quan thứ-sử thuộc vào chức phương .
Kìa như Phàn-Diễn, Giả-Xương,
Chu-Ngu, Lưu-Tảo dung thường kể chi.
Trương-Kiều thành tín phủ-tuy ,
Chúc-Lương uy đức, man di cũng gần.
Hạ-Phương ân-trạch ngấm nhuần,
Một châu tiết-việt hai lần thừa tuyên.

2. Lý-Tiến, Lý-Cầm làm quan nhà Hán

Tuần-lương lại có Mạnh-Kiên,
Khúc ca Giả-phủ vang miền trung-châu.
Ba năm thăng trạc về chầu,
Thổ quan Lý-Tiến mới đầu Nam-nhân.
Sở kêu:" Ai chẳng vương-thần,
Sĩ-đồ chi để xa gần khác nhau?"
Tình-từ động đến thần-lưu,
Chiếu cho cống-sĩ bổ châu huyện ngoài.
Lý-Cầm chầu-chực điện-đài,
Nhân khi Nguyên-đán kêu lời xa-xôi.
Rằng:" Sao phủ-tái hẹp-hòi?
Gió mưa để một cõi ngoài < a href=" #20" >Viêm-phương " .
Tấm-thành cũng thấu quân-vương,
Trung-châu lại mới bổ sang hai người.
Nước Nam mấy kẻ nhân-tài,
Mới cùng người Hán chen vai từ rày.

3. Họ Sĩ tự-chủ

Lửa lò Viêm-Hán gần bay,
Thế chia chân vạc, nào hay cơ trời.
Tranh nhau ba nước ba nơi,
Cầm quyền sinh-sát mặc người phong-cương.
Nho-lưu lại có Sĩ-vương,
Khơi nguồn Thù-Tứ , mở đường lễ-văn.
Phong-tiêu rất mực thú-thần,
Sánh vai Đậu-Mục, chen chân Triệu-Đà.
Sĩ-Huy nối giữ tước nhà,
Dứt đường thông-hiếu, gây ra cừu-thù.
Cửa hiên phút bỗng hệ-tù,
Tiết-mao lại thuộc về Ngô từ rầy.

4. Bà Triệu-Ẩu đánh Ngô

Binh qua trải bấy nhiêu ngày,
Mới sai Lục-Dận sang thay phiên-thần.
Anh-hùng chán mặt phong trần,
Nữ-nhi lại cũng có lần cung-đao.
Cửu-chân có ả Triệu-kiều,
Vú dài ba thước tài cao muôn người.
Gặp cơn thảo-muội cơ trời,
Đem thân bồ-liễu theo loài bồng tang.
Đầu voi phất ngọn cờ vàng,
Sơn-thôn mấy cõi chiến-trường xông-pha.
Chông gai một cuộc quan-hà ,
Dù khi chiến-tử còn là hiển-linh.

5. Ngô Tấn tranh nhau Giao-Châu

Từ giờ Ngô lại tung hoành,
Đặt làm Giao, Quảng hai thành mới phân.
Tôn-Tư rồi lại Đặng-Tuân,
Lữ-Hưng, Dương-Tắc mấy lần đổi thay.
Đổng-Nguyên, Lưu-Tuấn đua tay,
Kẻ Ngô, người Tấn những ngày phân-tranh.
Đào-Hoàng nối dựng sứ-tinh,
Tân-xương, Cửu-đức, Vũ-bình lại chia.
Mười năm chuyên mặt phiên-ly,
Uy gia bốn cõi, ân thùy một châu.
Khi đi, dân đã nguyện-lưu ,
Khi già, thương khóc khác nào từ-thân.

6. Chính-sách nhà Tấn

Ngô-công nối dấu phương-trần ,
Hai mươi năm lẻ nhân-tuần cũng yên.
Dân tình cảm-kết đã bền,
Tước nhà Cố-Bật lại truyền Cố-Tham.
Dân tình khi đã chẳng kham,
Dẫu là Cố-Thọ muốn làm ai nghe.
Quận-phù lại thuộc Đào-Uy,
Rồi ra Đào-Thục, Đào-Tuy kế truyền.
Bốn đời tiết-việt cầm quyền,
Phiên-bình muôn dặm, trung hiền một môn.
Tham tàn những lũ Vương-Ôn,
Binh qua nối gót, nước non nhuộm trần.
Tấn sai đô-đốc tướng-quân,
Sĩ-Hành là kẻ danh thần chức cao.
Dẹp yên rồi lại về trào,
Uy-danh nào kém họ Đào thuở xưa.
Nguyễn-Phu tài trí có thừa,
Phá năm mươi lũy tảo-trừ giặc Man.

7. Họ Đỗ ba đời làm thứ-sử

Châu-diên lại có thổ-quan,
Đỗ-công tên Viện dẹp đoàn Cửu-chân.
Tướng-môn nối chức phiên thần,
Con là Tuệ-Độ thêm phần uy-danh.
Bổng riêng tán-cấp cùng-manh,
Cơm rau áo vải như hình kẻ quê.
Dâm-từ cấm thói ngu-mê,
Dựng nhà học-hiệu giảng bề minh-luân.
Ân-uy ra khắp xa gần,
Cửa thành đêm mở, gió xuân một trời.
Hoàng-Văn phủ-ngữ cũng tài,
Một nhà kế-tập ba đời tuần-lương.

8. Giao-châu loạn

Đến triều Lưu-Tống hưng vương,
Hòa-Chi, Nguyên-Cán sai sang hội đồng.
Đuổi Dương-Mai, giết Phù-Long,
Khải ca một khúc tấu công về trào.
Gió thu cuốn bức chinh-bào,
Y-thường một gánh, qui-thiều nhẹ không.
Từ khi vắng kẻ chiết-xung,
Tràng-Nhân, Lưu-Mục tranh hùng mấy phen.
Pháp-Thừa cũng chức tuần-tuyên,
Những chăm việc sách để quyền lại-ty.
Dưới màn có Phục-đăng-Chi,
Cướp quyền châu-mục, lộng uy triều-đình.
Tề suy, Nguyên-Khải tung hoành,
Hùng-phiên chiếm giữ cô-thành một phương.
Bắc triều đã thuộc về Lương,
Lại sai Lý Thốc chiêu hàng nẻo xa.
Giao-châu một giải sơn-hà,
Ái-Châu lại mới đặt ra từ rày.

Các tác phẩm khác

Mộng Tuyết (1914-2007) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21345
07/01/2015 10:39
Mộng Tuyết (1914-2007), tên thật Thái Thị Úc; là một nhà thơ, nhà báo Việt Nam nổi danh từ thời tiền chiến.
Các bút hiệu khác của bà là: Hà Tiên cô, Nàng Út, Bách Thảo Sương, Bân Bân nữ sĩ, Thất Tiểu Muội. Mộng Tuyết là thành viên của nhóm "Hà Tiên tứ tuyệt" gồm: Đông Hồ, Mộng Tuyết, Lư Khê và Trúc Hà.
Mộng Tuyết sinh ngày 9 tháng 1 năm 1914 ở làng Mỹ Đức, tỉnh Hà Tiên (nay thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang).
Mộng Tuyết mất ngày 1 tháng 7 năm 2007 tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang.

Lý Tử Tấn (1378-1457) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 27923
07/01/2015 10:31
Lý Tử Tấn (tới khi đứng tuổi, ông mới đổi tên là Nguyễn Tử Tấn; 1378-1457), hiệu Chuyết Am; là quan nhà Lê sơ, và là nhà thơ Việt Nam thời Lê sơ.
Lý Tử Tấn là người ở làng Triều Đông (sau đổi là Triều Liệt), huyện Thượng Phúc (nay thuộc xã Tân Minh huyện Thường Tín, Hà Nội).
Ông mất năm 1457[2], thọ 79 tuổi.

Đỗ Phủ (712–770) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 27289
06/01/2015 22:18
Đỗ Phủ (712 – 770) là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời nhà Đường.
Ông mất tại Đàm Châu 潭州 (nay là Trường Sa) vào tháng 11 hay tháng 12 năm 770, ở tuổi 59

Lý Thường Kiệt (1019-1105) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22753
06/01/2015 22:07
Lý Thường Kiệt[1] (chữ Hán: 李常傑; 1019 – 1105) là một danh tướng, một hoạn quan đời nhà Lý có công đánh bại quân nhà Tống vào năm 1075-1077.
Ông là một vị tướng nổi tiếng nằm trong danh sách 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam.
Tháng 6 năm Ất Dậu (1105), Thái úy Lý Thường Kiệt mất, thọ 87 tuổi.

Lý Bạch (701-762) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 24634
06/01/2015 21:01
Lý Bạch (tiếng Trung: 李白; bính âm: Lǐ Bái / Lǐ Bó; 701[1]- 762) là một trong những nhà thơ danh tiếng nhất thời thịnh Đường nói riêng và Trung Hoa nói chung, được hậu bối tôn làm Thi Tiên. Ông đã viết hơn cả ngàn bài thơ bất hủ.[2]
Đến năm 762, vua Đường Đại Tông lên ngôi, cho người mời Lý Bạch nhưng trên đường đi thì nghe tin ông đã qua đời rồi. Tiểu truyện

Hoàng Phủ Ngọc Tường (1937 - ...) - Tiểu sử và sự nghiệp Lượt xem: 29059
06/01/2015 20:50
Hoàng Phủ Ngọc Tường (sinh năm 1937) là một nhà văn của Việt Nam.
Ông sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937, tại thành phố Huế, nhưng quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Hoàng Cầm (1922-2010) - Tiểu sử và sự nghiệp Lượt xem: 27782
06/01/2015 20:41
Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, (sinh 22 tháng 2 năm 1922, tại xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang – mất 6 tháng 5 năm 2010 tại Hà Nội), là một nhà thơ Việt Nam.
Thời gian cuối đời ông sống tại Hà Nội và ông đã mất vào ngày 6 tháng 5 năm 2010 vì bệnh nặng.

Bùi Minh Quốc (1940 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 14791
06/01/2015 20:35
Bùi Minh Quốc (sinh ngày 3 tháng 10 năm 1940) là một nhà thơ, nhà báo, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, từng là Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ, Tổng Biên tập Tạp chí Ðất Quảng tại Quảng Nam - Ðà Nẵng, người sáng lập và là Chủ tịch đầu tiên của Hội Văn nghệ tỉnh Lâm Ðồng.[1] Ông hiện tại cũng là Phó chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, phụ trách khu vực miền Trung.

Bùi Giáng (1926-1998) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 26861
06/01/2015 20:30
Bùi Giáng (1926-1998), là nhà thơ, dịch giả và là nhà nghiên cứu văn học của Việt Nam. Các bút danh khác của ông là: Trung niên thi sĩ, Thi sĩ, Bùi Bàn Dúi, Bùi Văn Bốn, Vân Mồng...Ông nổi tiếng từ năm 1962 với tập thơ Mưa nguồn.
Bùi Giáng sinh ngày 17 tháng 12 năm 1926 tại làng Thanh Châu thuộc xã Vĩnh Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Thi sĩ Bùi Giáng mất lúc 2 giờ chiều ngày 7 tháng 10 năm 1998, sau một cơn tai biến mạch máu tại bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh, tức Sài Gòn cũ) sau những năm tháng sống "điên rồ lừng lẫy chết đi sống lại vẻ vang" (chữ của Bùi Giáng). Ông được chôn cất tại nghĩa trang Gò Dưa, quận Thủ Đức.

Bằng Việt (1941 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 25392
06/01/2015 20:23
Bằng Việt (sinh ngày 15 tháng 6 năm 1941), nguyên quán xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội, là một nhà thơ Việt Nam. Ông đã từng là Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam và đang là Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội.

Hiển thị 81 - 90 tin trong 2295 kết quả