Thơ

v. Giao Châu trong thời Bắc thuộc (43 - 544)

1. Chính sách nhà Đông Hán

Trải Minh, Chương đến Hiếu, An ,
Tuần-lương đã ít, tham-tàn thiếu đâu.
Mới từ Thuận-đế về sau,
Đặt quan thứ-sử thuộc vào chức phương .
Kìa như Phàn-Diễn, Giả-Xương,
Chu-Ngu, Lưu-Tảo dung thường kể chi.
Trương-Kiều thành tín phủ-tuy ,
Chúc-Lương uy đức, man di cũng gần.
Hạ-Phương ân-trạch ngấm nhuần,
Một châu tiết-việt hai lần thừa tuyên.

2. Lý-Tiến, Lý-Cầm làm quan nhà Hán

Tuần-lương lại có Mạnh-Kiên,
Khúc ca Giả-phủ vang miền trung-châu.
Ba năm thăng trạc về chầu,
Thổ quan Lý-Tiến mới đầu Nam-nhân.
Sở kêu:" Ai chẳng vương-thần,
Sĩ-đồ chi để xa gần khác nhau?"
Tình-từ động đến thần-lưu,
Chiếu cho cống-sĩ bổ châu huyện ngoài.
Lý-Cầm chầu-chực điện-đài,
Nhân khi Nguyên-đán kêu lời xa-xôi.
Rằng:" Sao phủ-tái hẹp-hòi?
Gió mưa để một cõi ngoài < a href=" #20" >Viêm-phương " .
Tấm-thành cũng thấu quân-vương,
Trung-châu lại mới bổ sang hai người.
Nước Nam mấy kẻ nhân-tài,
Mới cùng người Hán chen vai từ rày.

3. Họ Sĩ tự-chủ

Lửa lò Viêm-Hán gần bay,
Thế chia chân vạc, nào hay cơ trời.
Tranh nhau ba nước ba nơi,
Cầm quyền sinh-sát mặc người phong-cương.
Nho-lưu lại có Sĩ-vương,
Khơi nguồn Thù-Tứ , mở đường lễ-văn.
Phong-tiêu rất mực thú-thần,
Sánh vai Đậu-Mục, chen chân Triệu-Đà.
Sĩ-Huy nối giữ tước nhà,
Dứt đường thông-hiếu, gây ra cừu-thù.
Cửa hiên phút bỗng hệ-tù,
Tiết-mao lại thuộc về Ngô từ rầy.

4. Bà Triệu-Ẩu đánh Ngô

Binh qua trải bấy nhiêu ngày,
Mới sai Lục-Dận sang thay phiên-thần.
Anh-hùng chán mặt phong trần,
Nữ-nhi lại cũng có lần cung-đao.
Cửu-chân có ả Triệu-kiều,
Vú dài ba thước tài cao muôn người.
Gặp cơn thảo-muội cơ trời,
Đem thân bồ-liễu theo loài bồng tang.
Đầu voi phất ngọn cờ vàng,
Sơn-thôn mấy cõi chiến-trường xông-pha.
Chông gai một cuộc quan-hà ,
Dù khi chiến-tử còn là hiển-linh.

5. Ngô Tấn tranh nhau Giao-Châu

Từ giờ Ngô lại tung hoành,
Đặt làm Giao, Quảng hai thành mới phân.
Tôn-Tư rồi lại Đặng-Tuân,
Lữ-Hưng, Dương-Tắc mấy lần đổi thay.
Đổng-Nguyên, Lưu-Tuấn đua tay,
Kẻ Ngô, người Tấn những ngày phân-tranh.
Đào-Hoàng nối dựng sứ-tinh,
Tân-xương, Cửu-đức, Vũ-bình lại chia.
Mười năm chuyên mặt phiên-ly,
Uy gia bốn cõi, ân thùy một châu.
Khi đi, dân đã nguyện-lưu ,
Khi già, thương khóc khác nào từ-thân.

6. Chính-sách nhà Tấn

Ngô-công nối dấu phương-trần ,
Hai mươi năm lẻ nhân-tuần cũng yên.
Dân tình cảm-kết đã bền,
Tước nhà Cố-Bật lại truyền Cố-Tham.
Dân tình khi đã chẳng kham,
Dẫu là Cố-Thọ muốn làm ai nghe.
Quận-phù lại thuộc Đào-Uy,
Rồi ra Đào-Thục, Đào-Tuy kế truyền.
Bốn đời tiết-việt cầm quyền,
Phiên-bình muôn dặm, trung hiền một môn.
Tham tàn những lũ Vương-Ôn,
Binh qua nối gót, nước non nhuộm trần.
Tấn sai đô-đốc tướng-quân,
Sĩ-Hành là kẻ danh thần chức cao.
Dẹp yên rồi lại về trào,
Uy-danh nào kém họ Đào thuở xưa.
Nguyễn-Phu tài trí có thừa,
Phá năm mươi lũy tảo-trừ giặc Man.

7. Họ Đỗ ba đời làm thứ-sử

Châu-diên lại có thổ-quan,
Đỗ-công tên Viện dẹp đoàn Cửu-chân.
Tướng-môn nối chức phiên thần,
Con là Tuệ-Độ thêm phần uy-danh.
Bổng riêng tán-cấp cùng-manh,
Cơm rau áo vải như hình kẻ quê.
Dâm-từ cấm thói ngu-mê,
Dựng nhà học-hiệu giảng bề minh-luân.
Ân-uy ra khắp xa gần,
Cửa thành đêm mở, gió xuân một trời.
Hoàng-Văn phủ-ngữ cũng tài,
Một nhà kế-tập ba đời tuần-lương.

8. Giao-châu loạn

Đến triều Lưu-Tống hưng vương,
Hòa-Chi, Nguyên-Cán sai sang hội đồng.
Đuổi Dương-Mai, giết Phù-Long,
Khải ca một khúc tấu công về trào.
Gió thu cuốn bức chinh-bào,
Y-thường một gánh, qui-thiều nhẹ không.
Từ khi vắng kẻ chiết-xung,
Tràng-Nhân, Lưu-Mục tranh hùng mấy phen.
Pháp-Thừa cũng chức tuần-tuyên,
Những chăm việc sách để quyền lại-ty.
Dưới màn có Phục-đăng-Chi,
Cướp quyền châu-mục, lộng uy triều-đình.
Tề suy, Nguyên-Khải tung hoành,
Hùng-phiên chiếm giữ cô-thành một phương.
Bắc triều đã thuộc về Lương,
Lại sai Lý Thốc chiêu hàng nẻo xa.
Giao-châu một giải sơn-hà,
Ái-Châu lại mới đặt ra từ rày.

Các tác phẩm khác

Dương Khuê (1839-1902) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 27504
28/12/2014 14:21
Dương Khuê (楊奎, 1839-1902), tự: Giới Nhu, hiệu Vân Trì; là quan nhà Nguyễn, và là nhà thơ Việt Nam ở thế kỷ 19.
Dương Khuê là người ở làng Vân Đình, huyện Sơn Minh, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay thuộc thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội).
Dương Khuê mất ngày 6 tháng Ba năm Nhâm Dần (1902).

Trần Hữu Nghiễm (1953-2000) - Tiểu sử và sự nghiệp Lượt xem: 20911
27/12/2014 14:23
Trần Hữu Nghiễm, sinh năm: 1953, tại Quảng Điền - Thừa Thiên- Huế.
Vào Tây Ninh dạy học ở Hòa Thành một thời gian, sau đó về Cà Mau sinh sống và ngày 30/09/2000 mất tại đây vì bạo bệnh.

Trịnh Công Sơn (1939-2001) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21478
27/12/2014 14:22
Trịnh Công Sơn (28 tháng 2 năm 1939 – 1 tháng 4 năm 2001), được coi như một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc Việt Nam với nhiều tác phẩm rất phổ biến.
Ông quê ở làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế
Cuối đời, ông bị bệnh gan, thận và tiểu đường. Ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh tiểu đường lúc 12giờ45 ngày 1 tháng 4 năm 2001 (tức ngày 8 tháng 3 năm Tân Tỵ)

Trần Hậu - Tiểu sử và sự nghiệp Lượt xem: 17898
27/12/2014 14:22
Nhà thơ TRẦN HẬU, quê quán: Xuân Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Leningrad- LB Nga, 1978. Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội. Công tác tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
Trần Hậu được biết tới trên báo chí nhiều năm qua như một dịch giả tiếng Nga, một người giới thiệu văn hóa Nga đầy tin cậy với bạn đọc báo chí Việt. Nhưng anh cũng còn là một người-làm-thơ. Và tập sách đầu tiên anh xuất bản, là tập thơ "Xôn xao điều giản dị", do NXB Văn học ấn hành. Trân trọng gửi tới quý vị lời giới thiệu của tiến sĩ ngữ văn Nguyễn Huy Hoàng, người Việt ở Liên bang Nga về tập thơ này.

Trần Đăng Khoa (1958 -...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 34610
27/12/2014 14:21
Trần Đăng Khoa (sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958), quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam.

Tố Hữu (1920-2002) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 29736
27/12/2014 14:21
Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành (4 tháng 10 năm 1920 – 9 tháng 12 năm 2002), là một tác gia có vị trí đặc biệt quan trọng, một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam.
Ông sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920 tại làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ông mất lúc 9 giờ 15 phút ngày 9 tháng 12 năm 2002 tại Bệnh viện 108.

Thuận Hữu (1958 -...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23008
27/12/2014 14:20
Nhà báo, nhà thơ Thuận Hữu (sinh 1958) tên thật là Nguyễn Hữu Thuận, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Tổng Biên tập Báo Nhân dân. Ông sinh ra và lớn lên tại xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Tế Hanh (1921-2009) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 27058
27/12/2014 14:19
Tế Hanh (1921 - 2009), tên thật là Trần Tế Hanh [1]; là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến.
Ông sinh ngày 20 tháng 6 năm 1921 tại làng Đông Yên, phủ Bình Sơn; nay là xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Tế Hanh là nhà thơ khá nổi tiếng, sáng tác cùng thời với Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận...và là một trong ba thi sĩ sinh quán tại Quảng Ngãi nổi danh ngay từ trước năm 1945: Nguyễn Vỹ, Bích Khê, Tế Hanh.
Vào những năm 80, ông bị đau mắt và mắt ông mù dần. Từ đó ông bệnh liệt giường lúc mê lúc tỉnh. Ông qua đời vào lúc 12 giờ ngày 16 tháng 07 năm 2009 tại Hà Nội sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh xuất huyết não [4].

Pushkin (1799-1837) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 24577
27/12/2014 14:18
Aleksandr Sergeyevich Pushkin (tiếng Nga: Александр Сергеевич Пушкин (trợ giúp·chi tiết); 1799 – 1837) là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng người Nga. Được tôn vinh là đại thi hào, Mặt trời thi ca Nga, ông đã có những đóng góp to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại và là biểu tượng của dòng văn học lãng mạn Nga thế kỷ XIX.
Năm 1837, do những tin đồn thất thiệt về quan hệ ngoại tình của vợ mình với Georges d'Anthès, một sỹ quan kỵ binh trong quân đội Sa hoàng, Puskin đã thách đấu súng với viên sĩ quan trẻ tuổi này. Cuộc đọ súng đã kết thúc hết sức bi kịch khi cả hai đối thủ đều bị thương, nhưng Puskin đã bị trọng thương và qua đời hai ngày sau đó – ngày 10 tháng 2 năm 1837 (29 tháng 1 trong lịch Julian).

Phương Triều (1942 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 20154
27/12/2014 14:17
Phương Triều, nhà thơ, Tên thật là Lê Huỳnh Hoàng, sinh ngày 02 tháng 06 năm 1942 tại Sa Ðéc. Dạy học (Trung học tư thục Cộng Hòa, đường Trương Minh Giảng, Sài-gòn). Gia nhập làng báo Sài-gòn năm 1959.

Hiển thị 101 - 110 tin trong 2295 kết quả