v. Giao Châu trong thời Bắc thuộc (43 - 544)
1. Chính sách nhà Đông Hán
Trải Minh, Chương đến Hiếu, An ,
Tuần-lương đã ít, tham-tàn thiếu đâu.
Mới từ Thuận-đế về sau,
Đặt quan thứ-sử thuộc vào chức phương .
Kìa như Phàn-Diễn, Giả-Xương,
Chu-Ngu, Lưu-Tảo dung thường kể chi.
Trương-Kiều thành tín phủ-tuy ,
Chúc-Lương uy đức, man di cũng gần.
Hạ-Phương ân-trạch ngấm nhuần,
Một châu tiết-việt hai lần thừa tuyên.
2. Lý-Tiến, Lý-Cầm làm quan nhà Hán
Tuần-lương lại có Mạnh-Kiên,
Khúc ca Giả-phủ vang miền trung-châu.
Ba năm thăng trạc về chầu,
Thổ quan Lý-Tiến mới đầu Nam-nhân.
Sở kêu:" Ai chẳng vương-thần,
Sĩ-đồ chi để xa gần khác nhau?"
Tình-từ động đến thần-lưu,
Chiếu cho cống-sĩ bổ châu huyện ngoài.
Lý-Cầm chầu-chực điện-đài,
Nhân khi Nguyên-đán kêu lời xa-xôi.
Rằng:" Sao phủ-tái hẹp-hòi?
Gió mưa để một cõi ngoài < a href=" #20" >Viêm-phương " .
Tấm-thành cũng thấu quân-vương,
Trung-châu lại mới bổ sang hai người.
Nước Nam mấy kẻ nhân-tài,
Mới cùng người Hán chen vai từ rày.
3. Họ Sĩ tự-chủ
Lửa lò Viêm-Hán gần bay,
Thế chia chân vạc, nào hay cơ trời.
Tranh nhau ba nước ba nơi,
Cầm quyền sinh-sát mặc người phong-cương.
Nho-lưu lại có Sĩ-vương,
Khơi nguồn Thù-Tứ , mở đường lễ-văn.
Phong-tiêu rất mực thú-thần,
Sánh vai Đậu-Mục, chen chân Triệu-Đà.
Sĩ-Huy nối giữ tước nhà,
Dứt đường thông-hiếu, gây ra cừu-thù.
Cửa hiên phút bỗng hệ-tù,
Tiết-mao lại thuộc về Ngô từ rầy.
4. Bà Triệu-Ẩu đánh Ngô
Binh qua trải bấy nhiêu ngày,
Mới sai Lục-Dận sang thay phiên-thần.
Anh-hùng chán mặt phong trần,
Nữ-nhi lại cũng có lần cung-đao.
Cửu-chân có ả Triệu-kiều,
Vú dài ba thước tài cao muôn người.
Gặp cơn thảo-muội cơ trời,
Đem thân bồ-liễu theo loài bồng tang.
Đầu voi phất ngọn cờ vàng,
Sơn-thôn mấy cõi chiến-trường xông-pha.
Chông gai một cuộc quan-hà ,
Dù khi chiến-tử còn là hiển-linh.
5. Ngô Tấn tranh nhau Giao-Châu
Từ giờ Ngô lại tung hoành,
Đặt làm Giao, Quảng hai thành mới phân.
Tôn-Tư rồi lại Đặng-Tuân,
Lữ-Hưng, Dương-Tắc mấy lần đổi thay.
Đổng-Nguyên, Lưu-Tuấn đua tay,
Kẻ Ngô, người Tấn những ngày phân-tranh.
Đào-Hoàng nối dựng sứ-tinh,
Tân-xương, Cửu-đức, Vũ-bình lại chia.
Mười năm chuyên mặt phiên-ly,
Uy gia bốn cõi, ân thùy một châu.
Khi đi, dân đã nguyện-lưu ,
Khi già, thương khóc khác nào từ-thân.
6. Chính-sách nhà Tấn
Ngô-công nối dấu phương-trần ,
Hai mươi năm lẻ nhân-tuần cũng yên.
Dân tình cảm-kết đã bền,
Tước nhà Cố-Bật lại truyền Cố-Tham.
Dân tình khi đã chẳng kham,
Dẫu là Cố-Thọ muốn làm ai nghe.
Quận-phù lại thuộc Đào-Uy,
Rồi ra Đào-Thục, Đào-Tuy kế truyền.
Bốn đời tiết-việt cầm quyền,
Phiên-bình muôn dặm, trung hiền một môn.
Tham tàn những lũ Vương-Ôn,
Binh qua nối gót, nước non nhuộm trần.
Tấn sai đô-đốc tướng-quân,
Sĩ-Hành là kẻ danh thần chức cao.
Dẹp yên rồi lại về trào,
Uy-danh nào kém họ Đào thuở xưa.
Nguyễn-Phu tài trí có thừa,
Phá năm mươi lũy tảo-trừ giặc Man.
7. Họ Đỗ ba đời làm thứ-sử
Châu-diên lại có thổ-quan,
Đỗ-công tên Viện dẹp đoàn Cửu-chân.
Tướng-môn nối chức phiên thần,
Con là Tuệ-Độ thêm phần uy-danh.
Bổng riêng tán-cấp cùng-manh,
Cơm rau áo vải như hình kẻ quê.
Dâm-từ cấm thói ngu-mê,
Dựng nhà học-hiệu giảng bề minh-luân.
Ân-uy ra khắp xa gần,
Cửa thành đêm mở, gió xuân một trời.
Hoàng-Văn phủ-ngữ cũng tài,
Một nhà kế-tập ba đời tuần-lương.
8. Giao-châu loạn
Đến triều Lưu-Tống hưng vương,
Hòa-Chi, Nguyên-Cán sai sang hội đồng.
Đuổi Dương-Mai, giết Phù-Long,
Khải ca một khúc tấu công về trào.
Gió thu cuốn bức chinh-bào,
Y-thường một gánh, qui-thiều nhẹ không.
Từ khi vắng kẻ chiết-xung,
Tràng-Nhân, Lưu-Mục tranh hùng mấy phen.
Pháp-Thừa cũng chức tuần-tuyên,
Những chăm việc sách để quyền lại-ty.
Dưới màn có Phục-đăng-Chi,
Cướp quyền châu-mục, lộng uy triều-đình.
Tề suy, Nguyên-Khải tung hoành,
Hùng-phiên chiếm giữ cô-thành một phương.
Bắc triều đã thuộc về Lương,
Lại sai Lý Thốc chiêu hàng nẻo xa.
Giao-châu một giải sơn-hà,
Ái-Châu lại mới đặt ra từ rày.
Đặng Thai Mai (1902-1984) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23418
22/12/2014 10:44
Đặng Thai Mai (1902-1984), còn được biết đến dưới tên gọi Đặng Thái Mai và những bút danh Thanh Tuyền, Thanh Bình. Ông là giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam; và nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam.
Nguyễn Công Hoan (1903-1977) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22442
22/12/2014 10:43
Nguyễn Công Hoan (6 tháng 3 năm 1903 tại Hưng Yên - 6 tháng 6 năm 1977 tại Hà Nội) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam.
Nguyễn Công Hoan quê ở làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Ông sinh trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế. Trong gia đình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối và những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích tầng lớp quan lại. Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách văn chương của ông sau này.
Thế Lữ (1907-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21642
22/12/2014 10:43
Thế Lữ (6 tháng 10 năm 1907 – 3 tháng 6 năm 1989) là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934). Trở thành thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn kể từ khi mới thành lập (1934), ông hầu hết hoạt động sáng tác văn chương trong thời gian là thành viên của nhóm, đồng thời cũng đảm nhận vai trò một nhà báo, nhà phê bình, biên tập viên mẫn cán của các tờ báo Phong hóa và Ngày nay.
Hoài Thanh (1909-1982) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 18873
22/12/2014 10:43
Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.
Nguyễn Tuân (1910-1987) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 29554
22/12/2014 10:42
Nguyễn Tuân (10 tháng 7 năm 1910 – 28 tháng 7 năm 1987) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Sách giáo khoa hiện hành xếp ông vào một trong 9 tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt. Hà Nội có một con đường mang tên ông.
Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.[1][2] Ông trưởng thành trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào năm 1987, để lại một sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc đáo và tài hoa
Tú Mỡ (1900-1976) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23108
22/12/2014 10:42
Tú Mỡ[1], tên thật: Hồ Trọng Hiếu (1900-1976), là một nhà thơ trào phúng Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu văn học, thì với gần nửa thế kỷ cầm bút bền bỉ, ông đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của thơ ca[2], đặc biệt về mặt thơ trào phúng, thời nào ông cũng là bậc thầy.[3]
Thanh Tịnh (1911-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 37068
22/12/2014 10:42
Thanh Tịnh (1911-1988), tên thật là Trần Văn Ninh (6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh), là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Các bút danh khác của ông là: Thinh Không, Pathé (trước 1945), Thanh Thanh, Trinh Thuần (sau 1945).
Ông sinh ngày 12 tháng 12 năm 1911[1] tại xóm Gia Lạc,ven sông Hương, ngoại ô Huế.
Thanh Tịnh mất ngày 17 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội. Hiện phần mộ ông đặt tại núi Thiên Thai phía Tây thành phố Huế.
Vũ Trọng Phụng (1912-1939) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 18907
22/12/2014 10:42
Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20.
Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912, quê ở làng Hảo (nay là thị trấn Bần Yên Nhân), huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhưng ông lớn lên và mất tại Hà Nội.
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939, khi mới 27 tuổi, để lại gia đình còn bà nội, mẹ đẻ, vợ và người con gái chưa đầy 1 tuổi tên là Vũ Mỹ Hằng[13].
Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21338
22/12/2014 10:41
Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) là một nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của những tiểu thuyết lịch sử, vở kịch lớn như: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Bắc Sơn, Sống mãi với thủ đô.
Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912 trong một gia đình nho giáo ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội.
Nguyễn Huy Tưởng mất ngày 25 tháng 7 năm 1960 tại Hà Nội.
Hàn Mạc Tử (1912-1940) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 26138
22/12/2014 10:41
Hàn Mặc Tử hay Hàn Mạc Tử (tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh 22 tháng 9, 1912 – mất 11 tháng 11, 1940) là một nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam, là người khởi xướng ra Trường thơ Loạn.[1]
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình; lớn lên ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong một gia đình theo đạo Công giáo, ông được rửa tội tại Nhà thờ Tam Tòa với tên thánh là Phanxicô.
Ông bỏ tất cả quay về Quy Nhơn vào nhà thương Quy Hòa (20 tháng 9 năm 1940) mang số bệnh nhân 1.134 và từ trần vào lúc 5 giờ 45 phút rạng sáng 11 tháng 11 năm 1940 tại nhà thương này vì chứng bệnh kiết lỵ,[4] khi mới bước sang tuổi 28.[5].
Hiển thị 141 - 150 tin trong 2295 kết quả