nguồn : http://vi.wikipedia.org
Bích Khê (1916-1946), tên thật là Lê Quang Lương; là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam thời tiền chiến. Ngoài bút hiệu Bích Khê, ông còn ký bút hiệu Lê Mộng Thu khi sáng tác thơ Đường luật.
Bích Khê sinh ngày 24 tháng 3 năm 1916 tại xã Phước Lộc, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Ông là con thứ chín trong một gia đình nho học yêu nước. Ông nội nhà thơ là Lê Trọng Khanh đỗ Cử nhân năm Tự Đức thứ 21 (1868), làm quan đến chức Viên ngoại lang Viện cơ mật. Trước tình hình nhà Nguyễn bất lực, hèn yếu, từng bước đầu hàng thực dân Pháp, ông cáo quan về nhà, rồi không bao lâu sau đã tuẫn tiết, để khỏi cộng tác với Nguyễn Thân đánh phá phong trào Cần Vương, khi viên quan thân Pháp này ép ông ra làm Tham biện sơn phòng Nghĩa – Định (Quảng Ngãi – Bình Định). Cha nhà thơ là Lê Quang Dục, cũng đã từng tham gia phong trào Đông Du và các hoạt động của Đông Kinh Nghĩa Thục hồi đầu thế kỷ 20,...[1]
Thuở nhỏ, Bích Khê học tiểu học ở Phước Lộc và Đồng Hới, học trung học ở Huế, rồi ra Hà Nội học ban tú tài nhưng nửa chừng bỏ dở.
Năm 1931, 15 tuổi, ông đã biết làm thơ Đường luật, ca trù. Năm 1934, cùng người chị ruột tên Ngọc Sương vào Phan Thiết học thêm và mở trường dạy học tư. Năm 1936, chị Ngọc sương bị mật thám Pháp bắt, trường đóng cửa, Bích Khê trở lại quê nhà.
Năm 1937, bị bệnh phổi, sau khi điều trị trở về lên sống trên núi Thiên Ấn thuộc Quảng Ngãi, ông lại ngược xuôi trên một chiếc thuyền quanh các ngả Sa Kỳ - Trà Khúc. Năm 1938, ông lại cùng chị Ngọc Sương (khi ấy đã được thả) vào Phan Thiết mở trường dạy học, được vài năm lại bị chính quyền Pháp ra lệnh đóng cửa.
Năm 1941, Bích Khê dạy học ỏ Huế. Năm 1942, bệnh phổi tái phát, ông trở về Thu Xà thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.
Ngày 17 tháng 1 năm 1946, Bích Khê lìa bỏ cõi đời và cõi thơ tại Thu Xà lúc 30 tuổi.
Trước khi đến với Thơ mới, một thời gian dài (1931-1936), Bích Khê đã viết ca trù, thơ Đường luật, và đăng trên các báo Tiếng Dân, Tiểu thuyết thứ Năm, Người mới...Sau 1937, ông chuyển hẳn sang làm "thơ mới" do sự tác động của Hàn Mặc Tử và chịu nhiều ảnh hưởng của nhà thơ vắn số này...
Các sáng tác của Bích Khê gồm:
Bốn tập thơ và một tập tự truyện chưa xuất bản, gồm:
Người lưu giữ thơ Bích Khê đầy đủ nhất là thi sĩ Quách Tấn. Năm 1971, Quách Tấn viết và cho xuất bản cuốn Đời Bích Khê. Năm 1975, ông cho in Thơ Bích Khê (Nxb Nghĩa Bình, 1988) và Bích khê tuyển tập (Hà Nội, 1988)...
Không có tuyên ngôn, nhưng trong tập Tinh huyết, các bài như: Mộng cầm ca, Đôi mắt, Xuân tượng trưng, và đặc biệt là bài Duy tân[3] thể hiện khá rõ quan niệm sáng tác thơ của Bích Khê, trích:
Trong lời tựa tập thơ Tinh huyết của Bích Khê, Hàn Mặc Tử viết:
Theo Hoài Thanh và Hoài Chân thì Bích Khê có những câu thơ hay nhất Việt Nam, như:
Hay:
Nhưng liền sau đó hai tác giả thú nhận:
GS. Nguyễn Huệ Chi nhận xét:
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, thì:
Bích Khê và Hàn Mặc Tử là hai số phận có những nét tương đồng: cả hai đều từ thơ cũ (thơ Đường luật) chuyển sang thơ mới, đều mắc bệnh nan y, đều tài hoa và chết trẻ.
Năm 1935, Hàn Mặc Tử ra Phan Thiết gặp Mộng Cầm, cháu Bích Khê, nên Hàn biết người cậu trẻ này. Buổi gặp gỡ giữa hai thi sĩ diễn ra khá nhạt nhẽo. Mãi đến năm 1937, khi Bích Khê đọc được những sáng tác của Hàn trong tập Đau thương (bản đánh máy), ông mới thực sự cảm phục mà thư từ qua lại.
Gần cuối năm 1938, Bích Khê gửi cho Hàn Mặc Tử nhiều thơ, bị trả lại kèm theo lời khiêu khích mỉa mai (cốt làm cho chàng tức). Ông xé nát tập thơ đó và thề là Trong sáu tháng sẽ trở nên một thi sĩ phi thường, bằng không sẽ chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện làm thi sĩ nữa'. Ngờ đâu sự hằn học của chàng đã bật nẩy thiên tài của chàng ra...chỉ trong vòng ba tháng thôi, chàng đã viết được tập thơ bằng máu huyết, tinh tủy và châu lệ, tất cả say sưa đắm đuối của một tâm hồn thi sĩ...Cuối năm 1939, tập thơ ra đời với bài tựa do Hàn Mặc Tử viết, đã gây nên một làn sóng dư luận mạnh mẽ.
Sau, Mộng Cầm có chồng, thấy Hàn Mặc Tử cứ đau khổ mãi, trong một lần ra thăm, Bích Khê tặng cho Hàn bức ảnh của ông chụp với chị Ngọc Sương rồi giới thiệu là chị mình cũng am hiểu văn chương và rất thích thơ Hàn. Đối ảnh sinh tình, Hàn Mặc Tử viết bài Người Ngọc. Trong bài, hai chữ Ngọc Sương được lồng vào thơ một cách kín đáo: Ta đề chữ ngọc trên tàu lá - Sương ở cung thiềm giỏ chẳng thôi - Tình ta khuấy mãi không thành khối - Nư giận đòi phen cắn phải môi...(khi biết chuyện, Ngọc Sương đã yêu cầu em dừng ngay trò mai mối lại).
Ngày 11 tháng 11 năm 1940, Bích Khê như người mất hồn vì sự ra đi của Hàn mặc Tử - người bạn thơ mà ông hết lòng mến yêu [9].
Và theo Trần Thị Huyền Trang, Hàn Mặc Tử mất (1940), Trường thơ Loạn bắt đầu tan rã. Mặc dù Yến Lan, Chế Lan Viên và Bích Khê vẫn chơi thân với nhau, song không còn ai tha thiết với việc duy trì hoạt động Trường thơ. Nó còn tồn tại một thời gian nữa, rải rác trong các sáng tác của Bích Khê và kết thúc cùng với sự qua đời của "người công dân trung thành của vương quốc (Trường thơ Loạn)" là Bích Khê vào năm 1946[10].
Truyện Kiều 1601-1650 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 16932
22/08/2013 10:01
1601 Được lời như cởi tấc son,
1602 Vó câu thẳng ruổi, nước non quê người.
1603 Long lanh đáy nước in trời,
1604 Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.
Truyện Kiều 1651-1700 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 16469
22/08/2013 10:00
1651 Tôi đòi phách lạc, hồn bay,
1652 Pha càn bụi cỏ, gốc cây ẩn mình.
1653 Thúc ông nhà cũng gần quanh,
1654 Chợt trông ngọn lửa, thất kinh rụng rời.
Truyện Kiều 1701-1750 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 17192
21/08/2013 22:37
1701 Chẳng qua đồng cốt quàng xiên,
1702 Người đâu mà lại thấy trên cõi trần?
1703 Tiếc hoa, những ngậm ngùi xuân,
1704 Thân này dễ lại mấy lần gặp tiên!
Truyện Kiều 1751-1800 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 12236
21/08/2013 22:32
1751 Dạy rằng: “May rủi đã đành,
1752 “Liễu bồ mình giữ lấy mình cho hay.
1753 “Cũng là oan nghiệp chi đây,
1754 “Sa cơ mới đến thế này, chẳng dưng.
Truyện Kiều 1801-1850 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 15213
21/08/2013 22:31
1801 Tiểu thư đón cửa giã giề,
1802 Hàn huyên vừa cạn mọi bề gần xa.
1803 Nhà hương cao cuốn bức là,
1804 Buồng trong, truyền gọi nàng ra lạy mừng.
Truyện Kiều 1851-1900 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 17374
21/08/2013 22:29
1851 Nàng đà tán hoán, tê mê,
1852 Vâng lời ra trước bình the vặn đàn:
1853 Bốn dây như khóc, như than,
1854 Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng!
Truyện Kiều 1901-1950 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 17783
21/08/2013 22:28
1901 “Ví chăng có số giàu sang.
1902 “Giá này dẫu đúc nhà vàng cũng nên!
1903 “Bể trần chìm nổi thuyền quyên,
1904 “Hữu tài, thương nỗi vô duyên lạ đời!”
Truyện Kiều 1951-2000 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 16854
21/08/2013 22:27
1951 “Quản chi lên thác xuống ghềnh,
1952 “Cũng toan sống thác với tình cho xong.
1953 “Tông đường chút chửa cam lòng,
1954 “Cắn răng bẻ một chữ đồng làm hai.
Truyện Kiều 2001-2050 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 9729
21/08/2013 22:26
2001 “Ngăn tôi đứng lại một bên,
2002 “Chán tai rồi mới bước lên trên lầu.”
2003 Nghe thôi kinh hãi xiết đâu:
2004 “Đàn bà thế ấy, thấy âu một người!
Truyện Kiều 2051-2100 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 14967
21/08/2013 22:25
2051 “Chỉn en đường sá một mình,
2052 “ở đây chờ đợi sư huynh ít ngày,”
2053 Gửi thân được trốn am mây,
2054 Muối dưa đắp đổi, tháng ngày thong dong,
Hiển thị 1651 - 1660 tin trong 2139 kết quả