nguồn : http://vi.wikipedia.org
xem thêm : tác phẩm
Bà Huyện Thanh Quan (chữ Hán: 婆縣清觀, 1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh; là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam[1].
Nguyễn Thị Hinh người phường Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây, Hà Nội[2]. Thân phụ là Nguyễn Lý (1755-1837), đỗ thủ khoa năm 1783, đời vua Lê Hiển Tông.
Bà là học trò của danh sĩ Phạm Quý Thích (1760-1825), và là vợ Lưu Nghị[3](1804-1847), người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Ông đỗ cử nhân năm 1821 (Minh Mệnh thứ 2), từng làm tri huyện Thanh Quan (nay là huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình), nên người ta thường gọi bà là Bà Huyện Thanh Quan. Chồng bà làm quan trải đến chức Bát phẩm Thư lại bộ Hình, nhưng mất sớm (43 tuổi).
Dưới thời vua Minh Mạng[4], bà được mời vào kinh giữ chức Cung Trung Giáo Tập để dạy học cho các công chúa và cung phi.
Khoảng một tháng sau khi chồng mất, bà lấy cớ sức yếu xin thôi việc, rồi dẫn bốn con [5] về lại Nghi Tàm và ở vậy cho đến hết đời.
Không biết rõ chính xác về thời gian sống của bà nhưng theo nhiều tư liệu ghi chú là bà sinh năm 1805 và mất năm 1848 ở tuổi 43. Mộ bà được đặt bên bờ Hồ Tây (Hà Nội), nhưng sau này sóng gió đã làm sạt lở không còn tăm tích [6].
Bà Huyện Thanh Quan sáng tác không nhiều, hầu hết viết bằng chữ Nôm, theo thể Đường luật. Hiện gồm những bài sau:
Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy thì 4 bài đầu là hoàn toàn chính xác của bà bởi có sự thống nhất từ tư tưởng đến phong cách nghệ thuật [7].
Trích ý kiến của:
Có rất nhiều giai thoại được kể về Bà:
Giữa thế kỷ 19, ở Nghi Tàm nổ ra cuộc đấu tranh chống lệ nộp chim sâm cầm, một đặc sản của vùng này, và người dân làm đơn thưa việc xách nhiễu của quan trên, sau đó vua Tự Đức xét đơn đã tha lệnh cống cho vùng.[12] Theo Ngọc phả (ghi nhận công đức của những người có công với dân làng), thì chính Bà Huyện Thanh Quan đã thảo đơn cho dân gửi lên vua, nhưng vì phục tài đức của bà nên quan huyện Hoàn Long đã ỉm đi, dù có lệnh của quan trên, mà không bắt tội và truy xét [13].
Thời điểm xảy ra việc này, có nơi ghi là năm 1870,[12] có nơi ghi chép là lệ cống chim sâm cầm có từ năm Tự Đức thứ 17 (1857), và đến năm Tự Đức thứ 24 mới được bãi bỏ.[14] Tuy nhiên, nếu theo các thời điểm đó thì giai thoại này không hợp lý, vì bà Huyện đã mất năm 1848, trước đó rất lâu.
Lúc ông huyện Thanh Quan (Lưu Nghi) đi vắng, có một cô gái tên là Nguyễn Thị Đào đã đệ đơn lên trình bày rằng chồng cô đã ruồng bỏ cô để xin được ly dị, lấy chồng khác. Vì thương cảm, Bà Huyện Thanh Quan đã thay chồng phê đơn cho phép ly hôn bằng mấy câu thơ:
Hay chuyện, chồng cô Đào kiện quan trên. Quan trên ăn của đút, giáng chức ông huyện Thanh Quan.[15]
Có một ông đỗ hương cống tới xin mổ trâu để giỗ cha. Lúc bấy giờ, triều đình đã ban lệnh hạn chế mổ trâu, để phát triển việc canh nông. Cảm động trước hiếu hạnh của ông này mà chồng thì đi vắng, Bà Huyện Thanh Quan đã cầm bút phê vào đơn câu thơ:
Biết bà huyện dùng chữ nghĩa để lỡm mình, nhưng vì được việc nên ông cũng vui vẻ ra về.[16]
Ngoài ra, trong sách Mười phụ nữ huyền thoại Việt Nam của Thu Hằng còn có thêm vài cuộc đối đáp, đàm luận thi phú giữa bà với vua Minh Mạng.
Tiếng hát trong rừng
Lượt xem: 16084
20/12/2014 11:20
Nhạc làm trong rừng em hát giữa Trường Sơn
Người sốt rét hát cho người sốt rét
Đường ngổn ngang đường đất còn cháy khét
Cây mát cho người người mát cho nhau
Tìm người
Lượt xem: 22027
20/12/2014 11:19
Chiều rung chuông...
Chiều rung chuông
Có con chim nhỏ bị thương cuối trời
Tôi nhớn nhác đi tìm người
Bước chân thì ngắn, đường đời thì xa.
Tôi bước vào thành phố
Lượt xem: 27031
20/12/2014 11:18
Tôi bước vào thành phố
Với nguyên mùi rơm tươi
Có đám mây vải ốc
Thường thấy lúc chuyển trời.
Tôi đi bào ngư
Lượt xem: 25527
20/12/2014 11:18
Tặng chiến sĩ đảo Bạch Long Vĩ
Tôi neo mình vào biển
biển và tôi trong tiếp xúc toàn thân
biển nhận ra tiếng gõ cửa dập dờn
Trở lại mùa xuân
Lượt xem: 18566
20/12/2014 11:17
Con chim xanh mê trái lựu trước vườn
Mùa hạ trôi qua từ ngày chim trốn tiếng
Em ở đâu? Cây thưa và bến rộng
Rượu nào cho người nhớ, áo nào cho người xa
Trông ra bờ ruộng
Lượt xem: 19354
20/12/2014 11:16
Trông ra bờ ruộng năm nào
Mưa bay trắng cỏ, cào cào cánh sen
Mẹ tôi nón lá bước lên
Mạ non đầu hạ trăng liềm cuối thu
Trước tượng Bay-on
Lượt xem: 22452
20/12/2014 11:16
Ở đây Trời bị bỏ quên
Hoa biếng nở, đá đá chen hết người
Đá đang rợn ngợp trước tôi
Cánh tay đeo ngấn bao đời còn say
Trường ca biển (1)
Lượt xem: 15377
20/12/2014 11:14
Chương một: Đối thoại biển
Đến một ngày kia những người lính đã tới biển của mình. Cuộc gặp gỡ của triệu năm với đứa con trận mạc. Không chỉ là người lính lạ lẫm, chính biển lạ lẫm đầu tiên. Biển thốt lên: "Người sắp thắng trận sao mà hốc hác quá".
Trường ca biển (2)
Lượt xem: 15383
20/12/2014 11:11
Chương hai: Cát
Biển có đảo biển đỡ lặp lại mình
Đảo có lính cát non thành Tổ quốc
Đảo nhỏ quá nói một câu là hết
Có gì đâu chỉ cát với chim thôi
Trường ca biển (3)
Lượt xem: 21076
20/12/2014 11:10
Chương ba: Tự thuật của người lính
Tôi sinh ra trước lúc lên đèn
Bóng mẹ sáng lại mờ trong mắt cha hoảng hốt
Trong căn nhà đất
Tháng hai buồn tiếng thạch sùng kêu
Hiển thị 481 - 490 tin trong 2166 kết quả