nguồn : http://vi.wikipedia.org
xem thêm : tác phẩm
Bà Huyện Thanh Quan (chữ Hán: 婆縣清觀, 1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh; là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam[1].
Nguyễn Thị Hinh người phường Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây, Hà Nội[2]. Thân phụ là Nguyễn Lý (1755-1837), đỗ thủ khoa năm 1783, đời vua Lê Hiển Tông.
Bà là học trò của danh sĩ Phạm Quý Thích (1760-1825), và là vợ Lưu Nghị[3](1804-1847), người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Ông đỗ cử nhân năm 1821 (Minh Mệnh thứ 2), từng làm tri huyện Thanh Quan (nay là huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình), nên người ta thường gọi bà là Bà Huyện Thanh Quan. Chồng bà làm quan trải đến chức Bát phẩm Thư lại bộ Hình, nhưng mất sớm (43 tuổi).
Dưới thời vua Minh Mạng[4], bà được mời vào kinh giữ chức Cung Trung Giáo Tập để dạy học cho các công chúa và cung phi.
Khoảng một tháng sau khi chồng mất, bà lấy cớ sức yếu xin thôi việc, rồi dẫn bốn con [5] về lại Nghi Tàm và ở vậy cho đến hết đời.
Không biết rõ chính xác về thời gian sống của bà nhưng theo nhiều tư liệu ghi chú là bà sinh năm 1805 và mất năm 1848 ở tuổi 43. Mộ bà được đặt bên bờ Hồ Tây (Hà Nội), nhưng sau này sóng gió đã làm sạt lở không còn tăm tích [6].
Bà Huyện Thanh Quan sáng tác không nhiều, hầu hết viết bằng chữ Nôm, theo thể Đường luật. Hiện gồm những bài sau:
Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy thì 4 bài đầu là hoàn toàn chính xác của bà bởi có sự thống nhất từ tư tưởng đến phong cách nghệ thuật [7].
Trích ý kiến của:
Có rất nhiều giai thoại được kể về Bà:
Giữa thế kỷ 19, ở Nghi Tàm nổ ra cuộc đấu tranh chống lệ nộp chim sâm cầm, một đặc sản của vùng này, và người dân làm đơn thưa việc xách nhiễu của quan trên, sau đó vua Tự Đức xét đơn đã tha lệnh cống cho vùng.[12] Theo Ngọc phả (ghi nhận công đức của những người có công với dân làng), thì chính Bà Huyện Thanh Quan đã thảo đơn cho dân gửi lên vua, nhưng vì phục tài đức của bà nên quan huyện Hoàn Long đã ỉm đi, dù có lệnh của quan trên, mà không bắt tội và truy xét [13].
Thời điểm xảy ra việc này, có nơi ghi là năm 1870,[12] có nơi ghi chép là lệ cống chim sâm cầm có từ năm Tự Đức thứ 17 (1857), và đến năm Tự Đức thứ 24 mới được bãi bỏ.[14] Tuy nhiên, nếu theo các thời điểm đó thì giai thoại này không hợp lý, vì bà Huyện đã mất năm 1848, trước đó rất lâu.
Lúc ông huyện Thanh Quan (Lưu Nghi) đi vắng, có một cô gái tên là Nguyễn Thị Đào đã đệ đơn lên trình bày rằng chồng cô đã ruồng bỏ cô để xin được ly dị, lấy chồng khác. Vì thương cảm, Bà Huyện Thanh Quan đã thay chồng phê đơn cho phép ly hôn bằng mấy câu thơ:
Hay chuyện, chồng cô Đào kiện quan trên. Quan trên ăn của đút, giáng chức ông huyện Thanh Quan.[15]
Có một ông đỗ hương cống tới xin mổ trâu để giỗ cha. Lúc bấy giờ, triều đình đã ban lệnh hạn chế mổ trâu, để phát triển việc canh nông. Cảm động trước hiếu hạnh của ông này mà chồng thì đi vắng, Bà Huyện Thanh Quan đã cầm bút phê vào đơn câu thơ:
Biết bà huyện dùng chữ nghĩa để lỡm mình, nhưng vì được việc nên ông cũng vui vẻ ra về.[16]
Ngoài ra, trong sách Mười phụ nữ huyền thoại Việt Nam của Thu Hằng còn có thêm vài cuộc đối đáp, đàm luận thi phú giữa bà với vua Minh Mạng.
Nghe tiếng cuốc kêu
Lượt xem: 17371
20/12/2014 12:49
Những đám mây bay đi
Tôi với người ở lại
Cuốc kêu ngoài bến sông
Cuốc kêu vì bẫy hiểm
Ngôi nhà của mẹ
Lượt xem: 21685
20/12/2014 12:48
Chiếc vé tàu cũng hồi hộp như con
khi con về với mẹ
Người ấy
Lượt xem: 21251
20/12/2014 12:48
Tôi ở giữa mọi người
Muốn làm nhân trong quả
Tôi cười nói huyên thiên
Cả tin và nhẹ dạ
Những kẻ chặt cây
Lượt xem: 22059
20/12/2014 12:47
Những hàng cây lặng lẽ bảo vệ mình
Bằng chính búp của thói quen đem tặng
Trời bỗng gần hơn mây bớt vắng
Cây gày gò bừng thức có tình sao
Những tiếng chim xuân
Lượt xem: 16215
20/12/2014 12:46
Những con chim tu rúc
Về kêu bên mé đồi
Mùa xuân trong cỏ chỉ
Kéo mầm trong nắng soi
Ông
Lượt xem: 45763
20/12/2014 12:46
Ông vác cây tre dài
Lưng của ông vẫn thẳng
Ông đẩy chiếc cối xay
Cối quay như chong chóng
Phan Thiết có anh tôi
Lượt xem: 21622
20/12/2014 12:45
Anh không giữ cho mình dù chỉ là ngọn cỏ
Đồi thì rộng anh không vuông đất nhỏ
Đất và trời Phan Thiết có anh tôi
Chính ở đây anh thấy biển lần đầu
Qua cầu Tràng Hương
Lượt xem: 22609
20/12/2014 11:31
Mây mãi lên với Mã - pí - lèng
Bỏ quên dòng Nho Quế
Tôi bước lên cầu Tràng Hương
Nắng chang chói bên Thượng Phùng, Sơn Vĩ
Qua sông
Lượt xem: 29567
20/12/2014 11:30
Sông xanh màu vai áo
Sóng xao nghìn bước chân
Bước sang bờ tiền phương
Giọt mồ hôi tạnh hết
Sang thu
Lượt xem: 26604
20/12/2014 11:29
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Gió chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Hiển thị 461 - 470 tin trong 2166 kết quả