Thơ

Anh vọng nghe tiếng hát bỗng bàng hoàng
Đôi mắt mùa thu ru êm ả
Ôi, hồ xưa! Những đêm trăng lộng gió
Những đêm không chiếu, không màn

Tiếng hát ấy vẳng xa đã vào bụi cát
Em mãi còn kỉ niệm trong anh
Như hạnh phúc đời anh: cái thực là hư cả
Cái đã hư xưa mới chính thực là mình

Cuộc đời như bóng mây qua vũ trụ
Chiếu ở rất xa,
                        qua hồn ta,
                                           trong mộng ủ
Ôi! Hư vô, sao quặn xiết lòng ta?
Hỡi đêm tàn!
Có nghe tiếng em vẫn hát tận hồ xa...

PHẠM NGỌC THÁI
Trích tập "Rung động trái tim", Nxb Thanh niên 2009

LỜI BÌNH:  Nhà thơ Phạm Ngọc Thái có nhiều thơ hay, đặc biệt là thơ tình. Bài "Anh vọng nghe tiếng em hát bên hồ" này, cứ gieo vào tôi một nỗi cảm hoài da diết:
                              Anh vọng nghe tiếng hát bỗng bàng hoàng
                              Đôi mắt mùa thu ru êm ả
                              Ôi, hồ xưa! Những đêm trăng lộng gió
                              Những đêm không chiếu, không màn

      Tiếng hát mà ngày ấy thiếu nữ vẫn thường hát cho anh nghe trong những đêm trăng bên hồ. Người thiếu nữ có đôi mắt mùa thu dịu dàng, êm ái. Đây là mùa thu đất trời hay mùa thu trong em? Bởi hình ảnh mùa thu đây cũng chỉ còn được gợi lại trong kí ức cùng với tiếng hát của em vọng về, nó càng trở nên sâu lắng, khắc khoải.
     Hình tượng: Những đêm không chiếu, không màn /-  Nói về kỉ niệm những tháng năm của tình yêu tuổi trẻ, mơ mộng và thiêng liêng. "... không chiếu, không màn" cũng có nghĩa là màn trời, chiếu đất.  Nhưng màn trời, chiếu đất của những kiếp lang thang là cảnh cát bụi, gió mưa - Còn màn trời, chiếu đất để diễn tả về tình yêu gái trai lại là hình tượng có tính mĩ học của thiên nhiên. Những đêm không chiếu, không màn ấy... họ đã tha thiết yêu nhau. Và chính trong cái không gian mộng mơ đó, người con gái đã cất tiếng hát. Tiếng em nhỏ nhẹ chỉ đủ cho anh nghe, lẫn vào gió thổi cùng trăng sao.
     Đấy, cái khúc thơ đầu nhà thơ đã diễn tả về khung cảnh thiên nhiên và tình yêu bằng cảm xúc trào lên trái tim anh, để bật ra những lời thơ say đắm, thân thương. Kỉ niệm ngọt ngào quá !... Đáng yêu quá !... Giọng thơ khá du dương:
                             Ôi, hồ xưa! Những đêm trăng lộng gió...

     Sang khúc thứ hai, tác giả trở về với thực tại. Những năm tháng tươi đẹp, mộng mơ đã qua đi. Em cũng không còn bên anh. Nhà thơ thầm than:
                            Tiếng hát ấy vẳng xa đã vào bụi cát
                            Em mãi còn kỉ niệm trong anh

     Tất cả chìm lẫn trong cát bụi. Thơ đi vào triết lý về tháng năm và cuộc đời.  Khát vọng và thực tế. Tình yêu và sự chia ly. Đó là những mâu thuẫn của cuộc sống. Nhà thơ phát biểu về hạnh phúc của đời anh thế nào?
                            Như hạnh phúc đời anh: cái thực là hư cả
                            Cái đã hư xưa mới chính thực là mình

     Ở hai câu trên của khúc thứ hai như vừa phân tích, là tác giả nói về sự bất diệt của tình yêu! Mặc dù tình đã qua, tất cả vào cát bụi... nhưng em mãi mãi là một kỉ niệm không phai mờ  trong anh. Mang màu sắc hoài niệm.
     Còn hai câu dưới thì triết lí: Cuộc sống của anh hôm nay, cái vẫn đang tồn tại lại chính là... hư ảo? Còn cái đã vào hư ảo, mới thực là hạnh phúc của cuộc đời. Xin phân tích ít nét về sự triết lý của hai câu thơ này, hay thế nào?

     Vì sao cái "thực" lại là "hư"? Câu thơ có ý ẩn, cảm xúc phát ra từ tâm linh. Nghĩa là về "thần" chứ không phải về "chất". Tính triết lí nó nằm trong linh hồn con người hơn là bản thể. Tức là, dù tháng năm cát bụi, nhưng tình em mãi mãi còn trong cuộc sống cũng như trái tim anh. Cho nên, chính cái tình yêu "hư ảo" ấy đã trở thành ý nghĩa tồn tại, giá trị đời sống tinh thần của nhà thơ.
    Ta lại thấy, nếu mặt phải của tình yêu là nguồn hạnh phúc vô biên - Thì mặt trái của nó khi bị tan vỡ, bên những khổ đau dày vò và thương tiếc... cũng là nguồn hạnh phúc cuộc đời. Chính tính triết lý hai mặt này, về phương diện thi ca đã đẩy nỗi thơ đi đến sự tột cùng. Để nói về giá trị lớn lao, bất hủ của tình yêu! Vậy là, từ cái kí ức nhớ về tiếng hát của người thiếu nữ xưa vọng trong tâm trí, nhà thơ đã dệt nên cả một bản tình xô-nát bên hồ.

     Sang khúc thứ ba, khúc thơ cuối cùng:    

                            Cuộc đời như bóng mây qua vũ trụ
                            Chiếu ở rất xa,
                                                      qua hồn ta,
                              
                                             trong mộng ủ
                            Ôi! Hư vô, sao quặn xiết lòng ta?
      Có khi người ta nói: cuộc đời dài lê thê. Đấy là trong cuộc sống bất hạnh, nhiều khổ đau. Dân gian cũng thường hay ví như một câu ngạn ngữ: đằng đẵng cả một kiếp người? Còn khi hạnh phúc, niềm vui nhiều hơn nỗi buồn - Người ta lại thường nói: thoáng cái đã trôi qua một đời người. Hoặc, cuộc đời vụt trôi như một cánh chim bay, như một giấc mơ, v.v...
    Ở đây tác giả viết: Cuộc đời như bóng mây qua vũ trụ /-  Nói là "cuộc đời", nhưng thực ra ý của nhà thơ muốn nói về những tháng năm hạnh phúc bên em đã vèo trôi qua mất rồi. Tình yêu chỉ còn là hoài vọng với nỗi nhớ cồn cào, da diết. Như ngay trong câu đầu tiên của bài:
                            Anh vọng nghe tiếng hát bỗng bàng hoàng
                            Đôi mắt mùa thu ru êm ả...
     Đến thân hình, ánh mắt, giọng nói... của em yêu ngày nào, cũng chỉ còn lại với anh bằng ảo ảnh mà thôi. Hay như câu thơ ở khúc thứ hai vừa phân tích:
                            Như hạnh phúc đời anh: cái thực là hư cả
     Nghĩa là sự tồn tại của anh hôm nay chỉ là xác thể. Còn linh hồn, trái tim anh đã theo tình yêu của em bay xa rồi - Thơ vẫn là thơ mà... Cho nên, cái năm tháng ngắn ngủi với em chính là hạnh phúc, ý nghĩa cuộc sống của đời anh. Nó đã vụt trôi qua như một bóng mây trong cả vũ trụ hoang vắng này.
     Khúc thứ ba cũng là sự triết lí để nói về tình yêu và cuộc sống, nhưng nó được sử dụng bằng hình ảnh của thiên nhiên, trời đất. Vũ trụ đã ập vào làm thành hình tượng thi ca của Phạm Ngọc Thái. Tình yêu với em trôi qua như một áng mây trên cả bầu trời mênh mông. Đó phải là một áng mây rạng rỡ, đẹp nhất của tháng năm, tận khoảng xa xăm nào đó chiếu vọng về: Chiếu ở rất xa... /
qua hồn ta.../ trong mộng ủ...
     Kí ức tình yêu xưa hiển hiện,  trở về làm xao động trái tim. Nó chiếu ánh lên trong tâm hồn hay chập chờn trong những giấc mơ. Hư vô đấy, thế mà: Ôi! Hư vô, sao quặn xiết lòng ta? /-  Lời thơ thiết tha và xa xót. Đến câu kết, tác giả điệp lại âm vang tiếng hát của câu thơ đầu:
                            Hỡi đêm tàn!
                            Có nghe tiếng em vẫn hát tận hồ xa...
     Hình ảnh "đêm tàn" gợi cho ta về những đêm dài thao thức, nhà thơ đắm chìm trong nỗi nhớ người yêu.  Hình ảnh rất chân thực nhưng đầy mộng. Bài thơ chỉ xoay quanh tiếng hát của người con gái bên hồ, đã được khai thác triệt để bằng cảm xúc của trái tim, tâm hồn tác giả, rồi sử dụng cảnh trời đất, vũ trụ để minh họa và triết lí. Nhờ có tính triết lí mà thơ không bị rơi vào sự uỷ mị. Tất cả quyện vào nhau, khúc triết.
     Một bài thơ tự do ba khúc, mười hai câu. Độ ngắn dài của mỗi câu tuỳ thuộc vào cảm xúc của nhà thơ. Có lúc kéo dài ra như ở câu đầu:
                            Anh vọng nghe tiếng hát bỗng bàng hoàng
     Tiếp theo là một câu ngắn, để cho hình ảnh tích đọng vào ánh mắt của người yêu:
                          Đôi mắt mùa thu ru êm ả
     Sau đó thơ lại kéo dài ra tả về cảnh xưa êm đềm:
                          Ôi, hồ xưa! Những đêm trăng lộng gió
Nhưng có đoạn được gieo như thể thơ bậc thang. Thí dụ ở khúc thứ ba như đã nói trên:
                          Cuộc đời như bóng mây qua vũ trụ
                          Chiếu ở rất xa /
                                                      qua hồn ta /
                              
                                             trong mộng ủ /
      Đến cuối cùng giọng thơ đổ xuống, xàng xê như một bài ca vọng cổ vậy:
                          Hỡi đêm tàn!
                          Có nghe tiếng em vẫn hát tận hồ xa...

     Thơ tự do hiện đại Phạm Ngọc Thái thực sự là rất mới. Thơ viết phóng khoáng, chuyển đổi tứ tự nhiên, hình ảnh, ngôn ngữ sinh động trong nhịp điệu thi ca... mà không rơi vào sự mượt mà nhàm chán. Có thể nói - Tác giả thuộc các nhà thơ tự do, gieo thơ hiện đại đã vào hàng bậc tinh luyện, nhẹ nhàng.

Các tác phẩm khác

Tế Hanh (1921-2009) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 27738
27/12/2014 14:19
Tế Hanh (1921 - 2009), tên thật là Trần Tế Hanh [1]; là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến.
Ông sinh ngày 20 tháng 6 năm 1921 tại làng Đông Yên, phủ Bình Sơn; nay là xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Tế Hanh là nhà thơ khá nổi tiếng, sáng tác cùng thời với Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận...và là một trong ba thi sĩ sinh quán tại Quảng Ngãi nổi danh ngay từ trước năm 1945: Nguyễn Vỹ, Bích Khê, Tế Hanh.
Vào những năm 80, ông bị đau mắt và mắt ông mù dần. Từ đó ông bệnh liệt giường lúc mê lúc tỉnh. Ông qua đời vào lúc 12 giờ ngày 16 tháng 07 năm 2009 tại Hà Nội sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh xuất huyết não [4].

Pushkin (1799-1837) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 25115
27/12/2014 14:18
Aleksandr Sergeyevich Pushkin (tiếng Nga: Александр Сергеевич Пушкин (trợ giúp·chi tiết); 1799 – 1837) là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng người Nga. Được tôn vinh là đại thi hào, Mặt trời thi ca Nga, ông đã có những đóng góp to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại và là biểu tượng của dòng văn học lãng mạn Nga thế kỷ XIX.
Năm 1837, do những tin đồn thất thiệt về quan hệ ngoại tình của vợ mình với Georges d'Anthès, một sỹ quan kỵ binh trong quân đội Sa hoàng, Puskin đã thách đấu súng với viên sĩ quan trẻ tuổi này. Cuộc đọ súng đã kết thúc hết sức bi kịch khi cả hai đối thủ đều bị thương, nhưng Puskin đã bị trọng thương và qua đời hai ngày sau đó – ngày 10 tháng 2 năm 1837 (29 tháng 1 trong lịch Julian).

Phương Triều (1942 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 20917
27/12/2014 14:17
Phương Triều, nhà thơ, Tên thật là Lê Huỳnh Hoàng, sinh ngày 02 tháng 06 năm 1942 tại Sa Ðéc. Dạy học (Trung học tư thục Cộng Hòa, đường Trương Minh Giảng, Sài-gòn). Gia nhập làng báo Sài-gòn năm 1959.

Nguyễn Vũ Tiềm (1940 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 19915
27/12/2014 14:17
Nguyễn Vũ Tiềm, sinh năm: 1940, nơi sinh: Gia Lâm - Hà Nội
Bút danh: Hướng Thiện
Hội viên: Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh.

Nguyễn Trung Kiên (1973 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22581
27/12/2014 14:16
Nguyễn Trung Kiên sinh ngày 28/4/1973 tại Hà nội, hiện ở 218/23 Phú Thọ Hoà, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh.
Đôi dép là tên một bài thơ của tác giả Nguyễn Trung Kiên viết về tình yêu và nổi tiếng vì được lan truyền trên mạng toàn cầu.

Nguyễn Khoa Điềm (1943 - ...) - Tiểu sử và sự nghiệp Lượt xem: 30396
27/12/2014 14:15
Nguyễn Khoa Điềm (tên khác là Nguyễn Hải Dương; sinh 15 tháng 4 năm 1943) là một nhà thơ, nhà chính trị Việt Nam.
Nguyễn Khoa Điềm sinh tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Thân sinh của ông là nhà báo Hải Triều, thuộc dòng dõi quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng [1], gốc An Dương (tỉnh Hải Dương cũ nay là Hải Phòng) [2]. Quê quán: làng An Cựu, xã Thủy An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Hiện nay, ông nghỉ hưu và sống tại Thành phố Huế.

Nguyễn Công Trứ (1778-1858) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 31717
27/12/2014 14:15
Nguyễn Công Trứ (chữ Hán: 阮公著, 1778 – 1858), tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn, là một nhà quân sự, một nhà kinh tế và một nhà thơ lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam cận đại.
Nguyễn Công Trứ con quan Đức Ngạn hầu Nguyễn Công Tấn, quê ở làng Uy Viễn, nay là xã Xuân Giang huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Mai Đình (1917- 1999) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21345
27/12/2014 14:13
Nữ sĩ Mai Đình (1917-1999), tên thật là Lê Thị Mai, nguyên quán Nông Cống tỉnh Thanh Hoá. Mai Đình sinh trưởng trong một gia đình khá giả, phụ thân là một tuỳ viên làm việc ở Toà sứ Phan Thiết. Là một cô gái có học, biết tiếng Pháp, làm thơ (có một số bài đã đăng báo).
Ngày 16/10/1999 nữ sĩ Mai Đình từ giã cõi đời nhẹ nhàng như một bài thơ, hưởng thọ 83 tuổi, tại nhà riêng số 225/14, đường Xô Viết - Nghệ Tĩnh, TP Hồ Chí Minh. Nhắc đến Mai Đình người ta liên tưởng đến nhà thơ Hàn Mạc Tử, người mà nữ sĩ vẫn luôn yêu thương bằng trái tim chân thành và nóng bỏng.

Luân Tâm (1944 -...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23208
27/12/2014 14:11
Luân Tâm tên thật Phan Văn Tám, đôi khi ký Minh Tâm, Sinh năm 1944 tại Bến Tre, Học sinh trường Trung Học Công Lập Bến Tre, Trung Học Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho
Định cư tại Hoa Kỳ với vợ và 3 con từ cuối năm 1994.

Lâm Thị Mỹ Dạ (1949 -...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21324
27/12/2014 14:11
Lâm Thị Mỹ Dạ (sinh ngày 18 tháng 9 năm 1949), là một nhà thơ nữ Việt nam, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Lâm Thị Mỹ Dạ sinh tại quê: huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Hiện bà đang sống tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Chồng bà, Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng là một nhà văn, nhà thơ có tiếng ở Việt nam.

Hiển thị 491 - 500 tin trong 2678 kết quả