Anh vọng nghe tiếng hát bỗng bàng hoàng
Đôi mắt mùa thu ru êm ả
Ôi, hồ xưa! Những đêm trăng lộng gió
Những đêm không chiếu, không màn
Tiếng hát ấy vẳng xa đã vào bụi cát
Em mãi còn kỉ niệm trong anh
Như hạnh phúc đời anh: cái thực là hư cả
Cái đã hư xưa mới chính thực là mình
Cuộc đời như bóng mây qua vũ trụ
Chiếu ở rất xa,
qua hồn ta,
Ôi! Hư vô, sao quặn xiết lòng ta?
Hỡi đêm tàn!
Có nghe tiếng em vẫn hát tận hồ xa...
PHẠM NGỌC THÁI
Trích tập "Rung động trái tim", Nxb Thanh niên 2009
LỜI BÌNH: Nhà thơ Phạm Ngọc Thái có nhiều thơ hay, đặc biệt là thơ tình. Bài "Anh vọng nghe tiếng em hát bên hồ" này, cứ gieo vào tôi một nỗi cảm hoài da diết:
Anh vọng nghe tiếng hát bỗng bàng hoàng
Đôi mắt mùa thu ru êm ả
Ôi, hồ xưa! Những đêm trăng lộng gió
Những đêm không chiếu, không màn
Tiếng hát mà ngày ấy thiếu nữ vẫn thường hát cho anh nghe trong những đêm trăng bên hồ. Người thiếu nữ có đôi mắt mùa thu dịu dàng, êm ái. Đây là mùa thu đất trời hay mùa thu trong em? Bởi hình ảnh mùa thu đây cũng chỉ còn được gợi lại trong kí ức cùng với tiếng hát của em vọng về, nó càng trở nên sâu lắng, khắc khoải.
Hình tượng: Những đêm không chiếu, không màn /- Nói về kỉ niệm những tháng năm của tình yêu tuổi trẻ, mơ mộng và thiêng liêng. "... không chiếu, không màn" cũng có nghĩa là màn trời, chiếu đất. Nhưng màn trời, chiếu đất của những kiếp lang thang là cảnh cát bụi, gió mưa - Còn màn trời, chiếu đất để diễn tả về tình yêu gái trai lại là hình tượng có tính mĩ học của thiên nhiên. Những đêm không chiếu, không màn ấy... họ đã tha thiết yêu nhau. Và chính trong cái không gian mộng mơ đó, người con gái đã cất tiếng hát. Tiếng em nhỏ nhẹ chỉ đủ cho anh nghe, lẫn vào gió thổi cùng trăng sao.
Đấy, cái khúc thơ đầu nhà thơ đã diễn tả về khung cảnh thiên nhiên và tình yêu bằng cảm xúc trào lên trái tim anh, để bật ra những lời thơ say đắm, thân thương. Kỉ niệm ngọt ngào quá !... Đáng yêu quá !... Giọng thơ khá du dương:
Ôi, hồ xưa! Những đêm trăng lộng gió...
Sang khúc thứ hai, tác giả trở về với thực tại. Những năm tháng tươi đẹp, mộng mơ đã qua đi. Em cũng không còn bên anh. Nhà thơ thầm than:
Tiếng hát ấy vẳng xa đã vào bụi cát
Em mãi còn kỉ niệm trong anh
Tất cả chìm lẫn trong cát bụi. Thơ đi vào triết lý về tháng năm và cuộc đời. Khát vọng và thực tế. Tình yêu và sự chia ly. Đó là những mâu thuẫn của cuộc sống. Nhà thơ phát biểu về hạnh phúc của đời anh thế nào?
Như hạnh phúc đời anh: cái thực là hư cả
Cái đã hư xưa mới chính thực là mình
Ở hai câu trên của khúc thứ hai như vừa phân tích, là tác giả nói về sự bất diệt của tình yêu! Mặc dù tình đã qua, tất cả vào cát bụi... nhưng em mãi mãi là một kỉ niệm không phai mờ trong anh. Mang màu sắc hoài niệm.
Còn hai câu dưới thì triết lí: Cuộc sống của anh hôm nay, cái vẫn đang tồn tại lại chính là... hư ảo? Còn cái đã vào hư ảo, mới thực là hạnh phúc của cuộc đời. Xin phân tích ít nét về sự triết lý của hai câu thơ này, hay thế nào?
Vì sao cái "thực" lại là "hư"? Câu thơ có ý ẩn, cảm xúc phát ra từ tâm linh. Nghĩa là về "thần" chứ không phải về "chất". Tính triết lí nó nằm trong linh hồn con người hơn là bản thể. Tức là, dù tháng năm cát bụi, nhưng tình em mãi mãi còn trong cuộc sống cũng như trái tim anh. Cho nên, chính cái tình yêu "hư ảo" ấy đã trở thành ý nghĩa tồn tại, giá trị đời sống tinh thần của nhà thơ.
Ta lại thấy, nếu mặt phải của tình yêu là nguồn hạnh phúc vô biên - Thì mặt trái của nó khi bị tan vỡ, bên những khổ đau dày vò và thương tiếc... cũng là nguồn hạnh phúc cuộc đời. Chính tính triết lý hai mặt này, về phương diện thi ca đã đẩy nỗi thơ đi đến sự tột cùng. Để nói về giá trị lớn lao, bất hủ của tình yêu! Vậy là, từ cái kí ức nhớ về tiếng hát của người thiếu nữ xưa vọng trong tâm trí, nhà thơ đã dệt nên cả một bản tình xô-nát bên hồ.
Sang khúc thứ ba, khúc thơ cuối cùng:
Thơ tự do hiện đại Phạm Ngọc Thái thực sự là rất mới. Thơ viết phóng khoáng, chuyển đổi tứ tự nhiên, hình ảnh, ngôn ngữ sinh động trong nhịp điệu thi ca... mà không rơi vào sự mượt mà nhàm chán. Có thể nói - Tác giả thuộc các nhà thơ tự do, gieo thơ hiện đại đã vào hàng bậc tinh luyện, nhẹ nhàng.
Gặp cô đầu cũ
Lượt xem: 41807
28/12/2014 14:30
Hồng, Hồng, Tuyết, Tuyết
Mới ngày nào còn chửa biết chi chi
Mười lăm năm thấm thoát có xa gì !
Chợt ngoảnh lại, đã đến kỳ tơ liêu
Gặp người cũ
Lượt xem: 42647
28/12/2014 14:28
Hốt ức lục thất niên tiền sự(1)
Nợ phong lưu chưa trả hương nguyền
Ðến bây giờ gặp lại người quen
Nỗi lưu lạc, sự ghét ghen là thế thế
Gặp đào Hồng đào Tuyết
Lượt xem: 26401
28/12/2014 14:27
Ngày xưa Tuyết muốn lấy ông
Ông chê Tuyết bé, Tuyết không biết gì
Bây giờ Tuyết đã đến thì
Ông muốn lấy Tuyết, Tuyết chê ông già
Dương Khuê (1839-1902) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 28071
28/12/2014 14:21
Dương Khuê (楊奎, 1839-1902), tự: Giới Nhu, hiệu Vân Trì; là quan nhà Nguyễn, và là nhà thơ Việt Nam ở thế kỷ 19.
Dương Khuê là người ở làng Vân Đình, huyện Sơn Minh, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay thuộc thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội).
Dương Khuê mất ngày 6 tháng Ba năm Nhâm Dần (1902).
Trần Hữu Nghiễm (1953-2000) - Tiểu sử và sự nghiệp
Lượt xem: 21535
27/12/2014 14:23
Trần Hữu Nghiễm, sinh năm: 1953, tại Quảng Điền - Thừa Thiên- Huế.
Vào Tây Ninh dạy học ở Hòa Thành một thời gian, sau đó về Cà Mau sinh sống và ngày 30/09/2000 mất tại đây vì bạo bệnh.
Trịnh Công Sơn (1939-2001) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21962
27/12/2014 14:22
Trịnh Công Sơn (28 tháng 2 năm 1939 – 1 tháng 4 năm 2001), được coi như một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc Việt Nam với nhiều tác phẩm rất phổ biến.
Ông quê ở làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế
Cuối đời, ông bị bệnh gan, thận và tiểu đường. Ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh tiểu đường lúc 12giờ45 ngày 1 tháng 4 năm 2001 (tức ngày 8 tháng 3 năm Tân Tỵ)
Trần Hậu - Tiểu sử và sự nghiệp
Lượt xem: 18510
27/12/2014 14:22
Nhà thơ TRẦN HẬU, quê quán: Xuân Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Leningrad- LB Nga, 1978. Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội. Công tác tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
Trần Hậu được biết tới trên báo chí nhiều năm qua như một dịch giả tiếng Nga, một người giới thiệu văn hóa Nga đầy tin cậy với bạn đọc báo chí Việt. Nhưng anh cũng còn là một người-làm-thơ. Và tập sách đầu tiên anh xuất bản, là tập thơ "Xôn xao điều giản dị", do NXB Văn học ấn hành. Trân trọng gửi tới quý vị lời giới thiệu của tiến sĩ ngữ văn Nguyễn Huy Hoàng, người Việt ở Liên bang Nga về tập thơ này.
Trần Đăng Khoa (1958 -...) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 35285
27/12/2014 14:21
Trần Đăng Khoa (sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958), quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam.
Tố Hữu (1920-2002) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 30260
27/12/2014 14:21
Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành (4 tháng 10 năm 1920 – 9 tháng 12 năm 2002), là một tác gia có vị trí đặc biệt quan trọng, một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam.
Ông sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920 tại làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ông mất lúc 9 giờ 15 phút ngày 9 tháng 12 năm 2002 tại Bệnh viện 108.
Thuận Hữu (1958 -...) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23573
27/12/2014 14:20
Nhà báo, nhà thơ Thuận Hữu (sinh 1958) tên thật là Nguyễn Hữu Thuận, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Tổng Biên tập Báo Nhân dân. Ông sinh ra và lớn lên tại xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Hiển thị 481 - 490 tin trong 2678 kết quả