Anh vọng nghe tiếng hát bỗng bàng hoàng
Đôi mắt mùa thu ru êm ả
Ôi, hồ xưa! Những đêm trăng lộng gió
Những đêm không chiếu, không màn
Tiếng hát ấy vẳng xa đã vào bụi cát
Em mãi còn kỉ niệm trong anh
Như hạnh phúc đời anh: cái thực là hư cả
Cái đã hư xưa mới chính thực là mình
Cuộc đời như bóng mây qua vũ trụ
Chiếu ở rất xa,
qua hồn ta,
Ôi! Hư vô, sao quặn xiết lòng ta?
Hỡi đêm tàn!
Có nghe tiếng em vẫn hát tận hồ xa...
PHẠM NGỌC THÁI
Trích tập "Rung động trái tim", Nxb Thanh niên 2009
LỜI BÌNH: Nhà thơ Phạm Ngọc Thái có nhiều thơ hay, đặc biệt là thơ tình. Bài "Anh vọng nghe tiếng em hát bên hồ" này, cứ gieo vào tôi một nỗi cảm hoài da diết:
Anh vọng nghe tiếng hát bỗng bàng hoàng
Đôi mắt mùa thu ru êm ả
Ôi, hồ xưa! Những đêm trăng lộng gió
Những đêm không chiếu, không màn
Tiếng hát mà ngày ấy thiếu nữ vẫn thường hát cho anh nghe trong những đêm trăng bên hồ. Người thiếu nữ có đôi mắt mùa thu dịu dàng, êm ái. Đây là mùa thu đất trời hay mùa thu trong em? Bởi hình ảnh mùa thu đây cũng chỉ còn được gợi lại trong kí ức cùng với tiếng hát của em vọng về, nó càng trở nên sâu lắng, khắc khoải.
Hình tượng: Những đêm không chiếu, không màn /- Nói về kỉ niệm những tháng năm của tình yêu tuổi trẻ, mơ mộng và thiêng liêng. "... không chiếu, không màn" cũng có nghĩa là màn trời, chiếu đất. Nhưng màn trời, chiếu đất của những kiếp lang thang là cảnh cát bụi, gió mưa - Còn màn trời, chiếu đất để diễn tả về tình yêu gái trai lại là hình tượng có tính mĩ học của thiên nhiên. Những đêm không chiếu, không màn ấy... họ đã tha thiết yêu nhau. Và chính trong cái không gian mộng mơ đó, người con gái đã cất tiếng hát. Tiếng em nhỏ nhẹ chỉ đủ cho anh nghe, lẫn vào gió thổi cùng trăng sao.
Đấy, cái khúc thơ đầu nhà thơ đã diễn tả về khung cảnh thiên nhiên và tình yêu bằng cảm xúc trào lên trái tim anh, để bật ra những lời thơ say đắm, thân thương. Kỉ niệm ngọt ngào quá !... Đáng yêu quá !... Giọng thơ khá du dương:
Ôi, hồ xưa! Những đêm trăng lộng gió...
Sang khúc thứ hai, tác giả trở về với thực tại. Những năm tháng tươi đẹp, mộng mơ đã qua đi. Em cũng không còn bên anh. Nhà thơ thầm than:
Tiếng hát ấy vẳng xa đã vào bụi cát
Em mãi còn kỉ niệm trong anh
Tất cả chìm lẫn trong cát bụi. Thơ đi vào triết lý về tháng năm và cuộc đời. Khát vọng và thực tế. Tình yêu và sự chia ly. Đó là những mâu thuẫn của cuộc sống. Nhà thơ phát biểu về hạnh phúc của đời anh thế nào?
Như hạnh phúc đời anh: cái thực là hư cả
Cái đã hư xưa mới chính thực là mình
Ở hai câu trên của khúc thứ hai như vừa phân tích, là tác giả nói về sự bất diệt của tình yêu! Mặc dù tình đã qua, tất cả vào cát bụi... nhưng em mãi mãi là một kỉ niệm không phai mờ trong anh. Mang màu sắc hoài niệm.
Còn hai câu dưới thì triết lí: Cuộc sống của anh hôm nay, cái vẫn đang tồn tại lại chính là... hư ảo? Còn cái đã vào hư ảo, mới thực là hạnh phúc của cuộc đời. Xin phân tích ít nét về sự triết lý của hai câu thơ này, hay thế nào?
Vì sao cái "thực" lại là "hư"? Câu thơ có ý ẩn, cảm xúc phát ra từ tâm linh. Nghĩa là về "thần" chứ không phải về "chất". Tính triết lí nó nằm trong linh hồn con người hơn là bản thể. Tức là, dù tháng năm cát bụi, nhưng tình em mãi mãi còn trong cuộc sống cũng như trái tim anh. Cho nên, chính cái tình yêu "hư ảo" ấy đã trở thành ý nghĩa tồn tại, giá trị đời sống tinh thần của nhà thơ.
Ta lại thấy, nếu mặt phải của tình yêu là nguồn hạnh phúc vô biên - Thì mặt trái của nó khi bị tan vỡ, bên những khổ đau dày vò và thương tiếc... cũng là nguồn hạnh phúc cuộc đời. Chính tính triết lý hai mặt này, về phương diện thi ca đã đẩy nỗi thơ đi đến sự tột cùng. Để nói về giá trị lớn lao, bất hủ của tình yêu! Vậy là, từ cái kí ức nhớ về tiếng hát của người thiếu nữ xưa vọng trong tâm trí, nhà thơ đã dệt nên cả một bản tình xô-nát bên hồ.
Sang khúc thứ ba, khúc thơ cuối cùng:
Thơ tự do hiện đại Phạm Ngọc Thái thực sự là rất mới. Thơ viết phóng khoáng, chuyển đổi tứ tự nhiên, hình ảnh, ngôn ngữ sinh động trong nhịp điệu thi ca... mà không rơi vào sự mượt mà nhàm chán. Có thể nói - Tác giả thuộc các nhà thơ tự do, gieo thơ hiện đại đã vào hàng bậc tinh luyện, nhẹ nhàng.
chương B -- đoạn B4
Lượt xem: 11523
20/12/2014 07:50
45. Kiêu mã hề, loan linh
Chinh cổ hề, nhân hành
Tu du hề, đối diện
Khoảnh (khuynh) khắc lý (hề) phân trình
chương B - đoạn B5
Lượt xem: 18895
20/12/2014 07:49
Trình phân (Phân trình) hề Hà Lương
50. Bồi hồi hề lộ bàng
Lộ bàng nhất vọng (hề) bái ương ương
Tiền xa (quân) (hề) bắc Tế Liễu
chương B - đoạn B6
Lượt xem: 11624
20/12/2014 07:48
Tiêu Tương yên trở Hàm Dương thụ
Hàm Dương thụ cách Tiêu Tương giang
Tương cố bất tương kiến
Thanh thanh mạch thượng tang
chương C - đoạn C1 - khổ C1/1
Lượt xem: 12605
20/12/2014 07:46
Tự tòng biệt hậu phong sa (sương) Lũng
73. Minh nguyệt tri quân hà xứ túc
Cổ lai chinh chiến trường
Vạn lý vô nhân ốc
chương C - đoạn C1 - khổ C1/2
Lượt xem: 15361
20/12/2014 07:45
Cẩm trướng quân vương tri dã vô
Gian nan thùy vị họa chinh phu
Liệu tưởng lương nhân kinh lịch xứ
91. Tiêu Quan giác, Hãn Hải ngung (ngu)
chương C - đoạn C2 - khổ C2/1
Lượt xem: 22188
20/12/2014 07:44
Tự tòng biệt hậu đông nam đôn (ngạo) (khiếu)
Đông nam tri quân chiến hà đạo
Cổ lai chinh chiến nhân
101. Tính mệnh khinh như thảo
chương C - đoạn C2 - khổ C2/2
Lượt xem: 14171
20/12/2014 07:43
111. Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hoàn
Ban Siêu quy thì mấn dĩ ban
Liệu tưởng lương (chinh) nhân trì sính ngoại
Tam xích kiếm nhất nhung an
chương C - đoạn C3
Lượt xem: 18518
20/12/2014 07:42
Lao dữ nhàn thùy dữ ngôn
121. Quân tại thiên nhai thiếp ỷ môn
Ỷ môn cố thiếp kim sinh phận
Thiên nhai khỉ quân bình sinh hồn
chương C - đoạn C4 - khổ C4/1
Lượt xem: 22818
20/12/2014 07:41
Ức tích (Tích ức) dữ quân tương biệt thì
Liễu điều do vị chuyển hoàng ly
Vấn quân hà nhật quy
Quân ước đỗ quyên đề
chương C - đoạn C4 - khổ C4/2
Lượt xem: 18376
20/12/2014 07:41
Ức tích dữ quân tương biệt trung
141. Tuyết mai do vị thức đông phong
Vấn quân hà nhật quy
Quân chỉ đào hoa hồng
Hiển thị 1071 - 1080 tin trong 2678 kết quả