Anh vọng nghe tiếng hát bỗng bàng hoàng
Đôi mắt mùa thu ru êm ả
Ôi, hồ xưa! Những đêm trăng lộng gió
Những đêm không chiếu, không màn
Tiếng hát ấy vẳng xa đã vào bụi cát
Em mãi còn kỉ niệm trong anh
Như hạnh phúc đời anh: cái thực là hư cả
Cái đã hư xưa mới chính thực là mình
Cuộc đời như bóng mây qua vũ trụ
Chiếu ở rất xa,
qua hồn ta,
Ôi! Hư vô, sao quặn xiết lòng ta?
Hỡi đêm tàn!
Có nghe tiếng em vẫn hát tận hồ xa...
PHẠM NGỌC THÁI
Trích tập "Rung động trái tim", Nxb Thanh niên 2009
LỜI BÌNH: Nhà thơ Phạm Ngọc Thái có nhiều thơ hay, đặc biệt là thơ tình. Bài "Anh vọng nghe tiếng em hát bên hồ" này, cứ gieo vào tôi một nỗi cảm hoài da diết:
Anh vọng nghe tiếng hát bỗng bàng hoàng
Đôi mắt mùa thu ru êm ả
Ôi, hồ xưa! Những đêm trăng lộng gió
Những đêm không chiếu, không màn
Tiếng hát mà ngày ấy thiếu nữ vẫn thường hát cho anh nghe trong những đêm trăng bên hồ. Người thiếu nữ có đôi mắt mùa thu dịu dàng, êm ái. Đây là mùa thu đất trời hay mùa thu trong em? Bởi hình ảnh mùa thu đây cũng chỉ còn được gợi lại trong kí ức cùng với tiếng hát của em vọng về, nó càng trở nên sâu lắng, khắc khoải.
Hình tượng: Những đêm không chiếu, không màn /- Nói về kỉ niệm những tháng năm của tình yêu tuổi trẻ, mơ mộng và thiêng liêng. "... không chiếu, không màn" cũng có nghĩa là màn trời, chiếu đất. Nhưng màn trời, chiếu đất của những kiếp lang thang là cảnh cát bụi, gió mưa - Còn màn trời, chiếu đất để diễn tả về tình yêu gái trai lại là hình tượng có tính mĩ học của thiên nhiên. Những đêm không chiếu, không màn ấy... họ đã tha thiết yêu nhau. Và chính trong cái không gian mộng mơ đó, người con gái đã cất tiếng hát. Tiếng em nhỏ nhẹ chỉ đủ cho anh nghe, lẫn vào gió thổi cùng trăng sao.
Đấy, cái khúc thơ đầu nhà thơ đã diễn tả về khung cảnh thiên nhiên và tình yêu bằng cảm xúc trào lên trái tim anh, để bật ra những lời thơ say đắm, thân thương. Kỉ niệm ngọt ngào quá !... Đáng yêu quá !... Giọng thơ khá du dương:
Ôi, hồ xưa! Những đêm trăng lộng gió...
Sang khúc thứ hai, tác giả trở về với thực tại. Những năm tháng tươi đẹp, mộng mơ đã qua đi. Em cũng không còn bên anh. Nhà thơ thầm than:
Tiếng hát ấy vẳng xa đã vào bụi cát
Em mãi còn kỉ niệm trong anh
Tất cả chìm lẫn trong cát bụi. Thơ đi vào triết lý về tháng năm và cuộc đời. Khát vọng và thực tế. Tình yêu và sự chia ly. Đó là những mâu thuẫn của cuộc sống. Nhà thơ phát biểu về hạnh phúc của đời anh thế nào?
Như hạnh phúc đời anh: cái thực là hư cả
Cái đã hư xưa mới chính thực là mình
Ở hai câu trên của khúc thứ hai như vừa phân tích, là tác giả nói về sự bất diệt của tình yêu! Mặc dù tình đã qua, tất cả vào cát bụi... nhưng em mãi mãi là một kỉ niệm không phai mờ trong anh. Mang màu sắc hoài niệm.
Còn hai câu dưới thì triết lí: Cuộc sống của anh hôm nay, cái vẫn đang tồn tại lại chính là... hư ảo? Còn cái đã vào hư ảo, mới thực là hạnh phúc của cuộc đời. Xin phân tích ít nét về sự triết lý của hai câu thơ này, hay thế nào?
Vì sao cái "thực" lại là "hư"? Câu thơ có ý ẩn, cảm xúc phát ra từ tâm linh. Nghĩa là về "thần" chứ không phải về "chất". Tính triết lí nó nằm trong linh hồn con người hơn là bản thể. Tức là, dù tháng năm cát bụi, nhưng tình em mãi mãi còn trong cuộc sống cũng như trái tim anh. Cho nên, chính cái tình yêu "hư ảo" ấy đã trở thành ý nghĩa tồn tại, giá trị đời sống tinh thần của nhà thơ.
Ta lại thấy, nếu mặt phải của tình yêu là nguồn hạnh phúc vô biên - Thì mặt trái của nó khi bị tan vỡ, bên những khổ đau dày vò và thương tiếc... cũng là nguồn hạnh phúc cuộc đời. Chính tính triết lý hai mặt này, về phương diện thi ca đã đẩy nỗi thơ đi đến sự tột cùng. Để nói về giá trị lớn lao, bất hủ của tình yêu! Vậy là, từ cái kí ức nhớ về tiếng hát của người thiếu nữ xưa vọng trong tâm trí, nhà thơ đã dệt nên cả một bản tình xô-nát bên hồ.
Sang khúc thứ ba, khúc thơ cuối cùng:
Thơ tự do hiện đại Phạm Ngọc Thái thực sự là rất mới. Thơ viết phóng khoáng, chuyển đổi tứ tự nhiên, hình ảnh, ngôn ngữ sinh động trong nhịp điệu thi ca... mà không rơi vào sự mượt mà nhàm chán. Có thể nói - Tác giả thuộc các nhà thơ tự do, gieo thơ hiện đại đã vào hàng bậc tinh luyện, nhẹ nhàng.
Đọc lại shakespeare
Lượt xem: 19054
20/12/2014 10:34
Cả thế giới đều biết
Cuối cùng thì chàng đã chết
Cái chết không làm chàng run sợ
Chẳng có gì quật ngã nổi chàng
Hoa ngọc của T.ngy
Lượt xem: 22006
20/12/2014 10:34
vườn đã hoang rồi hoa trắng ạ
anh đã quên như chưa nhớ bao giờ
hai đứa trẻ ngày xưa đã chết
còn lại một người râu tóc lơ phơ
Hoa và đất
Lượt xem: 20995
20/12/2014 10:33
Khi con ra đời
Cha gọi con là nụ hoa
Cha gọi con là ngọn gió
Cha gọi con là mặt trời
Cha gọi con bằng tất cả
Những từ ngữ đẹp nhất trên đời.
Huệ
Lượt xem: 43079
20/12/2014 10:32
mãi đến mười năm anh mới nhận ra mình đã mất
ngôi nhà có khung cửa tối
và ngã tư mưa bay mù trời những chiều về muộn
em ướt như con chim sẻ lông xù
Huế 1998
Lượt xem: 28457
20/12/2014 10:31
chỗ nào cho bình yên
thôi ta ngồi với cỏ
ghế đời chông chênh quá
chỗ nào cho bình yên?
Không đề
Lượt xem: 19445
20/12/2014 10:29
tôi là con chim nhỏ
một hôm đến giữa cuộc đời
hót chơi dăm ba tiếng
Không đề 5
Lượt xem: 15289
20/12/2014 10:29
Tôi không có bi kịch
Cho đến một ngày
Tôi tẩy xoá những tì vết
Tôi có một cuộc đời trắng
Màu tết
Lượt xem: 26365
20/12/2014 10:28
chuyến xe cuối cùng đã ra đi
ngoài phố lá me rắc cốm
chàng áo xanh Tư Mã không quê nhà
chưa gió rét mà linh hồn đau ốm
Mẹ
Lượt xem: 51868
20/12/2014 10:27
Xin tặng cho những ai được diễm phúc còn có Mẹ
Đỗ Trung Quân - 1986
Con sẽ không đợi một ngày kia
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Một chút hương thời gian
Lượt xem: 22749
20/12/2014 10:26
Cơn gió mùa xa về gõ cửa
Cho lòng ta nhớ Tết thế này !
Em đến mà sao trời nóng quá
Đâu còn một chút mưa xuân bay ?
Hiển thị 1031 - 1040 tin trong 2678 kết quả