Ngôi nhà - ngôi nhà duy nhất trong thung lũng - nằm tụt vào bên trong sườn đồi núi thoai thoải. Từ độ cao này, người ta có thể nhìn thấy dòng sông, cạnh đó là bãi san hô, và cánh đồng bắp chín được điểm tô bằng những chấm hoa đậu đỏ, những chấm hoa luôn báo hiệu một mùa gặt hái tốt lành.
Đất bây giờ cần một cơn mưa lớn, hay tệ lắm cũng phải là một cơn mưa rào. Suốt cả buổi sáng, Lencho - người nông dân dày kinh nghiệm với ruộng đất mùa màng hơn ai cả - không làm được một điều gì ngoài cái việc cứ đảo mắt nhìn lên bầu trời về phía đông bắc.
- Thế nào cũng phải mưa một chút, bà ơi.
Người đàn bà đang chuẩn bị để sửa soạn bữa ăn trưa, trả lời:
- Vâng, tôi cũng mong Ông Trời ban ơn.
Đứa con trai lớn tuổi nhất đang làm việc ngoài đồng, trong khi những đứa nhỏ thì chơi quanh quẩn trước hiên nhà, cho đến khi người đàn bà gọi to:
- Về ăn cơm...
Trong bữa ăn, giống như Lencho tiên đoán, những giọt nước mưa bắt đầu rơi xuống. Phía đông bắc từng cuộn mây khổng lồ đang dần dần kéo đến. Không khí thật trong lành và dễ chịu.
Gã bước ra ngoài, đi xuống bãi san hô với mục đích được đón nhận những giọt mưa rớt trên chính thân thể mình. Khi về lại nhà, gã reo lên:
- Thiệt không phải là trời mưa nước mà mưa tiền, những đồng tiền mới toanh! Mỗi hạt mưa to là đồng mười xu, hạt nhỏ là đồng năm xu..."
Lencho ngắm nhìn cánh đồng bắp cùng những chấm hoa đậu đỏ chìm đắm trong cơn mưa với vẻ hài lòng trên khuôn mặt. Bỗng dưng trời trở gió ầm ầm, những giọt mưa biến thành những cục nước đá rơi xuống lộp độp. Những cục nước đá to tròn này giống y hệt những đồng tiền bằng bạc rơi từ trời cao xuống đất. Mấy đứa con trai của gã chạy tuôn ra giữa cơn mưa, thi nhau nhặt nhạnh những hạt mưa đá như những hạt trân châu.
- Trời càng lúc càng xấu - gã than thở, rầu rĩ - Tôi hy vọng cơn mưa đá tạnh sớm.
Nhưng cơn mưa đá không tạnh sớm chút nào. Hơn một tiếng rưỡi đồng hồ mưa đá rơi lộp độp trên mái nhà, trên khu vườn, trên sườn đồi, trên cánh đồng bắp, trên khắp thung lũng. Mọi vật mọi thứ trở nên trắng xoá như có ai rắc muối lên khắp nơi. Bao nhiêu cây cối trong làng đều trơ trụi lá. Bao nhiêu cây bắp đầy trái và những hứa hẹn đều bị mưa đá phá hủy tan tành. Tất cả hoa đậu đỏ đều rụng rơi lả tả. Cõi lòng Lencho tan nát. Khi trời quang mây tạnh, gã đứng giữa cánh đồng và nói với những đứa con trai của mình:
- Giặc châu chấu còn không phá hại tệ đến mức này... Cơn mưa đá đã tàn phá tất cả rồi... Các con ơi: năm nay chúng ta sẽ không có lấy một hột bắp, một hột đậu mà ăn...
Tối hôm ấy thật là buồn thảm:
- Bao nhiêu công lao, giờ thì công dã tràng!
- Không ai có thể giúp chúng ta!
- Năm nay cả nhà sẽ đói mất thôi...
Nhưng trong trái tim của tất cả mọi người sống trong căn nhà bé nhỏ giữa thung lũng ấy còn một tia hy vọng: Ông Trời sẽ giúp.
- Đừng buồn rầu quá sức, dù chúng ta coi như là đã trắng tay. Hãy nhớ rằng không ai chết đói!
- Đúng rồi. Người ta hay nói: không ai chết đói...
Suốt đêm, Lencho chỉ nghĩ đến một niềm hy vọng: Trời giúp, và mắt Ông Trời, như gã vẫn được dạy bảo từ thưở nhỏ, thấy được mọi thứ, mọi điều trên thế gian này. Ông Trời còn nhìn thấy xuyên qua trái tim và lương tâm con người nữa kia mà.
Lencho là một gã quê mùa, hiền lành, chất phát như một con bò. Dù làm việc như trâu, nhưng gã vẫn biết đọc biết viết. Chiều ngày hôm sau, Chủ Nhật, sau một ngày làm việc quần quật, tin chắc rằng mình có Trời hộ mệnh, gã bắt đầu viết một lá thơ. Chính gã sẽ mang vào phố, tự tay mình gởi đi.
Một lá thơ gởi cho Ông Trời.
"Thưa Ông Trời", gã hí hoáy, "Nếu Ông Trời không giúp con, thì con và cả gia đình sẽ đói năm nay. Con cần một trăm đồng Peso để mua hạt giống gieo lại trên ruộng, và cũng đế nuôi sống cả nhà trong khi chờ bắp đến mùa, vì cơn mưa đá..."
Ngoài bì thơ gã để: "Gửi Ông Trời", gã nhét tờ thơ vào phong bì, và còn lo xa hơn, đi vô tận phố gởi. Đến bưu điện, gã mua một con tem, cẩn thận dán rồi bỏ lá thơ vào thùng.
Một nhân viên bưu điện, là người phát thơ và cũng là người phụ việc trong bưu điện, vừa cầm lá thư đến mang đến cho ông xếp của mình vừa cười ha hả. Lần đầu tiên trong cuộc đời làm nghề "bưu điện" bao năm của hắn, hắn được thấy một cái địa chỉ như thế này. Ông Xếp - một người đàn ông mập tròn và đôn hậu - nhìn phong thơ cũng lăn ra cười nghiêng ngửa. Nhưng liền lập tức ông trở nên nghiêm trang, tay gõ nhè nhẹ lên phong thư trên bàn, ông phán:
- Thật là một niềm tin đáng quý! Tôi ước gì tôi cũng có niềm tin vào Ông Trời như anh chàng viết lá thư này. Tin tưởng tuyệt đối vào Trời Đất như anh ta. Hy vọng và tin bằng một cách duy nhất mà anh biết: Liên lạc với Ông Trời!
Và, Ông Xếp không muốn niềm tin trong sáng vào Ông Trời bị sụp đổ tan tành, nếu lá thư không phát được. Ông nghĩ ra một sáng kiến: trả lời thư. Nhưng khi mở thư ra xem, ông thấy rằng chỉ trả lời suông bằng lòng nhân đạo, bằng giấy và mực thì không đủ. Nhất định không thay đổi ý kiến: Ông động viên tất cả mọi nhân viên trong bưu điện, mỗi người một ít, quyên góp tiền để giúp cho Lencho. Chính ông cũng bỏ ra một phần lương của mình, ông còn quyên góp vận động bạn bè "làm việc phước thiện".
Dù cố gắng hết sức mình, Ông Xếp vẫn không tài nào quyên góp đủ 100 đồng peso, ông đành gởi cho người nông dân toàn bộ số tiền quyên góp, được hơn năm mươi mấy đồng. Ông Xếp bỏ những tờ giấy bạc vào phong bì thơ, dán lại. Ngoài bì thơ ông ghi người nhận là Lencho với địa chỉ, còn nơi người gởi thì ông chỉ để một chữ duy nhất: ÔNG TRỜI.
Chủ nhật tuần sau, Lencho đến bưu điện sớm hơn thường lệ. Gã hỏi có thơ nào gởi cho gã hay không. Cũng vẫn người phát thơ ấy tận tay giao lá thơ cho hắn, trong khi ở bên trong, Ông Xếp vô cùng hài lòng. Cái hài lòng của một người tự nhận biết mình vừa ẩn danh làm một việc phước thiện cao cả. Ông nhìn ra cửa văn phòng mình.
Lencho không tỏ một chút ngạc nhiên nào khi gã mở phong bì thơ và nhìn thấy những tờ bạc gởi từ Ông Trời - như Ông Xếp tưởng. Gã giận dữ khi đếm tiền... Ông Trời không thể nào lầm lỗi kinh khiếp như thế này được, không thể nào Ông Trời lại bài bác yêu cầu của gã!!!
Liền lập tức, Lencho bước tới quày hàng, trước khuôn cửa sổ, gã xin giấy mực. Ngồi xuống ngay cái bàn công cộng đặt trong bưu điện, gã bắt đầu cắm cúi viết, cặp chân mày chau lại, run run vì sự cố gắng tối đa gã phải tập trung để diễn tả cho hết những suy nghĩ trong đầu mình. Khi viết xong, gã trở lại quày, và trước khung cửa sổ gã mua một con tem. Lè lưỡi liếm tem, đặt con tem ngay ngắn lên bì thơ, gã đưa nắm tay đấm cái "rầm" lên phong bì.
Khi lá thơ lọt vào thùng thì Ông Xếp lật đật chụp lấy, mở ra đọc. Thơ viết:
"Gởi Ông Trời: Số tiền con xin Ông Trời, chỉ có bảy đồng Peso đến tay con mà thôi. Xin Ông Trời gởi cho con phần còn lại, vì con đang cần số tiền này lắm lắm. Nhưng Ông Trời đừng gởi qua đường bưu điện nữa, vì cái đám nhân viên bưu điện là một đám lưu manh! Lencho."
Lên giá đến nơi rồi
Lượt xem: 3602
16/12/2014 20:02
Nếu nghe lời kẻ quen thuộc thì nhà tôi phải thành kho thực phẩm, còn tôi thì thuê khách sạn mà trú. "Bác phải tìm nơi tích trữ...", "Không phải một vài cân, mà là mấy bao mấy thùng, mấy bịch". Sáng danh Đức Ala, tôi làm gì có tiền! Tôi chỉ chạy được một cân dầu ôliu, ba bánh xà phòng, một gói trà, một cân đường thôi.
Nghĩa vụ đối với Tổ quốc
Lượt xem: 3453
16/12/2014 20:01
Tóm lại là suốt 15 ngày tôi cứ đi moi hết vị này đến vị khác trong đoàn... Tôi làm việc như một nhà phẫu thuật lành nghề. Nói thật chứ, giá tôi có lấy mất một lá phổi của những anh chàng đù đờ này thì có lẽ họ cũng chẳng hay biết gì...
Tội đồ bất đắc dĩ
Lượt xem: 3734
16/12/2014 19:58
Chiếc ô tô buýt chật ních người. Nhưng giữa đám người chen chúc ấy vẫn nổi bật lên một vị khách mà thoáng trông cũng biết ngay là đi nhầm xe. Chỗ của ông ta lẽ ra là trong xe cấp cứu mới phải. Vì tay trái ông ta bị buộc treo lên vai bằng một dây vải trắng, đầu thì băng bó chằng chịt, một mắt thì sưng húp lên...
Secmenđi sinh ngày nào?
Lượt xem: 3521
16/12/2014 19:57
Ðúng là thời buổi bây giờ, không nói gì đến hạng dân thường, mà ngay cả những người có học cũng chẳng anh nào quan tâm gì đến khoa học cả! Nhà bác học này có cống hiến rất lớn cho nền lịch sử văn học nước ta đấy, vì ông ta đã tìm ra một ngày quan trọng...
Vì sao mèo cúp đuôi chạy?
Lượt xem: 3475
16/12/2014 19:55
Con người dù sao cũng khôn ngoan, biết cách trở về trạng thái bình tĩnh. Nhưng còn chú mèo? Chú nhảy bổ đi mất như hoá dại. Liệu rồi chú có lấy lại được bình tĩnh hay không? Điều ấy đến bây giờ tôi vẫn chưa dám chắc.
Phải hét thật to
Lượt xem: 4311
16/12/2014 19:52
Trước đây tôi đã vài lần được xem đấu vật, và tôi biết các võ sĩ có quyền hét thật to để tự chấn an và uy hiếp tinh thần của đối phương. Tôi còn biết làm gì được? Tôi cố làm bộ mặt thật dữ tợn, vỗ tay vào đùi đen đét và ra sức gào thật to đến đau quặn cả bụng. Tôi thấy đối thủ của tôi hơi lùi lại...
Xếp hàng
Lượt xem: 4793
16/12/2014 19:51
Về nhà tôi để mũ lên bàn. Lúc làm việc thỉnh thoảng tôi ngẩng đầu lên nhìn. Một mặt nó gợi nhớ cái xuẩn ngốc của tôi, mặt khác, nó cũng là một nguồn an ủi thật hú vía? Suýt nữa ngày mai tôi đi mua một cây xe điếu thì sao? Biết dùng nó làm gì cho được?
Con vẹt A-ra
Lượt xem: 3736
16/12/2014 19:47
Cứ nhắm mắt lại là hình dung ra cảnh tượng: sau khi từ cơ quan về, mệt mỏi vì những hội nghị hay các cuộc họp quan trọng, Ni-rep buông mình xuống chiếc ghế bành rất sâu và êm, tha hồ ngắm nghía con vẹt. Con chim nhập khẩu nhiều màu sắc đó kính cẩn nhìn chủ và cất tiếng chào lạ tai: "ca-răm-ba" hay "măm-ba" gì đó.
Đầu bếp có bằng cấp
Lượt xem: 3494
16/12/2014 19:46
Dạo bước trên phố, tự nhiên cảm thấy bụng đói thì vừa lúc tôi bước gần đến một nhà hàng đặc sản. Một năm trước, tôi đã có dịp thưởng thức tại đây món gà tần hạt sen thơm tho béo ngậy, cho đến nay vẫn không thể nào quên...
Cái chân biết hát
Lượt xem: 3491
16/12/2014 19:45
Tôi có một ông bác tên là Hécbéc Giêm. Bác tôi năm mươi hai tuổi, làm ở hiệu giặt ủi quần áo. Một bữa nọ, trước lễ Giáng sinh, ông trở về nhà trên một chiếc xe buýt người đông như nêm cối. Bỗng ông nghe thấy tiếng hát cất lên từ một nơi nào đó ở bên trong chiếc giày...
Hiển thị 1 - 10 tin trong 50 kết quả