Mầm ươm

Ký ức là nhật ký mà tất cả chúng ta mang theo quanh mình. (Oscar Wilde)

TTO - Tôi đặt chiếc ghi-ta bên cạnh mình trên băng ghế ở công viên và nhìn chăm chăm vào dòng Detroit cuồn cuộn chảy qua. Ba tuần nữa là đám cưới của Susan. Con bé muốn tôi viết một ca khúc cho buổi lễ. Lòng tôi chùng xuống. Tôi đã nghĩ con gái thường có khuynh hướng kết hôn với những gã giống như bố của chúng. Rich và tôi lại chẳng có gì giống nhau hết.

Lực của tôi không thể đọ với Rich. Thằng nhóc đã dám chọn học ở MSU (Đại học Bang Michigan) hơn hẳn ngôi trường U of M (Đại học thành phố Michigan) mà tôi đã học. Nhưng lời bào chữa của Susan là gì chứ? Làm sao đứa con gái đầu lòng cực kỳ ngoan cố của tôi lại có thể phải lòng cái thằng đó? Tôi cầm cây ghi-ta lên và bập bùng bản “Kẻ phản bội.”

Tôi nhớ lần đầu tiên Susan đưa Rich về nhà. Tôi đã bấu chặt ngực mình và chỉ vào chiếc áo lạnh cộc tay của con bé.

“Chẳng có gì đâu bố,” con bé nhanh nhảu giải thích, kiểm tra cái logo MSU trên ngực nó. “Con lạnh, chỉ thế thôi. Rich cho con mượn áo của anh ấy.”

Ngay lập tức tôi chộp lấy chiếc áo khoác cộc tay U of M ưa thích của mình.

“Đây nè, công chúa.” Tôi vừa nói vừa mở cái áo ra. “Cái này sẽ giữ ấm cho con.” Con bé nhìn Rich và nhún vai tỏ vẻ xin lỗi.

Sau đó tôi dẫn mọi người vào bếp. Trong khi họ tham quan, tôi lén cất ngay mấy cái tô đựng bánh snack của vợ và thay thế bằng những chén đĩa dành cho tiệc tùng của mình. Lát sau, tôi nghe thấy Mare lặng lẽ kiếm chén đĩa của nàng. Cuối cùng, nàng chịu thua và bắt đầu đổ bánh quy xoắn và khoai tây rán vào mấy cái tô của tôi rồi đặt phịch chúng xuống ngay trước mặt tôi. Tôi chẳng cần phải nhìn lên mà vẫn cảm thấy được Susan và mẹ nó đang nhìn mình với ánh mắt hình viên đạn. Rich chỉ cười khúc khích.

Cuối cùng, hai đứa chúng nó phải đi. Tôi cười qua kẽ răng khi thấy cái nhãn rất kêu “MSU” được đính vào chiếc Ford Explorer của thằng nhỏ đó.

“Anh không tin. Nó không chỉ học đại học của Bang Michigan, mà còn lái chiếc Ford ư.”

Mare nói nàng không nghĩ thằng nhỏ có ý nghĩa gì cả qua chuyện đó. Có thể cậu ta không có những thứ đó, nhưng Susan là đứa rất hiểu chuyện mà. Chính những đồng lương tôi có được từ công ty General Motors đã giúp trang trải chi phí học đại học của con bé đó chứ.

Vài tháng sau, Susan gọi điện nói Rich cho con bé mượn vài thứ đồ đạc. Tôi có thể giúp chuyển đồ không ư? Rich hả? Trời ơi! Tôi không ngờ con gái tôi vẫn còn quen với thằng nhóc đó.

“Chắc chắn rồi.” Tôi đồng ý.

“Tuyệt vời, Rich sẽ rất cảm kích cánh tay vạm vỡ của bố đấy.”

Tôi cười và gồng cơ bắp lên khi cúp điện thoại. Là cha của 5 cô con gái, tôi là chuyên gia chuyển dời và sắp đặt mọi thứ. Tôi sẽ cho Rich thấy vài chiêu.

Ngày di chuyển đồ đạc là một ngày mưa và oi bức, và tôi cảm thấy lờ đờ uể oải. Vậy mà Rich lại háo hức muốn bắt đầu ngay. Thằng nhóc chất những chiếc thùng trên đôi vai lực lưỡng của mình và bước một lần hai bước một. Bày đặt!

Khi mọi việc đã xong, Rich mời chúng tôi đến nhà mình chơi. Tôi cau mày khi thằng nhóc phục vụ nước uống trong những chiếc ly sang trọng dùng cho tiệc tùng. Nếu không phải vì quá khát thì tôi đã từ chối từ lâu rồi.

Trên đường về, tôi cố moi thông tin từ vợ. “Vậy thằng Rich với con bé Susan là sao thế? Chúng nó nghiêm túc đấy chứ?”

“Susan nói chúng nó là bạn nghiêm túc đấy.” Tôi có thể thấy vợ mình đang lảng tránh.

“Thế thằng Rich nói gì?”, tôi chất vấn.

Vợ tôi bắt đầu rền rĩ. “Thì nó bảo nó muốn biết con đường đến trái tim Susan. Nó nói nó yêu con bé nhà mình.”

Tôi im lặng suốt 3 tiếng đồng hồ còn lại cho đến khi về tới nhà. Cái tên địch thủ MSU tinh quái đó đã yêu nàng công chúa đầu lòng quý giá của chúng tôi, đứa bé xinh đẹp nhất trong nhà bảo sanh.

Vài tháng sau, thằng nhỏ ngỏ ý muốn lấy con gái tôi, và con bé đã nói, “Vâng”. Khi con bé về nhà báo tin, tôi biết mình đã mất cô con gái bé nhỏ về tay tên MSU rồi.

Năm tháng trôi đi khi tôi ôm chặt cây đàn ghi-ta và khẽ gảy nhẹ một hợp âm. Bất chợt, tôi nhớ lại những ngày đầu tiên Susan đi nhà trẻ.

“Bố sẵn sàng chưa ạ?” Con bé hỏi khi nhảy cẫng vào chiếc xe Buick Skylark 1972 màu xanh lam cũ kỹ của chúng tôi.

“Sẵn sàng, thưa Công chúa!” Tôi vừa nói và hôn lên trán con bé và ném chiếc cặp đựng tài liệu xuống dưới chân cô nhóc. Chúng tôi dừng xe lại ba lần để đón mấy đứa nhóc bạn của con bé đi học chung. “Các con cứ nói chuyện đi,” tôi nói với chúng. Chúng nhìn qua cửa sổ xe một cách căng thẳng.

Susan lấy trong túi xách ra chiếc băng cát-xét. “Bố ơi, bố cho chúng con nghe cái này được không ạ?”

“Được chứ.” Đó là một bài hát về chiếc rương của Noah. Susan ngâm nga theo, Jimmy thì không ngừng đạp chân lên lưng ghế của tôi, hai nhóc còn lại lắc lư đầu. Chẳng mấy chốc, tất cả chúng tôi đều bị cuốn vào điệu nhạc, “Ễnh ương và bươm bướm, cả hai lại hồi sinh!”

Một cơn gió lạnh buốt thổi đến từ chiếc tàu chạy ngang sông kéo tôi ra khỏi chốn mơ màng. Nhờ ký ức đó mà lời bài hát cho lễ cưới của Susan cuối cùng đã hiện ra.

Ba tuần sau, nghệ sỹ dương cầm bắt đầu đánh khúc nhạc cưới. Susan ngước nhìn tôi với đôi mắt xanh mọng nước và thì thầm, “Bố sẵn sàng chưa ạ?” Tôi kéo đôi vai đang run rẩy của con gái nép vào vai mình và dẫn con bé về phía cổng chào đang mở rộng. Ánh đèn nhấp nháy, mọi người cùng đứng dậy vỗ tay chúc mừng khi bố con tôi bước xuống lối đi. Tôi liếc qua để trấn an con gái, nhưng ánh mắt của con bé đã bị cài chặt vào Rich rồi.

Tại bàn thờ Chúa, vị mục sư hỏi, “Ai trao người phụ nữ này cho cuộc hôn nhân này?” Cả nhà thờ im lặng đến mức bạn có thể nghe thấy tiếng nến nổ lách tách. “Mẹ cô ta và tôi,” tôi nói một cách tự hào, như thể tôi vừa mới trao gởi một món quà vô giá.

Tôi cầm lấy cây ghi-ta và cất tiếng hát. Đến đoạn cuối cùng, tôi bắt đầu nghẹn giọng.

Bởi vì, giống như ễnh ương và bươm bướm và cách chúng sống hai cuộc đời khác nhau,

Cô gái nhỏ vui chơi, một ngày kia lớn khôn, với trái tim hóa thành nguời vợ.

Tại sảnh tiếp tân lớn cỡ sân vận động, Susan vội thay một bộ váy cưới khác. Cuối cùng, ánh đèn được vặn dịu bớt khi người điều khiển chương trình thông báo tiết mục nhảy của bố và con gái. Tôi không thể tin vào tai mình. “Bài ca ễnh ương và bươm bướm!” Tôi xoay con gái một vòng và con bé đập đập “hai cánh”, rồi chúng tôi nhảy lên ở phần chú ếch phóng lên thềm hoa huệ tây. Và sau đó, như thời thơ ấu của con bé, bản khiêu vũ kết thúc quá sớm.

Sau cùng, Rich bắt tay tôi và cám ơn tôi vì đám cưới này - và vì Susan, món quà quý báu hơn tất cả. Đột nhiên tôi nhận ra rằng, có lẽ tôi và Rich cũng đâu quá khác nhau. Có lẽ rốt cuộc Susan cũng đã lấy được một gã giống như bố con bé.

Nếu Thượng đế có thể biến nòng nọc thành ễnh ương và các cô gái nhỏ thành những bà vợ, thì chắc là thằng nhỏ cũng có thể thay đổi được tôi. Thôi được, tôi có thể không bao giờ cổ vũ cho MSU, nhưng tôi sẽ luôn ở bên ủng hộ Rich và Susan bất cứ lúc nào.

JOE STRUBE
Các tác phẩm khác

Tình thương không lời Lượt xem: 2129
16/12/2014 14:42
Tôi còn nhớ có lần mẹ nhờ cha dạy cho tôi tập đi xe đạp. Tôi xin cha khoan hãy buông tay ra, nhưng cha nói đã đến lúc cha không nên vịn xe cho tôi nữa. Và thế là cha buông tay. Tôi té xuống đất, mẹ vội chạy lại đỡ tôi dậy, còn cha thì khoát tay ra hiệu mẹ tránh ra...

Đen hay trắng Lượt xem: 2346
16/12/2014 14:42
Khi học cấp I, có lần tôi tranh cãi kịch liệt với một cậu bạn. Thực tế tôi không nhớ chúng tôi đã cãi nhau vì cái gì, nhưng bài học ngày hôm ấy thì tôi vẫn nhớ mãi.

Hóa đơn Lượt xem: 4473
16/12/2014 14:40
Peter là con trai của một chủ cửa hàng bách hóa nhỏ đầu phố. Cậu thường đến của hàng của mẹ chơi. Mỗi ngày, cửa hàng đều có không ít những hóa đơn trả tiền hoặc thu tiền hàng cần thanh toán hoặc chuyển đến khách hàng. Peter thường được mẹ giao nhiệm vụ đem những hóa đơn đó đến bưu điện để gửi...

Thư gởi con trai Lượt xem: 2737
16/12/2014 14:37
Bố rất vui, con trai, con đã đến xin lỗi bố và cho bố cơ hội để xin lỗi con. Hai bố con đã cho nhau cơ hội để tha thứ lẫn nhau, để cả hai bố con mình biết: Bố yêu con như thế nào và con cũng yêu bố đến mức nào

Câu cá Lượt xem: 3311
16/12/2014 14:36
Một lần, cậu theo bố đi câu cá vào buổi chiều tối. Cậu mang theo ít giun làm mồi với hy vọng bắt được vài con cá. Cậu móc mồi rồi bắt đầu tập quăng mồi. Lưỡi câu đập thẳng vào mặt nước và tạo ra những gợn sóng nhiều màu sắc trong ráng chiều...

Ô cửa kính vỡ Lượt xem: 2535
16/12/2014 14:35
Vào năm 1954, tôi mới lên 12 tuổi. Lúc đó, tôi thường dậy sớm đi bỏ báo xong rồi về học. Trong số khách hàng của tôi có một bà lão tóc bạc phơ sống một mình trong ngôi nhà nhỏ trên phố Chuồng Chim. Ít khi tôi nhìn thấy bà lão...

Tại sao phụ nữ khóc Lượt xem: 3192
16/12/2014 14:33
Khi Thượng đế tạo ra người phụ nữ, người phải làm cho họ thật đặc sắc. Người làm cho đôi bờ vai họ cứng cáp để che chở được cả thế giới, đôi tay họ mát lành để che chở sự yêu thương, và người cho họ một sức mạnh tiềm ẩn để mang nặng đẻ đau...

Gán nhãn Lượt xem: 2820
16/12/2014 14:32
Thằng bé mếu máo làm theo lời mẹ. Nó xin lỗi cô nhân viên bán sách mà nước mắt vắn nước mắt dài. Bà mẹ thấy con biết ăn năn hối cải cũng tỏ ra nhẹ nhõm, bằng lòng. Chị vừa dạy con mình một bài học mà nó đã biết ngoan ngoãn nghe theo.

Cha tôi Lượt xem: 2113
16/12/2014 14:27
Enricô ơi! Chắc hẳn những bạn con như Côrêtti và Garônê không bao giờ trả lời cha mẹ một cách vô lễ như con đã đối với cha con chiều qua. Con phải hứa cùng mẹ rằng từ nay con sẽ không thế nữa. Mỗi khi cha con mắng con là y như con nói trả những câu rất vô lễ...

Mẹ tôi Lượt xem: 6388
16/12/2014 14:25
Rồi đây, con sẽ trưởng thành, những cuộc phấn đấu sẽ rèn con nên người mạnh mẽ. Con sẽ không bao giờ quên được hình ảnh mẹ con và con sẽ ước gì lại được nghe thấy tiếng êm ái và trông thấy nét mặt hiền từ của mẹ con, vì dù lớn đến mức nào, khỏe đến mực nào, con vẫn thấy là một đứa trẻ trơ vơ và yếu đuối...

Hiển thị 61 - 70 tin trong 78 kết quả