Kiến thức thị trường Vàng và Forex

Cách phân biệt đá quý Lượt xem: 68592

25/05/2013 09:47

Khi bạn được thừa hưởng một trang sức đá quý mà bạn không biết cách nào để nhận biết giá trị hay bạn muốn trờ thành một người sành sỏi về trang sức hơn, chúng tôi xin chia sẻ một vài thông tin có thể sẽ hữu ích cho bạn trong việc nhận biết đá quý.

Nhiều người đơn thuần tin tưởng rằng những người bán đá quý cho mình rất trung thực về giá trị thực của đá quý. Nhưng thời nay, song song với việc có rất nhiều thương hiệu kinh doanh trang sức uy tín và đáng tin cậy thì còn có một số người kinh doanh hám lời không chân thật. Vì vậy, sẽ rất hữu ích khi bạn tự trang bị cho mình một số kiến thức căn bản để nhận biết đá quý trước khi tiến hành mua sắm.

HƯỚNG DẪN

1. Thứ nhất, hãy cảm nhận viên đá.
Nếu viên đá có kết cấu thô và nhìn mỏng manh dễ vỡ thì đích thị đó không phải là đá quý. Đá quý thật sự rất trơn nhẵn và cứng. Thế nhưng, kể cả khi viên đá của bạn dễ bị trầy xước và bị méo thì bạn cũng không thể khẳng định chắc chắn rằng đó không phải là đá quý chỉ nhờ cách chạm vào nó. Để có được một đánh giá chính xác, bạn phải sử dụng một bộ dụng cụ thử nghiệm độ cứng của đá quý. Trên thị trường có một loạt các dụng cụ có sẵn cho cả người sưu tập nghiệp dư và những chuyên gia trang sức mua về sử dụng. Giá cả của món đồ này có thể trong mức từ 50$ cho tới hàng nghìn dollar. Nếu bạn chỉ muốn kiểm tra một hay hai viên đá, chắc rằng bạn sẽ thích nhờ các nhà kim hoàn xác định giá trị giúp bạn hơn là tự đầu tư mua hẳn một công cụ kiểm tra đá quý.

2. Thứ hai, cầm viên đá quý soi dưới ánh sáng và dùng kính lúp để kiểm tra.
Hầu hết các viên đá quý đều có một hay hai vết rạn, còn đá thủy tinh thì không có vết gì. Các vết rạn thường được gọi là tì vết, chúng làm giảm giá trị của đá quý. Tuy nhiên, không phải vì thế mà ta có thể cho rằng đá thủy tinh giá trị hơn đá quý vì nó không có tì vết. Những viên thủy tinh cắt nhìn thì rất đẹp nhưng giá thành của chúng không được cao.

3. Tiếp tục ngắm nhìn viên đá xem có vết đốm và có bị lồi lõm không. 
Thực ra, có một số ít viên đá không có tì vết nhưng chúng thường rất hiếm, giá đắt và thường là rất nhỏ. Sẽ rất khó hoặc không thể nhìn thấy các tì vết của chúng nếu ta không sử dụng kính lúp. Những chiếc kính lúp được làm riêng cho các nhà kim hoàn và chúng có thể phóng đại hình ảnh viên đá lên gấp 10 lần so với kích thước thật. Bạn có thể một loại kính rẻ chỉ tầm 10$, nhưng loại tốt giá phải tới khoảng 100$. Bạn có thể chọn lựa giữa việc tự mình kiểm tra viên đá hoặc xin ý kiến chuyên gia. Hầu hết mọi người đều thích các viên đá to kể cả chúng có tì vết hơn là những viên đá nhỏ mà không tì vết.

4. Ngắm nhìn viên đá xem có dấu vết của sự thay đổi, chỉnh sửa nào không.
 Những viên đá có thể bị nhuộm, hâm nóng hoặc bị chiếu xạ để làm cho chúng nhìn hấp dẫn hơn. Có một số viên đá được hàn vào vết nứt để đánh lừa thị giác. Những loại đá khác, ví dụ như ngọc lục bảo, có thể được biến đổi nhờ cách tráng thêm một lớp đá quý nhân tạo vào. Có thể nói, không phải tất cả các các sự thay đổi đều là xấu. Hiện nay, có một vài công nghệ làm nóng tạo ra những viên đá đẹp và rất giá trị, ví dụ như đá ruby sao. Còn lại hầu hết những sự thay đổi khác đối với đá quý tự nhiên đều làm giảm giá trị, độ bền và trong trường hợp đá bị chiếu xạ còn có thể gây hại cho sức khỏe con người. Sự chỉnh sửa, đặc biệt là đối với những viên đá mới hơn thường rất là khó để cho những người nghiệp dư phát hiện. Những viên đá cũ hơn và được chỉnh sửa bằng những công nghệ thô sơ thì thỉnh thoảng có thể dễ dàng nhận biết được. Những viên đá được nhuộm màu là dễ phát hiện nhất, bởi vì thời gian trôi qua, nó sẽ bị bạc màu, vết nứt và các ánh lửa sẽ biến mất dần. Một vài kiểu chỉnh sửa đá quý có thể không làm được. Vì vậy, bạn hãy thật cẩn thận xin ý kiến chuyên gia trước khi quyết định mua đá quý đã được chỉnh sửa và bị tác động vào vẻ đẹp tự nhiên.

5. Xem xét cách trình bày các món trang sức đó. 
Hãy xem xét các móc gài trên dây chuyền và lắc tay. Kiểm tra các chi tiết trên nhẫn và khuyên tai. Nếu chất liệu kim loại của những trang sức này là giá rẻ và mỏng manh thì có lẽ viên đá đó sẽ không giá trị lắm. Hiện nay, những trang sức giá trị tốt thường làm từ platin hay tối thiểu là vàng 14k. Một số loại đá quý thì được kết hợp với bạc, nhưng thường thì điều này ít xảy ra và chỉ dành cho đá quý chất lượng trung bình. Xem xét các trang sức cổ có thể phức tạp hơn 1 chút. Thiết kế đồ trang sức cũng dễ bị ảnh hưởng bởi xu hướng giống như các ngành thiết kế thời trang khác hay đồ trang trí. Chẳng hạn như đồ trang sức từ các khoảng thời gian trước thường bao gồm những viên đá rất giá trị gắn với kim loại giá rẻ đánh giá dựa theo tiêu chuẩn ngày nay. Những trang sức cổ có sức hút đặc biệt và được giá khá cao mặc dù những viên đá gắn vào nó không phải là đá quý.

6. Nghiên cứu các sự dao động màu sắc của đá quý mà bạn muốn có được. 
Nhiều người không biết rằng sapphire có thể không màu, kim cương có thể có màu vàng, garnet có thể có màu tím và topaz lại màu hồng. Màu sắc không phải là yếu tố quan trọng nhất trong việc phân loại đá quý, nhưng nó cũng có ảnh hưởng tới giá trị của đá. Garnet màu tím hoặc xanh lá, topaz màu đỏ hay hồng, kim cương đỏ là các biến thể màu sắc hiếm có và giá trị nhất. Trong bất cứ loại đá nào, loại giá trị nhất sẽ có màu sắc chói lọi và tinh khiết nhất. Giá trị của một loại đá quý màu sắc nhất định sẽ khác nhau tùy theo các loại đá quý khác nhau. Ví dụ, sapphire có màu sắc trung bình có giá cao hơn những màu mờ nhạt.

* Một số mẹo vặt:
Bạn có thể tìm kiếm trang sức đá quý tại các cửa tiệm đồ cổ, những cửa tiệm hàng giảm giá hay hàng second-hand. Người bán hàng thường không biết rằng họ đang sở hữu viên đá rất giá trị.
- Các nhà kim hoàn uy tín, có đạo đức nghề nghiệp sẽ cung cấp tất cả những thông tin bạn cần có để đi đến quyết định mua món trang sức đó.

nguồn Châu Khê - theo btmc
Kiến thức vàng vật chất

Tất cả các tin cùng chuyên mục   Sắp theo thứ tự thời gian

Cách tính giá vàng Việt nam từ giá vàng thế giới.  25/05/2013 19:47
Vàng 24K, 18K, 14K, 10k khác nhau như thế nào?  25/05/2013 09:31
Giờ giao dịch thị trường các phiên trong ngày  19/06/2013 09:17
Tìm hiểu cơ bản về nguyên liệu, phụ liệu trong gia công chế tác kim hoàn  25/05/2013 09:06
Ý nghĩa của đá quý trong tình yêu hôn nhân và công việc  25/05/2013 09:56
Nợ công là gì?  03/05/2013 09:17
Chỉ số đo sức mạnh đô la Mỹ là gì?  16/07/2013 20:44
Các thuật ngữ trong giao dịch vàng  25/05/2013 08:27
Giải thích Bóng phân, Bóng ký  25/05/2013 07:35
Vàng trắng là gì?  25/05/2013 08:04