nguồn : http://vi.wikipedia.org
xem thêm : Lưu Quang Vũ (1948-1988)
Xuân Quỳnh (1942-1988), là một nhà thơ nữ Việt Nam. Bà được xem là nữ thi sĩ nổi tiếng với nhiều bài thơ tình được nhiều người biết đến như Thuyền và Biển, Sóng, Thơ tình cuối mùa thu, Tiếng gà trưa ...
Bà tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942 tại làng La Khê, xã Văn Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố thường xuyên công tác xa gia đình, bà được bà nội nuôi dạy từ nhỏ đến khi trưởng thành.
Tháng 2 năm 1955, Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và được đào tạo thành diễn viên múa. Bà đã nhiều lần đi biểu diễn ở nước ngoài và dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 tại Viena (Áo).
Từ năm 1962 đến 1964, Xuân Quỳnh học Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ (khoá I) của Hội Nhà văn Việt Nam. Sau khi học xong, làm việc tại báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt nam. Xuân Quỳnh là hội viên từ năm 1967, ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III. Năm 1973, Xuân Quỳnh kết hôn với nhà viết kịch, nhà thơ Lưu Quang Vũ, trước đó, Xuân Quỳnh kết hôn lần đầu tiên với một nhạc công của Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và đã ly hôn. Từ năm 1978 đến lúc mất Xuân Quỳnh làm biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới.
Xuân Quỳnh mất ngày 29 tháng 8 năm 1988 trong một tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương (nay là thành phố), tỉnh Hải Dương cùng với chồng Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh Thơ mới 13 tuổi.
Xuân Quỳnh được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001.
Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau như chính tính cách luôn hết mình của Xuân Quỳnh. Những bài thơ khi hạnh phúc đắm say, lúc đau khổ, suy tư của nhà thơ luôn gần gũi vì được viết với sự đằm thắm của một người phụ nữ vừa làm thơ vừa làm vợ, làm mẹ. Nhiều bài thơ của Xuân Quỳnh đã trở nên nổi tiếng như Thuyền và biển, Sóng (viết năm 1967, in trong tập Hoa dọc chiến hào năm 1968), Hoa cỏ may, Tự hát, Nói cùng anh... Các bài thơ Sóng, Truyện cổ tích về loài người (Lời ru trên mặt đất, NXB Tác phẩm mới, 1978) được đưa vào sách giáo khoa phổ thông của Việt nam. Nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu đã phổ nhạc rất thành công các bài thơ: Thuyền và biển (4/1963), Thơ tình cuối mùa thu của Xuân Quỳnh.
Tiếng tắc kè gọi bậu
Lượt xem: 19059
17/12/2014 22:12
Bậu đi rồi bao giờ bậu trở lại
Bờ ao xưa vẫn canh cánh mong chờ
Con tắc kè tặc lưỡi cứ ngẩn ngơ
Trên cây khế như buông lời than trách
Lạc bước
Lượt xem: 29416
17/12/2014 22:11
Xin đừng nhớ núi và sông
Vì bao giờ đã chạnh lòng nước non
Làm sao đi nhặt ánh hồng
Mặt trời nào có mà trông nắng về
Thương nhớ mẹ hiền
Lượt xem: 34534
17/12/2014 22:09
Từ đây con mất mẹ rồi
Hương lòng một nén nghìn đời cácg xa
Người ta có mẹ có cha
Mà sao con mẹ bỗng là mồ côi
Nỗi buồn con cuốn chiếu
Lượt xem: 25993
17/12/2014 22:09
Xòe tay thấy một quê hương
Sợ mưa đêm ướt đường cong lối về
Vỡ trong tiềm thức mà nghe
Nhạt môi cơm áo lời thề nước non
Mưa rơi phố nhỏ
Lượt xem: 30077
17/12/2014 22:08
Mưa rơi trên phố nhỏ
Giọt mưa rớt vội vàng
Mây mù che giăng lối
Chuông giáo đường vang vang
Với những mùa thu
Lượt xem: 27358
17/12/2014 22:07
Em hỡi còn đâu ngày tháng cũ
Những mùa thu trước những mùa thu
Ai khắc lên tim màu tan vỡ
Mà lòng thì vẫn sao cứ như
Lá đổ chiều thu
Lượt xem: 29374
17/12/2014 22:06
Những chiếc lá cuối thu màu vàng úa
Bước em về có lạnh lắm không em
Áo chéo khăn hôn suối mái tóc mềm
Trời hiu quạnh hay lòng người cô quạnh
Mấy mùa thu qua
Lượt xem: 16034
17/12/2014 22:06
Hôm qua trên phố người đông
Tình cờ gặp lại bạn lòng năm xưa
Buồn vui nói hết sao vừa
Từ chia ly đã mấy mùa thu qua
Gốc đa buồn
Lượt xem: 31478
17/12/2014 22:05
Đọc kinh gỏ mõ tìm quên
A Di Đà Phật …tóc em đen huyền
Khói nhang nghi ngút trước thềm
A Di Đà Phật …tội thêm trăm lần
Mẹ và quê hương
Lượt xem: 21606
17/12/2014 22:04
Tự do nào khi không còn dân trí
Độc lập nào khi chẳng có quê hương
Tội tình chi những kẻ đi xuống đường
Nếu đã mất quê hương là huyền thoại
Hiển thị 1111 - 1120 tin trong 2123 kết quả