Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

xem thêm : tác phẩm

Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Tuy thời gian cầm bút rất ngắn ngủi, với tác phẩm đầu tiên là truyện ngắn Chống nạng lên đường đăng trên Ngọ báo vào năm 1930, ông đã để lại một kho tác phẩm đáng kinh ngạc: hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, cùng 1 bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp, một số bài viết phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa[1]. Một số trích đoạn tác phẩm của ông trong các tác phẩm Số đỏGiông Tố đã được đưa vào sách giáo khoa môn Ngữ văn của Việt Nam[2][3].

Nổi tiếng với giọng văn trào phúng châm biếm xã hội của mình, một số người đã so sánh ông như Balzac của Việt Nam[4]. Tuy nhiên, cũng vì phong cách "tả chân" và yếu tố tình dục trong tác phẩm mà khi sinh thời ông đã bị chính quyền bảo hộ Pháp tại Hà Nội gọi ra tòa vì "tội tổn thương phong hóa" (outrage aux bonnes moeurs)[5]. Về sau này, tác phẩm của ông lại bị cấm in, cấm đọc vì là "tác phẩm suy đồi" tại miền Bắc Việt Nam và Việt Nam thống nhất cho đến tận cuối những năm 1980[4][6].

Thân thế và sự nghiệp

Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912, quê ở làng Hảo (nay là thị trấn Bần Yên Nhân), huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhưng ông lớn lên và mất tại Hà Nội. Cha ông là Vũ Văn Lân làm thợ điện ở Ga-ra Charles Boillot, mất sớm khi ông mới được 7 tháng tuổi, Vũ Trọng Phụng được mẹ là bà Phạm Thị Khách ở vậy tần tảo nuôi con ăn học[7]. Sau khi học hết tiểu học tại trường Hàng Vôi, Vũ Trọng Phụng phải thôi học để đi làm kiếm sống vào khoảng năm 14 tuổi[8]. Ông có may mắn được hưởng thụ chế độ giáo dục mới do Toàn quyền Pháp Albert Sarraut đề xướng, miễn phí hoàn toàn trong sáu năm tiểu học, và là một trong những lứa thanh niên Việt Nam đầu tiên được giáo dục bằng tiếng Phápchữ Quốc Ngữ[8], đó là nguyên nhân khiến ông luôn thần tượng nền văn hóa Pháp và là lớp nhà văn tích cực truyền bá văn học chữ Quốc Ngữ[9]. Sau hai năm làm ở các sở tư như nhà hàng Gôđa, nhà in IDEO (Viễn Đông), ông chuyển hẳn sang làm báo, viết văn chuyên nghiệp.

Năm 1930, Vũ Trọng Phụng đã có truyện ngắn đầu tay Chống nạng lên đường đăng trên tờ Ngọ Báo. Bắt đầu ông viết một số truyện ngắn, nhưng không được chú ý. Năm 1931, ông viết vở kịch Không một tiếng vang, thì bắt đầu gây được sự quan tâm của bạn đọc. Năm 1934, Vũ Trọng Phụng mới cho ra mắt cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tay Dứt tình đăng trên tờ Hải Phòng tuần báo.

Năm 1936, ngòi bút tiểu thuyết của ông nở rộ, chỉ trong vòng một năm, bốn cuốn tiểu thuyết lần lượt xuất hiện trên các báo, thu hút sự chú ý của công chúng. Cả bốn tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Vỡ đêLàm đĩ đều hiện thực, đi sâu vào các vấn đề xã hội. Trong đó Số đỏ xuất sắc hơn cả, được xem như tác phẩm lớn nhất của Vũ Trọng Phụng[4], một vài nhân vật, câu nói trong Số đỏ đã đi vào ngôn ngữ đời sống hằng ngày.

Là một nhà báo, Vũ Trọng Phụng đã viết nhiều phóng sự nổi tiếng. Với phóng sự đầu tay Cạm bẫy người (1933) đăng báo Nhật Tân dưới bút danh Thiên Hư, Vũ Trọng Phụng đã gây được sự chú ý của dư luận đương thời. Năm 1934, báo Nhật Tân cho đăng Kỹ nghệ lấy Tây. Với hai phóng sự đó, Vũ Đình ChíVũ Bằng đã cho ông là một trong hàng vài ba "nhà văn mở đầu cho nghề phóng sự của nước ta". Những phóng sự tiếp theo như Cơm thầy cơm cô, Lục sì đã góp phần tạo nên danh hiệu "ông vua phóng sự của đất Bắc" cho Vũ Trọng Phụng[10].

Những tiểu thuyết và phóng sự của ông cũng nhận được nhiều ý kiến phản bác. Từ năm 1936 đến khi Vũ Trọng Phụng qua đời năm 1939, đã nổ ra cuộc tranh luận xung quanh vấn đề "Dâm hay không Dâm" trong các tiểu thuyết, phóng sự của ông[11].

Cả đời Vũ Trọng Phụng sống trong nghèo khổ. Vì còn bà nội và mẹ già nên dù lao động cật lực, ngòi bút của ông vẫn không đủ nuôi gia đình. Tuy viết về nhiều các tệ nạn, thói ăn chơi nhưng Vũ Trọng Phụng là một người đạo đức và sống rất kham khổ. Vì vậy ông mắc bệnh lao phổi. Những ngày cuối đời, trên giường bệnh ông từng phải thốt lên với Vũ Bằng: "Nếu mỗi ngày tôi có một miếng bít tết để ăn thì đâu có phải chết non như thế này"[12]. Vợ ông, bà Vũ Mỹ Lương, tên thường gọi là bà Gái, là con người vợ thứ tư của cụ Cửu Tích, một nhà tư sản có cửa hàng thuốc ở phố Hàng Bạc. Sau khi làm đám cưới vào ngày 23 tháng 1 năm 1938, hai vợ chồng đã cùng thuê nhà ở phố Hàng Bạc.

Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939, khi mới 27 tuổi, để lại gia đình còn bà nội, mẹ đẻ, vợ và người con gái chưa đầy 1 tuổi tên là Vũ Mỹ Hằng[13].

Tác phẩm

Bản quyền tác phẩm

Theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, thời hạn bảo hộ tác quyền chỉ là 50 năm kể từ năm mất của tác giả[14], đồng nghĩa với việc đối với tác phẩm của Vũ Trọng Phụng là đến hết năm 1989. Tuy nhiên, 28 tác phẩm của ông đã được Hãng Bảo hộ bản quyền tác giả VN (nay là Cục Bản quyền Tác giả Việt Nam[15]) gia hạn thời hạn bảo hộ thêm 30 năm[16], gây lúng túng về nghĩa vụ thanh toán tiền tác quyền của một số hãng chuyển thể hoặc tái sử dụng tác phẩm của ông[17].

Kịch

  1. Không một tiếng vang (1931)
  2. Tài tử (1934)
  3. Chín đầu một lúc (1934)
  4. Cái chết bí mật của người trúng số độc đắc (1937)
  5. Hội nghị đùa nhả (1938)
  6. Phân bua (1939)
  7. Tết cụ Cố (Di cảo - đăng sau khi tác giả qua đời, trên Tiểu thuyết thứ bảy số 295, ngày 3 tháng 2 năm 1940)

Dịch thuật

  • Giết mẹ (1936) - nguyên bản Lucrèce Borgia của Victor Hugo

Phóng sự

  1. Đời cạo giấy (1932)
  2. Cạm bẫy người (1933)
  3. Kĩ nghệ lấy Tây (1934)
  4. Hải Phòng 1934 (1934)
  5. Dân biểu và dân biểu (1936)
  6. Cơm thầy cơm cô (1936)
  7. Vẽ nhọ bôi hề (1936)
  8. Lục sì (1937)
  9. Một huyện ăn Tết (1938)

Tiểu thuyết

  1. Dứt tình (1934)
  2. Giông tố (1936), khi đăng trên Hà Nội báo có tên Thị Mịch.
  3. Vỡ đê (1936) - Báo Tương Lai
  4. Số đỏ (1936) - Hà Nội báo
  5. Làm đĩ (1936) - Tạp chí Sông Hương
  6. Lấy nhau vì tình (1937)
  7. Trúng số độc đắc (1938)
  8. Quý phái (1937, đăng dang dở trên Đông Dương tạp chí - bộ mới)
  9. Người tù được tha (Di cảo)

Truyện ngắn

  1. Chống nạng lên đường (1930)
  2. Một cái chết (1931)
  3. Bà lão lòa (1931)
  4. Con người điêu trá (1932)
  5. Quyền làm bố (1933)
  6. Cuộc vui ít có (1933)
  7. Hai hộp xì gà (1933)
  8. Cái hàng rào (1934)
  9. Tình là dây oan (1934)
  10. Duyên không đi lại (1934)
  11. Thầy lang bất hủ (1934)
  12. Ông đừng lầm (1934)
  1. Sao mày không vỡ, nắp ơi? (1934)
  2. Sư cụ triết lý (1935)
  3. Rửa hờn (1935)
  4. Bộ răng vàng (1936)
  5. Hồ sê líu hồ líu sê sàng (1936)
  6. Mơ ngày Tết (1936)
  7. Tết ăn mày (1936)
  8. Lỡ lời (1936)
  9. Người có quyền (1937)
  10. Cái ghen đàn ông (1937)
  11. Lòng tự ái (1937)
  12. Đi săn khỉ (1937)
  1. Máu mê (1937)
  2. Tự do (1937)
  3. Lấy vợ xấu (1937)
  4. Một con chó hay chim chuột (1937)
  5. Một đồng bạc (1939)
  6. Đời là một cuộc chiến đấu (1939)
  7. Bắt vích (1939)
  8. Ăn mừng (1939)
  9. Gương tống tiền (không rõ năm viết)
  10. Đoạn tuyệt (không rõ năm viết)
  11. Từ lý thuyết đến thực hành (không rõ năm viết)
  12. Cái ghen đàn ông

chú thích

Các tác phẩm khác

Gái xuân Lượt xem: 27334
18/12/2014 14:12
Em như cô gái hãy còn xuân
Trong trắng thân chưa lấm bụi trần
Xuân đến, xuân đi, hoa mận nở
Gái xuân giũ lụa trên sông Vân

Thi vị Lượt xem: 30871
18/12/2014 14:12
Trời đen như mực tối ba mươi
Diễm trốn nhà sang để gặp tôi
Hai chúng tôi ngồi trên đệm ra
Lắng nghe nồi bánh rộn ràng sôi

Tâm hồn tôi Lượt xem: 28121
18/12/2014 14:11
Tâm hồn tôi là bình rượu nhỏ
Rót lần rót mãi xuống nàng Oanh
Không xua tay nhưng nàng đã vô tình
Hắt li rượu hồn tôi qua cửa sổ....

Dù rằng Lượt xem: 31759
18/12/2014 14:10
Dù rằng một chữ cũng thơ
Dù rằng một thoáng cũng thừa xót xa
Dù rằng một cánh cũng hoa
Dù rằng một nửa cũng là trái tim

Thư lá vàng Lượt xem: 31020
18/12/2014 14:09
Ngồi trên bến gió chờ nàng
Lá đưa thuyền lá vàng sang bến nào?
Bờ sông thấp, nước sông cao
Lá thuyền này đã trôi vào bến anh

Một đêm li biệt Lượt xem: 26735
18/12/2014 14:08
Còn đêm nay nữa mai đi
Người xuôi thôi có mong gì gặp nhau
Còn đêm nay nữa rồi sau
Giang hồ ai biết ai đâu ai tìm?

Nhỡ nhàng Lượt xem: 36596
18/12/2014 14:08
Công tôi xe chỉ vót nan
Phất diều mướn gió nơi nàng thả chơi
Nỡ nào tắt gió nàng ơi!
Cho diều tôi xuống, cho tôi nhỡ nhàng....

Vu quy Lượt xem: 28197
18/12/2014 14:07
Tháng chạp cho cải hoa vàng
Cho cam da đỏ, cho nàng vu quy
Nàng về mãi xứ bên kia
Cam thôi màu đỏ, bướm chê hoa vàng

Đóa hoa hồng Lượt xem: 22812
18/12/2014 14:04
Thưa đây một đóa hoa hồng
Và đây một án hương lòng hoang vu
Đầu bù trở lại kinh đô
Tơ vương chín mối sầu cho một lòng.

Vài nét rừng Lượt xem: 27202
18/12/2014 14:03
Xanh cây xanh cỏ xanh đồi
Xanh rừng xanhh núi da trời cũng xanh
Áo choàng cô Mán thanh thanh
Mắt xanh biêng biếc một mình tương tư.

Hiển thị 981 - 990 tin trong 2147 kết quả