nguồn : http://vi.wikipedia.org
xem thêm : tác phẩm
Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Tuy thời gian cầm bút rất ngắn ngủi, với tác phẩm đầu tiên là truyện ngắn Chống nạng lên đường đăng trên Ngọ báo vào năm 1930, ông đã để lại một kho tác phẩm đáng kinh ngạc: hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, cùng 1 bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp, một số bài viết phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa[1]. Một số trích đoạn tác phẩm của ông trong các tác phẩm Số đỏ và Giông Tố đã được đưa vào sách giáo khoa môn Ngữ văn của Việt Nam[2][3].
Nổi tiếng với giọng văn trào phúng châm biếm xã hội của mình, một số người đã so sánh ông như Balzac của Việt Nam[4]. Tuy nhiên, cũng vì phong cách "tả chân" và yếu tố tình dục trong tác phẩm mà khi sinh thời ông đã bị chính quyền bảo hộ Pháp tại Hà Nội gọi ra tòa vì "tội tổn thương phong hóa" (outrage aux bonnes moeurs)[5]. Về sau này, tác phẩm của ông lại bị cấm in, cấm đọc vì là "tác phẩm suy đồi" tại miền Bắc Việt Nam và Việt Nam thống nhất cho đến tận cuối những năm 1980[4][6].
Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912, quê ở làng Hảo (nay là thị trấn Bần Yên Nhân), huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhưng ông lớn lên và mất tại Hà Nội. Cha ông là Vũ Văn Lân làm thợ điện ở Ga-ra Charles Boillot, mất sớm khi ông mới được 7 tháng tuổi, Vũ Trọng Phụng được mẹ là bà Phạm Thị Khách ở vậy tần tảo nuôi con ăn học[7]. Sau khi học hết tiểu học tại trường Hàng Vôi, Vũ Trọng Phụng phải thôi học để đi làm kiếm sống vào khoảng năm 14 tuổi[8]. Ông có may mắn được hưởng thụ chế độ giáo dục mới do Toàn quyền Pháp Albert Sarraut đề xướng, miễn phí hoàn toàn trong sáu năm tiểu học, và là một trong những lứa thanh niên Việt Nam đầu tiên được giáo dục bằng tiếng Pháp và chữ Quốc Ngữ[8], đó là nguyên nhân khiến ông luôn thần tượng nền văn hóa Pháp và là lớp nhà văn tích cực truyền bá văn học chữ Quốc Ngữ[9]. Sau hai năm làm ở các sở tư như nhà hàng Gôđa, nhà in IDEO (Viễn Đông), ông chuyển hẳn sang làm báo, viết văn chuyên nghiệp.
Năm 1930, Vũ Trọng Phụng đã có truyện ngắn đầu tay Chống nạng lên đường đăng trên tờ Ngọ Báo. Bắt đầu ông viết một số truyện ngắn, nhưng không được chú ý. Năm 1931, ông viết vở kịch Không một tiếng vang, thì bắt đầu gây được sự quan tâm của bạn đọc. Năm 1934, Vũ Trọng Phụng mới cho ra mắt cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tay Dứt tình đăng trên tờ Hải Phòng tuần báo.
Năm 1936, ngòi bút tiểu thuyết của ông nở rộ, chỉ trong vòng một năm, bốn cuốn tiểu thuyết lần lượt xuất hiện trên các báo, thu hút sự chú ý của công chúng. Cả bốn tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê và Làm đĩ đều hiện thực, đi sâu vào các vấn đề xã hội. Trong đó Số đỏ xuất sắc hơn cả, được xem như tác phẩm lớn nhất của Vũ Trọng Phụng[4], một vài nhân vật, câu nói trong Số đỏ đã đi vào ngôn ngữ đời sống hằng ngày.
Là một nhà báo, Vũ Trọng Phụng đã viết nhiều phóng sự nổi tiếng. Với phóng sự đầu tay Cạm bẫy người (1933) đăng báo Nhật Tân dưới bút danh Thiên Hư, Vũ Trọng Phụng đã gây được sự chú ý của dư luận đương thời. Năm 1934, báo Nhật Tân cho đăng Kỹ nghệ lấy Tây. Với hai phóng sự đó, Vũ Đình Chí và Vũ Bằng đã cho ông là một trong hàng vài ba "nhà văn mở đầu cho nghề phóng sự của nước ta". Những phóng sự tiếp theo như Cơm thầy cơm cô, Lục sì đã góp phần tạo nên danh hiệu "ông vua phóng sự của đất Bắc" cho Vũ Trọng Phụng[10].
Những tiểu thuyết và phóng sự của ông cũng nhận được nhiều ý kiến phản bác. Từ năm 1936 đến khi Vũ Trọng Phụng qua đời năm 1939, đã nổ ra cuộc tranh luận xung quanh vấn đề "Dâm hay không Dâm" trong các tiểu thuyết, phóng sự của ông[11].
Cả đời Vũ Trọng Phụng sống trong nghèo khổ. Vì còn bà nội và mẹ già nên dù lao động cật lực, ngòi bút của ông vẫn không đủ nuôi gia đình. Tuy viết về nhiều các tệ nạn, thói ăn chơi nhưng Vũ Trọng Phụng là một người đạo đức và sống rất kham khổ. Vì vậy ông mắc bệnh lao phổi. Những ngày cuối đời, trên giường bệnh ông từng phải thốt lên với Vũ Bằng: "Nếu mỗi ngày tôi có một miếng bít tết để ăn thì đâu có phải chết non như thế này"[12]. Vợ ông, bà Vũ Mỹ Lương, tên thường gọi là bà Gái, là con người vợ thứ tư của cụ Cửu Tích, một nhà tư sản có cửa hàng thuốc ở phố Hàng Bạc. Sau khi làm đám cưới vào ngày 23 tháng 1 năm 1938, hai vợ chồng đã cùng thuê nhà ở phố Hàng Bạc.
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939, khi mới 27 tuổi, để lại gia đình còn bà nội, mẹ đẻ, vợ và người con gái chưa đầy 1 tuổi tên là Vũ Mỹ Hằng[13].
Theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, thời hạn bảo hộ tác quyền chỉ là 50 năm kể từ năm mất của tác giả[14], đồng nghĩa với việc đối với tác phẩm của Vũ Trọng Phụng là đến hết năm 1989. Tuy nhiên, 28 tác phẩm của ông đã được Hãng Bảo hộ bản quyền tác giả VN (nay là Cục Bản quyền Tác giả Việt Nam[15]) gia hạn thời hạn bảo hộ thêm 30 năm[16], gây lúng túng về nghĩa vụ thanh toán tiền tác quyền của một số hãng chuyển thể hoặc tái sử dụng tác phẩm của ông[17].
|
|
|
Than già
Lượt xem: 17493
18/12/2014 20:42
Tháng ngày thấm thoát tựa chim bay
Ông gẫm mình ông, nghĩ cũng hay
Mái tóc chòm xanh, chòm lốm đốm
Hàm răng chiếc rụng, chiếc lung lay
Cáo quan về ở nhà
Lượt xem: 23094
18/12/2014 20:41
Ngần ấy năm nay vẫn ở nhà
Nghỉ ta, ta lại chỉ thương ta
Bóng hiên thêm ngán hơi nồng nhỉ
Ngọn gió không nhường tóc bạc a !
Mạn hứng
Lượt xem: 18763
18/12/2014 20:40
Đô Môn nhất xuất toại qui điền
Bẩn bệnh niên lai độc tự liên
Song nhật ám di hồng ảnh cận
Trúc phong bất nhượng bạch đầu tiên
Phú đắc ()
Lượt xem: 24302
18/12/2014 20:40
Đã trót sinh ra kiếp má đào,
Bảy mươi tư tuổi có là bao ?
Xuân xanh xấp xỉ hàng răng rụng,
Ngày vắng ân cần mảnh giấy trao
Đại lão
Lượt xem: 32762
18/12/2014 20:38
Năm nay tớ đã bảy mươi tư
Rằng lão, rằng quan tớ cũng ừ
Lúc hứng, uống thêm dăm chén rượu
Khi buồn, ngâm láo một câu thơ
Di chúc
Lượt xem: 23841
18/12/2014 20:37
Kém hai tuổi xuân đầy chín chục
Số thầy sinh phải lúc dương cùng
Đức thầy đã mỏng mòng mong
Tuổi thầy lại sống hơn ông cụ thầy
Câu đối
Lượt xem: 23124
18/12/2014 20:36
- Quan chẳng quan thì dân, chiếu trung đình ngất ngưỡng ngồi trên, nào lềnh, nào trưởng, nào ban ba, tiền làm sao đóng góp làm sao, một năm mười hai tháng thảnh thơi, cái thủ lợn nhìn thấy đà nhẵn mặt;
- Già chẳng già thì trẻ, đàn tiểu tử lau nhau đứng trước, này thơ, này phú, này đoạn một, bằng là thế trắc là thế, khuyên điểm là thế, ba vạn sáu ngàn ngày thấm thoát, con mắt gà đeo kính đã mòn tai
Vịnh trâu già
Lượt xem: 15443
18/12/2014 20:34
Một nắm xương khô, một nắm da
Bao nhiêu cái ách đã từng qua
Đuôi khom biếng vẫy Điền Đan hỏa
Tai nặng buồn nghe Nịnh Tử ca
Đêm xuân thương con thiêu thân
Lượt xem: 20530
18/12/2014 20:33
Giống lông cánh phận mình nho nhỏ
Chết là yên , chết chỗ quang minh
Phải chăng thảng thốt đã đành
Mà trong dúng dắng xem tình dễ đâu
Ngày xuân dặn các con (Ngày xuân răn con cháu)
Lượt xem: 12679
18/12/2014 20:33
Tuổi thêm, thêm được tóc râu phờ,
Nay đã năm mươi có lẻ ba.
Sách vở ích gì cho buổi ấy,
áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già.
Hiển thị 871 - 880 tin trong 2147 kết quả