nguồn : http://vi.wikipedia.org
xem thêm : tác phẩm
Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Tuy thời gian cầm bút rất ngắn ngủi, với tác phẩm đầu tiên là truyện ngắn Chống nạng lên đường đăng trên Ngọ báo vào năm 1930, ông đã để lại một kho tác phẩm đáng kinh ngạc: hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, cùng 1 bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp, một số bài viết phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa[1]. Một số trích đoạn tác phẩm của ông trong các tác phẩm Số đỏ và Giông Tố đã được đưa vào sách giáo khoa môn Ngữ văn của Việt Nam[2][3].
Nổi tiếng với giọng văn trào phúng châm biếm xã hội của mình, một số người đã so sánh ông như Balzac của Việt Nam[4]. Tuy nhiên, cũng vì phong cách "tả chân" và yếu tố tình dục trong tác phẩm mà khi sinh thời ông đã bị chính quyền bảo hộ Pháp tại Hà Nội gọi ra tòa vì "tội tổn thương phong hóa" (outrage aux bonnes moeurs)[5]. Về sau này, tác phẩm của ông lại bị cấm in, cấm đọc vì là "tác phẩm suy đồi" tại miền Bắc Việt Nam và Việt Nam thống nhất cho đến tận cuối những năm 1980[4][6].
Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912, quê ở làng Hảo (nay là thị trấn Bần Yên Nhân), huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhưng ông lớn lên và mất tại Hà Nội. Cha ông là Vũ Văn Lân làm thợ điện ở Ga-ra Charles Boillot, mất sớm khi ông mới được 7 tháng tuổi, Vũ Trọng Phụng được mẹ là bà Phạm Thị Khách ở vậy tần tảo nuôi con ăn học[7]. Sau khi học hết tiểu học tại trường Hàng Vôi, Vũ Trọng Phụng phải thôi học để đi làm kiếm sống vào khoảng năm 14 tuổi[8]. Ông có may mắn được hưởng thụ chế độ giáo dục mới do Toàn quyền Pháp Albert Sarraut đề xướng, miễn phí hoàn toàn trong sáu năm tiểu học, và là một trong những lứa thanh niên Việt Nam đầu tiên được giáo dục bằng tiếng Pháp và chữ Quốc Ngữ[8], đó là nguyên nhân khiến ông luôn thần tượng nền văn hóa Pháp và là lớp nhà văn tích cực truyền bá văn học chữ Quốc Ngữ[9]. Sau hai năm làm ở các sở tư như nhà hàng Gôđa, nhà in IDEO (Viễn Đông), ông chuyển hẳn sang làm báo, viết văn chuyên nghiệp.
Năm 1930, Vũ Trọng Phụng đã có truyện ngắn đầu tay Chống nạng lên đường đăng trên tờ Ngọ Báo. Bắt đầu ông viết một số truyện ngắn, nhưng không được chú ý. Năm 1931, ông viết vở kịch Không một tiếng vang, thì bắt đầu gây được sự quan tâm của bạn đọc. Năm 1934, Vũ Trọng Phụng mới cho ra mắt cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tay Dứt tình đăng trên tờ Hải Phòng tuần báo.
Năm 1936, ngòi bút tiểu thuyết của ông nở rộ, chỉ trong vòng một năm, bốn cuốn tiểu thuyết lần lượt xuất hiện trên các báo, thu hút sự chú ý của công chúng. Cả bốn tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê và Làm đĩ đều hiện thực, đi sâu vào các vấn đề xã hội. Trong đó Số đỏ xuất sắc hơn cả, được xem như tác phẩm lớn nhất của Vũ Trọng Phụng[4], một vài nhân vật, câu nói trong Số đỏ đã đi vào ngôn ngữ đời sống hằng ngày.
Là một nhà báo, Vũ Trọng Phụng đã viết nhiều phóng sự nổi tiếng. Với phóng sự đầu tay Cạm bẫy người (1933) đăng báo Nhật Tân dưới bút danh Thiên Hư, Vũ Trọng Phụng đã gây được sự chú ý của dư luận đương thời. Năm 1934, báo Nhật Tân cho đăng Kỹ nghệ lấy Tây. Với hai phóng sự đó, Vũ Đình Chí và Vũ Bằng đã cho ông là một trong hàng vài ba "nhà văn mở đầu cho nghề phóng sự của nước ta". Những phóng sự tiếp theo như Cơm thầy cơm cô, Lục sì đã góp phần tạo nên danh hiệu "ông vua phóng sự của đất Bắc" cho Vũ Trọng Phụng[10].
Những tiểu thuyết và phóng sự của ông cũng nhận được nhiều ý kiến phản bác. Từ năm 1936 đến khi Vũ Trọng Phụng qua đời năm 1939, đã nổ ra cuộc tranh luận xung quanh vấn đề "Dâm hay không Dâm" trong các tiểu thuyết, phóng sự của ông[11].
Cả đời Vũ Trọng Phụng sống trong nghèo khổ. Vì còn bà nội và mẹ già nên dù lao động cật lực, ngòi bút của ông vẫn không đủ nuôi gia đình. Tuy viết về nhiều các tệ nạn, thói ăn chơi nhưng Vũ Trọng Phụng là một người đạo đức và sống rất kham khổ. Vì vậy ông mắc bệnh lao phổi. Những ngày cuối đời, trên giường bệnh ông từng phải thốt lên với Vũ Bằng: "Nếu mỗi ngày tôi có một miếng bít tết để ăn thì đâu có phải chết non như thế này"[12]. Vợ ông, bà Vũ Mỹ Lương, tên thường gọi là bà Gái, là con người vợ thứ tư của cụ Cửu Tích, một nhà tư sản có cửa hàng thuốc ở phố Hàng Bạc. Sau khi làm đám cưới vào ngày 23 tháng 1 năm 1938, hai vợ chồng đã cùng thuê nhà ở phố Hàng Bạc.
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939, khi mới 27 tuổi, để lại gia đình còn bà nội, mẹ đẻ, vợ và người con gái chưa đầy 1 tuổi tên là Vũ Mỹ Hằng[13].
Theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, thời hạn bảo hộ tác quyền chỉ là 50 năm kể từ năm mất của tác giả[14], đồng nghĩa với việc đối với tác phẩm của Vũ Trọng Phụng là đến hết năm 1989. Tuy nhiên, 28 tác phẩm của ông đã được Hãng Bảo hộ bản quyền tác giả VN (nay là Cục Bản quyền Tác giả Việt Nam[15]) gia hạn thời hạn bảo hộ thêm 30 năm[16], gây lúng túng về nghĩa vụ thanh toán tiền tác quyền của một số hãng chuyển thể hoặc tái sử dụng tác phẩm của ông[17].
|
|
|
Xuân về
Lượt xem: 21525
18/12/2014 09:26
Đã thấy xuân về với gió đông.
Với trên màu má gái chưa chồng
Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong
Đôi dòng tiểu sử
Lượt xem: 17371
18/12/2014 09:07
Nguyễn Bính sinh năm 1919 ở làng Thiện Vịnh huyện Vụ Bản Nam Ðịnh, không hề dến trường, chỉ học ở nhà với cha và cậu.
Ông làm thơ năm 13 tuổi, tổng cộng gần một ngàn bài. Ðược giải khuyến khích của Tự Lực văn đoàn năm 1937.
Thơ đã đăng ở : Ngày Nay, Tiểu thuyết thứ bảy, Nam cường.
Ðã xuất bản: Lỡ bước sang ngang, Tâm hồn tôi, Hương cố nhân.
Tựu trường
Lượt xem: 12794
18/12/2014 09:04
Những nàng thiếu nữ sông Hương
Da thơm là phấn môi hường là son
Tựu trường san sát chân thon
Lao xao nón mới màu sơn sáng ngời
Cô hàng xóm
Lượt xem: 30183
18/12/2014 09:03
Nhà nàng ở cạnh nhà tôi,
Cách nhau cái dậu mùng tơi xanh rờn
Hai người sống giữa cô đơn,
Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi.
Giá đừng có dậu mùng tơi,
Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng.
Lỡ bước sang ngang
Lượt xem: 14741
18/12/2014 08:12
"Em ơi em ở lại nhà
Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương
Mẹ già một nắng hai sương
Chị đi một bước trăm đường xót xa.
Tiếng trống đêm xuân
Lượt xem: 9967
18/12/2014 08:11
Chiều xuân, mưa bụi nghiêng nghiêng
Mưa không ướt áo người xem hội làng.
Khen ai nhuộm nhiễu Tam Giang
Đánh dây xà tích cho nàng chơi xuân.
Đôi nhạn !
Lượt xem: 40460
18/12/2014 00:29
Một bông cúc nở trong vườn vắng
Gió lạnh ngàn phương lướt thướt về
Lá úa dần mòn rơi rụng hết
Sương mù giăng mắc lụa lê thê
Em và bông cỏ may
Lượt xem: 25587
18/12/2014 00:16
Cỏ may ơi hỡi cỏ may
Lời thề ai để cho ai buộc vào
Tuổi thơ ngày ấy qua mau
Pha lê màu áo tìm đâu bây giờ
Mưa bong bóng
Lượt xem: 20869
18/12/2014 00:15
Mưa rơi ướt lối em về
Hương mùi tóc rối nửa che nửa hờ
Phố chìm trong nét ngây thơ
Phập phồng bong bóng mưa rơi nhạt nhoà
Tâm sự Mai Đình
Lượt xem: 27608
18/12/2014 00:14
Có một lần ngồi xem vở cải lương xã hội "Hàn mặc Tử".......trong cái cảm xúc cho mối tình thầm kín của Mai Đình, sự hy sinh tận tụy trong vỏ tuồng bi đát ấy. Dựa theo tích của soạn giả cải lương nên mạo muội viết vài dòng thơ đối với lòng tôn kính cho cuộc tình của cô hàng xóm Mai Đình dành cho thi sĩ Hàn Mặc Tử
Hiển thị 1021 - 1030 tin trong 2147 kết quả