nguồn : http://vi.wikipedia.org
Vũ Ngọc Phan (1902-1987) là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học hiện đại và văn học dân gian Việt Nam. Trong những năm đầu cầm bút, ông còn có bút danh là Chỉ Qua Thị.
Vũ Ngọc Phan sinh ngày 8 tháng 9 năm 1902 tại Hà Nội. Nguyên quán là làng Đông Lão, xã Đông Cửu, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh [1], nay thuộc Hà Nội.
Xuất thân từ một gia đình nhà nho nghèo, thuở nhỏ, ông theo cha đến Hưng Yên và theo học chữ Hán. Từ năm 1920 đến năm 1929, Vũ Ngọc Phan chuyển sang học tiếng Pháp tại Hà Nội, đỗ tú tài Pháp ở tuổi 27.
Song với năng khiếu văn chương và tư tưởng tự do, ông không thích gò mình vào cuộc sống công chức nên đã chọn nghề dạy học tư, viết báo, viết văn và dịch sách.
Từ năm 1929 đến nửa đầu những năm 1940, Vũ Ngọc Phan cộng tác với nhiều tờ báo, tạp chí đương thời như các tờ: Pháp-Việt, Văn học, Nhật Tân, Phổ thông bán nguyệt san, Trung Bắc tân văn, Sông Hương.... Ngoài ra, ông còn từng là Chủ bút tờ Tuần báo Hà Nội tân văn, và là người chủ trương lập Nhà xuất bản Hà Nội.
Năm 1945, ông tham gia Tổng khởi nghĩa. Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, Vũ Ngọc Phan cộng tác với tạp chí Tiên phong của Hội Văn hóa cứu quốc. Lần lượt, ông trải qua các chức vụ sau:
Sau kháng chiến chống Pháp (1946-1954), Vũ Ngọc Phan tiếp tục công tác ở Ban Văn Sử Địa. Từ năm 1957, Vũ Ngọc Phan trở thành hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam.
Năm 1959, khi Tổ văn học của Ban nghiên cứu Văn Sử Địa tách ra thành lập Viện Văn học, Vũ Ngọc Phan về công tác tại Viện, trở thành tổ trưởng tổ văn học dân gian (nay là phòng văn học dân gian và phòng văn học các dân tộc ít người) của Viện Văn học. Sau đó, Vũ Ngọc Phan được bầu làm Tổng thư ký, phụ trách cơ quan Hội Văn nghệ dân gian tại Đại hội Văn nghệ dân gian lần thứ nhất năm 1966.
Vũ Ngọc Phan mất ngày 14 tháng 6 năm 1987 tại Hà Nội, hưởng thọ 85 tuổi.
Theo thống kê chưa đầy đủ, Vũ Ngọc Phan đã để lại các tác phẩm sau:
Ngoài ra, ông còn soạn chung bộ Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (Quyển I, 1957; Quyển V, 1960), làm Chủ biên bộ Truyện cổ dân gian các dân tộc Việt Nam (1961) và bộ Hợp tuyển văn học Việt Nam (1972).
Năm 2010, Nhà xuất bản Văn học cho in Vũ Ngọc Phan toàn tập, gồm 5 tập (không bao gồm truyện dịch và phóng tác).
Trước 1945, Vũ Ngọc Phan được nhiều nhiều người biết tiếng qua bộ sách Nhà văn hiện đại. Trong đó, nhiều nhận định của ông cho tới nay vẫn còn giá trị. Sau đấy, đáng chú ý hơn cả là cuốn Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam. Sách có giá trị nhiều mặt, được tái bản nhiều lần.
Ghi nhận công lao và sự nghiệp của Vũ Ngọc Phan, năm 1996, ông được xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 cho những cụm công trình về văn nghệ dân gian [2].
Người bạn đời của Vũ Ngọc Phan là nhà thơ Hằng Phương, con gái nhà văn Sở Cuồng Lê Dư. Ông bà cũng là thân sinh của nhà khoa học nông nghiệp, Giáo sư viện sỹ Vũ Tuyên Hoàng, họa sỹ Vũ Giáng Hương, GS.TS Nông nghiệp Vũ Triệu Mân.
Gửi hồn vào hương cây
Lượt xem: 14368
20/12/2014 15:32
Lưu Quang Vũ (1943-1988)
Đã là hồn Trương Ba
sao còn da hàng thịt?
đứng khuất sau cánh gà
ngậm cười ra nước mắt.
Ảo ảnh giai nhân
Lượt xem: 17130
20/12/2014 15:31
Thay lời bạt - ba nén tâm hương
Văn chương như giai nhân
thỏ thẻ bên lòng mời gọi
để bao người lao tới
càng với, càng xa vời.
Đi dọc thơ ngang
Lượt xem: 31383
20/12/2014 15:29
Đồ Phồn (1911-1990)
Xem người khao, người phất
Một chuỗi cười ròn tan
ba toong và mũ phớt
bước dọc đường thơ ngang.
Chạy trốn tình yêu
Lượt xem: 23562
20/12/2014 15:28
Con van xin người - thần Vệ nữ!
Tha cho con kẻ chạy trốn tình yêu
Bởi tình yêu rối rắm trăm điều
Con không thể biết đâu là sự thật
Đợi
Lượt xem: 40796
20/12/2014 15:27
Đêm nay dưới bóng cây
Một mình em ngồi đợi
Sương ướt đẫm thân gầy
Mà anh xa vời vợi
Đôi dép
Lượt xem: 29031
20/12/2014 15:26
Bài thơ đầu tiên anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nỗi nhớ trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ
Mẹ
Lượt xem: 17319
20/12/2014 15:26
Cả cuộc đời mẹ vất vả vì con
Từ thuở ấu thơ cho đến giờ khôn lớn
Khi bước chân con không còn chập chững
Gánh nước mỗi ngày mẹ như thấy nặng hơn.
Tình quê
Lượt xem: 20118
20/12/2014 15:25
Tôi xới bát cơm đầy em giận
Em bảo tôi sao giống nhà quê
Sau mỗi bận cày về
Bát cơm đơm đầy ắp
Báo động
Lượt xem: 21138
20/12/2014 15:23
Buổi sáng ấy
Ta không quên
Hình dáng những chiếc tàu há mồm ngoạm vào thành phố
Trên bến đổ quân của trăm năm giặc Pháp
Bếp lửa rừng
Lượt xem: 24738
20/12/2014 15:23
Bếp lửa quây quần suốt mấy anh em
Không ai nhìn ai, chúng tôi nhìn lửa
ở đó cháy cùng ý nghĩ
Và tỏa hồng trên mỗi trán say mê.
Hiển thị 361 - 370 tin trong 2143 kết quả