Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Vũ Ngọc Phan (1902-1987) là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học hiện đạivăn học dân gian Việt Nam. Trong những năm đầu cầm bút, ông còn có bút danh là Chỉ Qua Thị.

Tiểu sử và sự nghiệp

Vũ Ngọc Phan sinh ngày 8 tháng 9 năm 1902 tại Hà Nội. Nguyên quán là làng Đông Lão, xã Đông Cửu, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh [1], nay thuộc Hà Nội.

Xuất thân từ một gia đình nhà nho nghèo, thuở nhỏ, ông theo cha đến Hưng Yên và theo học chữ Hán. Từ năm 1920 đến năm 1929, Vũ Ngọc Phan chuyển sang học tiếng Pháp tại Hà Nội, đỗ tú tài Pháp ở tuổi 27.

Song với năng khiếu văn chương và tư tưởng tự do, ông không thích gò mình vào cuộc sống công chức nên đã chọn nghề dạy học tư, viết báo, viết văn và dịch sách.

Từ năm 1929 đến nửa đầu những năm 1940, Vũ Ngọc Phan cộng tác với nhiều tờ báo, tạp chí đương thời như các tờ: Pháp-Việt, Văn học, Nhật Tân, Phổ thông bán nguyệt san, Trung Bắc tân văn, Sông Hương.... Ngoài ra, ông còn từng là Chủ bút tờ Tuần báo Hà Nội tân văn, và là người chủ trương lập Nhà xuất bản Hà Nội.

 

Năm 1945, ông tham gia Tổng khởi nghĩa. Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, Vũ Ngọc Phan cộng tác với tạp chí Tiên phong của Hội Văn hóa cứu quốc. Lần lượt, ông trải qua các chức vụ sau:

-Phó chủ tịch Đoàn văn nghệ Bắc bộ Việt Nam (tháng 12 năm 1945).
-Tổng thư ký Ủy ban vận động Hội nghị Văn hóa toàn quốc (tháng 11 năm 1946).
-Ủy viên thường trực Đoàn văn hóa kháng chiến liên khu IV (1947-1951).
-Ủy viên Ban nghiên cứu Văn Sử Địa (1951-1953).

Sau kháng chiến chống Pháp (1946-1954), Vũ Ngọc Phan tiếp tục công tác ở Ban Văn Sử Địa. Từ năm 1957, Vũ Ngọc Phan trở thành hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam.

Năm 1959, khi Tổ văn học của Ban nghiên cứu Văn Sử Địa tách ra thành lập Viện Văn học, Vũ Ngọc Phan về công tác tại Viện, trở thành tổ trưởng tổ văn học dân gian (nay là phòng văn học dân gian và phòng văn học các dân tộc ít người) của Viện Văn học. Sau đó, Vũ Ngọc Phan được bầu làm Tổng thư ký, phụ trách cơ quan Hội Văn nghệ dân gian tại Đại hội Văn nghệ dân gian lần thứ nhất năm 1966.

Vũ Ngọc Phan mất ngày 14 tháng 6 năm 1987 tại Hà Nội, hưởng thọ 85 tuổi.

Tác phẩm

Theo thống kê chưa đầy đủ, Vũ Ngọc Phan đã để lại các tác phẩm sau:

Ký sự, nghiên cứu

  • Trên đường nghệ thuật (tiểu luận, 1940).
  • Nhìn sang láng giềng (ký sự, 1941).
  • Thi sĩ Trung Nam (thi thoại, 1942).
  • Nhà văn hiện đại (4 tập, 1942-1945).
  • Con đường mới của thanh niên (nghiên cứu, 1944).
  • Chuyện Hà Nội (bút ký, 1944).
  • Những trận đánh Pháp (ký sự lịch sử, 2 tập, 1946).
  • Sống ở muôn loài (biên soạn, 1946).
  • Truyện cổ tích Việt Nam (sưu tầm, tuyển chọn, 1955). Từ lần in thứ ba (1957) đổi tên thành Truyện cổ Việt Nam.
  • Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam (sưu tầm, nghiên cứu, 2 tập, 1956), được tái bản nhiều lần.
  • Những năm tháng ấy (hồi ký, 1987).

Dịch, phóng tác

  • Lâu đài họ Hạ (dịch tiểu thuyết của Hốp-man [Ernst Theodor Hoffmann, Đức])
  • Chọn bạn tình (dịch tiểu thuyết của Hốp-man)
  • Châu đảo (dịch tiểu thuyết của Stê-ven-xơn)
  • An-na Kha-lệ-ninh (dịch tiểu thuyết An-na Ka-rê-ni-na của L. Tôn-xtôi [Lev Nikolayevich Tolstoy, Nga])
  • Y-vân-hoa (dịch tiểu thuyết Ai-van-hô của Oan-tơ-Xcốt [Derek Wallcott, Anh)
  • Tiểu nhiên và Mị Cơ (dịch tiểu thuyết Trix-tan và Idơ theo phóng tác của Giô-dép Bê-đi-ê).
  • Mưu đàn bà (phóng tác truyện Ả rập theo bản dịch của Mac-rus),
  • Tấm gương nhỏ (dịch truyện dân gian Nhật Bản và Ả Rập).
  • Người Xô viết chúng tôi (dịch tác phẩm của Bô-rít Pô-lê-vôi).

Ngoài ra, ông còn soạn chung bộ Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (Quyển I, 1957; Quyển V, 1960), làm Chủ biên bộ Truyện cổ dân gian các dân tộc Việt Nam (1961) và bộ Hợp tuyển văn học Việt Nam (1972).

Năm 2010, Nhà xuất bản Văn học cho in Vũ Ngọc Phan toàn tập, gồm 5 tập (không bao gồm truyện dịch và phóng tác).

Sự nghiệp văn chương

Trước 1945, Vũ Ngọc Phan được nhiều nhiều người biết tiếng qua bộ sách Nhà văn hiện đại. Trong đó, nhiều nhận định của ông cho tới nay vẫn còn giá trị. Sau đấy, đáng chú ý hơn cả là cuốn Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam. Sách có giá trị nhiều mặt, được tái bản nhiều lần.

Ghi nhận công lao và sự nghiệp của Vũ Ngọc Phan, năm 1996, ông được xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 cho những cụm công trình về văn nghệ dân gian [2].

Gia đình

Người bạn đời của Vũ Ngọc Phan là nhà thơ Hằng Phương, con gái nhà văn Sở Cuồng Lê Dư. Ông bà cũng là thân sinh của nhà khoa học nông nghiệp, Giáo sư viện sỹ Vũ Tuyên Hoàng, họa sỹ Vũ Giáng Hương, GS.TS Nông nghiệp Vũ Triệu Mân.

chú thích

Các tác phẩm khác

Yêu mến Lượt xem: 25162
17/12/2014 10:22
Bao nhiêu sầu, ôi sầu biết bao nhiêu,
Khi yêu tình, khi theo mãi tình yêu!
Một phút gặp thôi là muôn buổi nhớ,
Vài giây trông khơi mối vạn ngày theo.

Xuân đầu Lượt xem: 23090
17/12/2014 10:20
Tặng Hồ Cũ

Trời xanh thế ! hàng cây thơ biết mấy!
Vườn non sao ! đường cỏ mộng bao nhiêu,
Khi Phạm Thái gặp Quỳnh Như thuở ấy,
Khi chàng Kim vừa được thấy nàng Kiều.

Xa cách Lượt xem: 24199
17/12/2014 10:19
Có một bận, em ngồi xa anh quá,
Anh bảo em ngồi xích lại gần hơn.
Em xích gần thêm một chút; anh hờn.
Em ngoan ngoãn xích gần thêm chút nữa

Vội vàng Lượt xem: 14328
17/12/2014 10:19
Tặng Vũ Đình Liên

Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.

Vô biên Lượt xem: 17728
17/12/2014 10:18
Như kẻ hành nhân quáng nắng thiêu,
Ta cần uống ở suối thương yêu;
Hãy tuôn âu yếm, lùa mơn trớn,
Sóng mắt, lời môi, nhiều-thật nhiều !

Với bàn tay ấy Lượt xem: 19761
17/12/2014 10:17
Với bàn tay ấy ở trong tay,
Tôi đã nguôi quên hận tháng ngày,
Một tối trăng cao gieo mộng tưởng
Vào lòng gió nhẹ thẩn thơ bay.

Tương tư chiều Lượt xem: 30297
17/12/2014 10:15
Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm,
Anh nhớ em , em hỡi ! Anh nhớ em.
Không gì buồn bằng những buổi chiều êm,
Mà ánh sáng nhoa`dần cùng bóng tối.

Tình thứ nhất Lượt xem: 16620
17/12/2014 10:14
Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất,
Anh cho em , kèm với một lá thư.
Em không lấy , và tình anh đã mất.
Tình đã cho không lấy lại bao giờ.

Thu Lượt xem: 19008
17/12/2014 10:13
Nõn nà sương ngọc quanh thềm đậu.
Nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì.
Hư vô bóng khói trên đầu hạnh;
Cành biếc run run chân ý nhi.

Ta muốn ôm Lượt xem: 39981
17/12/2014 10:12
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Hiển thị 1471 - 1480 tin trong 2143 kết quả