nguồn : http://vi.wikipedia.org
Vũ Hoàng Chương (5 tháng 5 1916 – 6 tháng 9 1976) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Ông sinh tại Nam Định, nguyên quán tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên.
Văn phong của ông được cho là sang trọng, có dư vị hoài cổ, giàu chất nhạc, với nhiều sắc thái Đông phương.
Thuở nhỏ, ông học chữ Hán ở nhà rồi lên học tiểu học tại Nam Định. Năm 1931 ông nhập học trường Albert Sarraut ở Hà Nội, đỗ Tú tài năm 1937.
Năm 1938 ông vào Trường Luật nhưng chỉ được một năm thì bỏ đi làm Phó Kiểm soát Sở Hỏa xa Đông Dương, phụ trách đoạn đường Vinh - Na Sầm.
Năm 1941, ông bỏ Sở hỏa xa đi học Cử nhân toán tại Hà Nội, rồi lại bỏ dở để đi dạy ở Hải Phòng. Trong suốt thời gian này, ông không ngừng sáng tác thơ và kịch. Sau đó trở về Hà Nội lập "Ban kịch Hà Nội" cùng Chu Ngọc và Nguyễn Bính. Năm 1942 đoàn kịch công diễn vở kịch thơ Vân muội tại Nhà Hát Lớn. Cũng năm đó ông gặp Đinh Thục Oanh, chị ruột nhà thơ Đinh Hùng và hai người thành hôn năm 1944.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông về Nam Định và cho diễn vở kịch thơ Lên đường của Hoàng Cầm. Kháng chiến toàn quốc nổ ra, Vũ Hoàng Chương tản cư cùng gia đình về Thái Bình, làm nghề dạy học. Đến 1950, gặp lúc quân Pháp càn đến ruồng bắt cả nhà, ông bỏ miền quê, hồi cư về Hà Nội nơi dạy toán rồi chuyển sang dạy văn và làm nghề này cho đến 1975.
Năm 1954, Vũ Hoàng Chương di cư vào Nam, tiếp tục dạy học và sáng tác ở Sài Gòn.
Năm 1959 ông đoạt "Giải Văn học Nghệ thuật Toàn quốc" của Việt Nam Cộng hòa với tập thơ Hoa đăng. Trong năm này ông sang Âu châu tham dự Hội nghị Thi ca Quốc tế tại Bỉ.
Năm 1964 ông tham dự Hội nghị Văn bút Á châu họp tại Bangkok; năm sau, 1965 lại tham dự Hội nghị Văn bút Quốc tế họp tại Bled, Nam Tư. Năm 1967, ông lại tham dự Hội nghị Văn bút Quốc tế họp tại Abidjan, thủ đô Côte d'Ivoire.
Thời gian 1969-1973 Vũ Hoàng Chương là Chủ tịch Trung tâm Văn bút Việt Nam. Năm 1972 ông đoạt giải thưởng văn chương toàn quốc lần thứ hai. Ông còn được vinh danh là "Thi bá" Việt Nam.
Ngày 13 tháng 4 năm 1976, bị Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam bắt giam tại khám Chí Hòa. Bệnh nặng đưa về nhà được 5 ngày thì ông mất ngày 6 tháng 9 năm 1976 tại Sài Gòn.
Các tập thơ:
Kịch thơ:
Đá vọng phu
Lượt xem: 32114
20/12/2014 16:37
Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748)
Mỗi chinh phụ, một câu thơ hóa đá
hồn vọng phu còn tỏa khói sương
trăm năm hào kiệt phi xương
lệ rơi thấm giấy dễ thường chưa khô!
Mảnh tình riêng ấy
Lượt xem: 26399
20/12/2014 16:37
Bà Huyện Thanh Quan (1755-...)
Đi giữa nước nhà còn nhớ nước
phải đâu khắc khoải cuốc kêu trăng!
Thì ra chả cứ là xa khuất
khi mình lại nhớ chính mình chăng?
Mượn sóng Tiền Đường
Lượt xem: 24070
20/12/2014 16:36
Nguyễn Du (1765 - 1810)
Quê nhà nào thiếu gì sông nước
chẳng thiếu dòng sâu máu cuộn ngầu
sao không là sông Lam, sông Hương
sông nước mắt
phải mượn Tiền Đường gửi nỗi đau!
Tuần rằm
Lượt xem: 20463
20/12/2014 16:35
xin nhớ kiêng thơ chị...
Hồ Xuân Hương (1768- ...?)
Thiếu nữ ngủ ngày quên chốt cửa
bao nhiêu quân tử bước dùng dằng
hữu hình ba góc, vô hình gió
mát mặt anh hùng đến thế chăng ?
Công chúa Ai Tư
Lượt xem: 27844
20/12/2014 16:33
Lê Ngọc Hân (1770-1799)
Tài hoa cung cấm gập ghềnh
long đong gấm lụa, lênh đênh kiệu vàng
trông vời một chiếc thuyền nan
cảm thương quê mẹ chưa lần về thăm.
Chín tầng mây còn thấp
Lượt xem: 25416
20/12/2014 16:26
Cao Bá Quát (1809 - 1855)
Chấm muội đèn chữa câu phạm húy
Cái roi song xóa mộng công danh
văn chưng một thuở "vô Tiền Hán"
cùm khóa chân, nghiên bút tan tành.
Dù đui mà giữ đạo nhà
Lượt xem: 17306
20/12/2014 16:26
Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888)
Ngả đường nào cũng mịt mù đen đặc
ông đi
tìm nghĩa sĩ tế linh nơi Cần Giuộc
kiếm ngư tiều trị bịnh xứ Ba Tri
Thu thanh đạm
Lượt xem: 28235
20/12/2014 16:24
Nguyễn Khuyến (1835 - 1909)
Ngõ trúc xanh hơn từ độ ấy
ao làng thẳm lặng một tờ thư
thuyền câu muốn gửi câu thơ cổ
chẳng biết bao giờ mới tới thu?
Chúc người chúc tết
Lượt xem: 17353
20/12/2014 16:23
Tú Xương (1870 - 1907)
Lẳng lặng mà nghe tôi chúc ông
từ ngày ông chán cảnh người đông
ung dung thượng giới trời mây dạo
lều chõng long đong hết bận lòng.
Non nước thề xưa
Lượt xem: 15353
20/12/2014 16:22
Tản Đà (1890-1939)
Trông mờ mây phủ núi xa
hay hồn viễn vọng sông Đà, Tản Viên.
Hiển thị 311 - 320 tin trong 2138 kết quả