nguồn : http://vi.wikipedia.org
Vũ Hoàng Chương (5 tháng 5 1916 – 6 tháng 9 1976) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Ông sinh tại Nam Định, nguyên quán tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên.
Văn phong của ông được cho là sang trọng, có dư vị hoài cổ, giàu chất nhạc, với nhiều sắc thái Đông phương.
Thuở nhỏ, ông học chữ Hán ở nhà rồi lên học tiểu học tại Nam Định. Năm 1931 ông nhập học trường Albert Sarraut ở Hà Nội, đỗ Tú tài năm 1937.
Năm 1938 ông vào Trường Luật nhưng chỉ được một năm thì bỏ đi làm Phó Kiểm soát Sở Hỏa xa Đông Dương, phụ trách đoạn đường Vinh - Na Sầm.
Năm 1941, ông bỏ Sở hỏa xa đi học Cử nhân toán tại Hà Nội, rồi lại bỏ dở để đi dạy ở Hải Phòng. Trong suốt thời gian này, ông không ngừng sáng tác thơ và kịch. Sau đó trở về Hà Nội lập "Ban kịch Hà Nội" cùng Chu Ngọc và Nguyễn Bính. Năm 1942 đoàn kịch công diễn vở kịch thơ Vân muội tại Nhà Hát Lớn. Cũng năm đó ông gặp Đinh Thục Oanh, chị ruột nhà thơ Đinh Hùng và hai người thành hôn năm 1944.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông về Nam Định và cho diễn vở kịch thơ Lên đường của Hoàng Cầm. Kháng chiến toàn quốc nổ ra, Vũ Hoàng Chương tản cư cùng gia đình về Thái Bình, làm nghề dạy học. Đến 1950, gặp lúc quân Pháp càn đến ruồng bắt cả nhà, ông bỏ miền quê, hồi cư về Hà Nội nơi dạy toán rồi chuyển sang dạy văn và làm nghề này cho đến 1975.
Năm 1954, Vũ Hoàng Chương di cư vào Nam, tiếp tục dạy học và sáng tác ở Sài Gòn.
Năm 1959 ông đoạt "Giải Văn học Nghệ thuật Toàn quốc" của Việt Nam Cộng hòa với tập thơ Hoa đăng. Trong năm này ông sang Âu châu tham dự Hội nghị Thi ca Quốc tế tại Bỉ.
Năm 1964 ông tham dự Hội nghị Văn bút Á châu họp tại Bangkok; năm sau, 1965 lại tham dự Hội nghị Văn bút Quốc tế họp tại Bled, Nam Tư. Năm 1967, ông lại tham dự Hội nghị Văn bút Quốc tế họp tại Abidjan, thủ đô Côte d'Ivoire.
Thời gian 1969-1973 Vũ Hoàng Chương là Chủ tịch Trung tâm Văn bút Việt Nam. Năm 1972 ông đoạt giải thưởng văn chương toàn quốc lần thứ hai. Ông còn được vinh danh là "Thi bá" Việt Nam.
Ngày 13 tháng 4 năm 1976, bị Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam bắt giam tại khám Chí Hòa. Bệnh nặng đưa về nhà được 5 ngày thì ông mất ngày 6 tháng 9 năm 1976 tại Sài Gòn.
Các tập thơ:
Kịch thơ:
Gửi Chaadaev
Lượt xem: 9712
18/08/2013 10:43
Sự bịp bợm của tình, mơ, danh vọng
Mơn trớn ta chẳng được bao lâu
Những trò vui ngày thơ thoáng bóng,
Như mộng đêm, như sương sớm tan mau.
Tỉnh giấc
Lượt xem: 7131
18/08/2013 10:42
Ước mơ, ước mơ
Ngọt ngào em đâủ
Em đâu, em đâu
Niềm vui đêm tốỉ
Biển
Lượt xem: 13647
18/08/2013 10:39
Tôi chưa ra biển bao giờ
Ngỡ biển xanh, xanh màu im lặng
Tôi chưa yêu bao giờ
Ngỡ tình yêu là ảo mộng
Mẹ ơi
Lượt xem: 16862
18/08/2013 10:34
Bây giờ con chẳng có gì
Cúi đầu lạy mẹ con đi về trời
Chỉ xin mẹ một tiếng cười
Và câu hát thuở mẹ ngồi ru con
Chợ buồn
Lượt xem: 15527
18/08/2013 10:33
Chợ buồn đem bán những vui
Đã mua được cái ngậm ngùi chưa em.
Chợ buồn bán nhớ cho quên
Bán mưa cho nắng bán đêm cho ngày.
Sông Thương ngày không em
Lượt xem: 11951
18/08/2013 10:32
Không em ra ngõ kéo diều
Nào ngờ được mảnh trăng chiều trên tay.
Luồn kim vào nhớ để may
Chỉ yêu cứ đứt trên tay mình cầm.
Đây thôn Vĩ Dạ - một giấc mơ về cuộc đời Hàn Mặc Tử
Lượt xem: 13239
18/08/2013 10:15
Trong số các thi nhân thời Thơ mới (1932-1945) có lẽ không mấy người có số phận ai oán, nghiệt ngã như Hàn Mặc Tử. Vận mệnh cay đắng của thi sĩ như được tiên báo trước qua ý nghĩa từng bút danh mà người con gần cả cuộc đời gắn bó với vùng đất Quy Nhơn đầy nắng và gió đã mang trước đó: Phong Trần (gió bụi), Lệ Thanh (tiếng của nước mắt), Hàn Mặc Tử (người đi trong màn lạnh). Người thơ ấy với nỗi lòng quặn thắt “trải niềm đau trên giấy mong manh” ấy để lại cho đời nhiều thi phẩm bất hủ, trong đó có Đây thôn Vĩ Dạ.
Tiểu sử các Nhà thơ
Lượt xem: 16652
18/08/2013 07:01
Xuân Diệu - Hồ Xuân Hương - Nguyễn Bính - Xuân Quỳnh - Tố Hữu - Hàn Mặc Tử - Lâm Thị Mỹ Dạ - Bà Huyện Thanh Quan - Nguyễn Khuyến - Chế Lan Viên - Trần Đăng Khoa - Thâm Tâm - Huy Cận - Nguyễn Du - Phương Triều
Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc
Lượt xem: 11571
18/08/2013 06:49
Hỡi ơi !
Súng giặc đất rền,
Lòng dân trời tỏ.
Mười năm công vỡ ruộng, xưa ắt còn danh nổi như phao,
Thà đui
Lượt xem: 13433
18/08/2013 06:41
Thà đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn có mắt ông cha không thờ
Dầu đui mà khỏi danh nhơ
Còn hơn có mắt ăn dơ tanh rình
Hiển thị 2001 - 2010 tin trong 2138 kết quả