Thơ

Gió trăng chứa một thuyền đầy,
Của kho vô tận biết ngày nào vơi ? (1)

Nói:

Ông Tô tử (2) qua chơi Xích Bích, (3)
Một con thuyền với một túi thơ.
Gió hiu hiu mặt nước như tờ,
Trăng chênh chếch đầu non mới ló.
Thuyền một lá xông ngang ghềnh bạch lộ, (4)
Buông chèo hoa len lỏi giữa sơn cương.
Ca rằng: quế trạo hề lan tương,
Kích không minh hề tố lưu quang,
Diểu diểu hề dư hoài
Vọng mỹ nhân hề thiên nhất phương. (5)
Người ỷ ca (6) réo rắt khúc cung thương,
Tiếng tiêu lẩn tiếng ca vang mặt nước.
Sực nhớ kẻ cầm ngang giáo vịnh câu thơ thuở trước (7)
Nghĩ sự đời thêm cảm nỗi phù du. (8)
Đành hay trời đất dành cho
Hai kho phong nguyệt nghìn thu hãy còn.
Còn trời còn nước còn non.

--------------------------------------------------------

(1) Lấy ý từ bài Tiền Xích Bích Phú của Tô Thức (xem chú thích (2) ở dưới): Duy giang thượng chi thanh phong, dữ sơn gian chi minh nguyệt, thử tạo vật chi vô tận tạng, nhi ngô dữ tử chi sở cộng thích -- Chỉ có gió mát ở trên sông, trăng sáng ở sườn núi là kho vô tận của tạo vật mà ta với ngươi cùng thích.

(2) Tô tử: tức Tô Thức hay Tô Đông Pha đời nhà Tống, một trong Bát Đại Gia của văn chương Trung Quốc, thường hay cùng bạn thả thuyền chơi trên sông Xích Bích. Ông là tác giả của hai bài phú nổi tiếng Tiền và Hậu Xích Bích Phú. (3) Xích Bích: tên khúc sông nay ở huyện Gia Ngư tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Xưa vào thời Tam Quốc, tướng Đông Ngô là Chu Du mượn gió do Gia Cát Lượng cầu, dùng hỏa công phá tan hơn 80 vạn quân Tào Tháo ở đây. Tương truyền các sườn núi đá ở đây bị lửa đốt nên đỏ rực lên, người đời sau gọi là Xích Bích.

(4) bạch lộ: sương trắng

(5) Chèo quế sào lan; Đập bóng sáng chèo ngược sóng lên; Nao nao lòng ta; Nhớ mỹ nhân ở một phương trời.

(6) ỷ ca: dựa vào bài hát mà họa lại.

(7) Tác giả nhắc chuyện năm xưa trên sông Xích Bích, gặp đêm thu trăng sáng, Tào Tháo uống rượu say rồi cầm giáo ra đứng ở đầu thuyền mà hát; bài hát có ý coi thường thiên hạ.

(8) phù du: con vờ, sống trên mặt nước, sớm nở chiều chết. Từ sách của Trang tử: "phù du triêu sinh mộ tử". Ngày nay người ta thường dùng để ám chỉ những gì hư ảo, thoáng có thoáng không ở trên đời.
Các tác phẩm khác

Hội gió mây Lượt xem: 30864
19/12/2014 22:04
Có lẽ ta đâu mãi thế này
Non sông lẩn thẩn mấy thu chầy
Ðã từng tắm gội ơn mưa móc
Cũng đã xênh xang hội gió mây

Quân tử cố cùng Lượt xem: 15252
19/12/2014 22:02
Chưa chán ru mà quấy mãi đây
Nợ nần dan díu mấy năm nay
Mang danh tài sắc cho nên nợ
Quen thói phung phí hóa phải vay

Thú tiêu dao Lượt xem: 34049
19/12/2014 22:01
Chẳng lợi danh chi lại hóa hay
Chẳng ai phiền lụy chẳng ai rầy
Ngoài vòng cương tỏa chân cao thấp
Trong thú yên hà mặt tỉnh say

Bỡn nhân tình Lượt xem: 23658
19/12/2014 22:00
Tao ở nhà tao, tao nhớ mi,
Nhớ mi nên phải bước chân đi.
Không đi mi nói rằng không đến,
Đến thì mi nói đến làm chi.

Thú điền viên Lượt xem: 18378
19/12/2014 22:00
Mãi thế rồi ta sẽ tính đây
Ðiền viên thú nọ vẫn xưa nay
Giang hồ bạn lứa câu tan hợp
Tùng cúc anh em cuộc tỉnh say

Vịnh Hàn Tín Lượt xem: 31940
19/12/2014 21:59
So tam kiệt, ai bằng Hàn Tín ?
Một tay thu muôn dặm nước non,
Những ngờ rằng khoán thiết, thư son,
Thái sơn như lệ, Hoàng hà như đái.

Vịnh Thúy Kiều Lượt xem: 17004
19/12/2014 21:57
Đã biết má hồng thời phận bạc,
Trách Kiều nhi chưa vẹn tấm lòng vàng.
Chiếc quạt, thoa đành phụ nghĩa Kim lang,
Nặng vì hiếu, nhẹ vì tình thì cũng phải.

15 năm Lượt xem: 29094
19/12/2014 19:44
15 năm sống đời cơ cực
Thương vợ nắng mưa khổ với chồng
Nhớ thuở yêu nhau tràn mộng ước
Đâu ngờ số phận chẳng hanh thông

16 tuổi Lượt xem: 18216
19/12/2014 19:43
Mười sáu tuổi em ngồi nhìn trăng sáng
Hồn trải dài trên thảm cỏ hoang vu
Gió hiu hắt mân mê bờ tóc rối
Trời vào thu sương trắng rủ trên cành

Bà Tú Lượt xem: 26838
19/12/2014 19:42
Lóc cóc chiếc xe đạp
Sáng nào bà cũng đi
Chở năm ba ang gạo
Đèo thêm ít bánh mì

Hiển thị 11 - 20 tin trong 1562 kết quả