Thơ

Gió trăng chứa một thuyền đầy,
Của kho vô tận biết ngày nào vơi ? (1)

Nói:

Ông Tô tử (2) qua chơi Xích Bích, (3)
Một con thuyền với một túi thơ.
Gió hiu hiu mặt nước như tờ,
Trăng chênh chếch đầu non mới ló.
Thuyền một lá xông ngang ghềnh bạch lộ, (4)
Buông chèo hoa len lỏi giữa sơn cương.
Ca rằng: quế trạo hề lan tương,
Kích không minh hề tố lưu quang,
Diểu diểu hề dư hoài
Vọng mỹ nhân hề thiên nhất phương. (5)
Người ỷ ca (6) réo rắt khúc cung thương,
Tiếng tiêu lẩn tiếng ca vang mặt nước.
Sực nhớ kẻ cầm ngang giáo vịnh câu thơ thuở trước (7)
Nghĩ sự đời thêm cảm nỗi phù du. (8)
Đành hay trời đất dành cho
Hai kho phong nguyệt nghìn thu hãy còn.
Còn trời còn nước còn non.

--------------------------------------------------------

(1) Lấy ý từ bài Tiền Xích Bích Phú của Tô Thức (xem chú thích (2) ở dưới): Duy giang thượng chi thanh phong, dữ sơn gian chi minh nguyệt, thử tạo vật chi vô tận tạng, nhi ngô dữ tử chi sở cộng thích -- Chỉ có gió mát ở trên sông, trăng sáng ở sườn núi là kho vô tận của tạo vật mà ta với ngươi cùng thích.

(2) Tô tử: tức Tô Thức hay Tô Đông Pha đời nhà Tống, một trong Bát Đại Gia của văn chương Trung Quốc, thường hay cùng bạn thả thuyền chơi trên sông Xích Bích. Ông là tác giả của hai bài phú nổi tiếng Tiền và Hậu Xích Bích Phú. (3) Xích Bích: tên khúc sông nay ở huyện Gia Ngư tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Xưa vào thời Tam Quốc, tướng Đông Ngô là Chu Du mượn gió do Gia Cát Lượng cầu, dùng hỏa công phá tan hơn 80 vạn quân Tào Tháo ở đây. Tương truyền các sườn núi đá ở đây bị lửa đốt nên đỏ rực lên, người đời sau gọi là Xích Bích.

(4) bạch lộ: sương trắng

(5) Chèo quế sào lan; Đập bóng sáng chèo ngược sóng lên; Nao nao lòng ta; Nhớ mỹ nhân ở một phương trời.

(6) ỷ ca: dựa vào bài hát mà họa lại.

(7) Tác giả nhắc chuyện năm xưa trên sông Xích Bích, gặp đêm thu trăng sáng, Tào Tháo uống rượu say rồi cầm giáo ra đứng ở đầu thuyền mà hát; bài hát có ý coi thường thiên hạ.

(8) phù du: con vờ, sống trên mặt nước, sớm nở chiều chết. Từ sách của Trang tử: "phù du triêu sinh mộ tử". Ngày nay người ta thường dùng để ám chỉ những gì hư ảo, thoáng có thoáng không ở trên đời.
Các tác phẩm khác

Đôi mắt em Lượt xem: 15557
17/12/2014 23:04
Tròn xoe hai hạt nhãn lồng
Em xinh xinh quá mắt long lanh này
Cho anh gởi chút mây bay
Chiều rơi nắng xuống cho đầy nhớ thương

Yêu như …là chưa yêu Lượt xem: 18019
17/12/2014 23:03
Em nhớ mãi ngày đầu tiên gặp gỡ
Anh khẽ chào làm loạn nhịp tim em
Ánh mắt anh sao tha thiết êm đềm
Nghe chớm nở li ti màu hoa nắng

Lòng ta mang một con thuyền về quê Lượt xem: 17306
17/12/2014 22:55
Mưa đêm chợt đổ ngoài hiên
Giọt rơi xuống đất bóng in quê nhà
Nỗi nhớ như thể bay qua
Nghe trong tiềm thức chỉ ta gọi mình

Lời của mây và gió Lượt xem: 29098
17/12/2014 22:55
Anh là gió
Còn em là hiện thân của vầng mây
Quấn quit bên nhau quên tháng rộng năm dài
Chỉ có đôi ta là tất cả

Hà Nội với những cơn mưa Lượt xem: 23051
17/12/2014 22:54
Bây giờ Hà Nội ra saơ
Trời đang trưa nắng mưa đâu chợt về
Con đường với những bờ đê
Gió chiều lồng lộng tóc thề ôm lưng

Nỗi buồn sông núi Lượt xem: 16086
17/12/2014 22:53
Chưa lần bước đến Hoàng Sa
Mà trong giấc ngủ như là chiêm bao
Biển xưa chìm khuất nơi nào
Lòng nghe sóng vỗ lao xao đi tìm

Vẫn chờ một mùa xuân Lượt xem: 23079
17/12/2014 22:52
Bao năm qua anh đi chưa trở lại
Nơi quê nghèo em khắc khoải chờ mong
Nghe cô đơn len lén chiếm vào hồn
Lòng chợt nhớ xuân nào ta ly biệt

Tình mộng đêm xuân Lượt xem: 20102
17/12/2014 22:52
Mùa xuân đến anh nhớ em nhiều lắm
Nhớ môi cười và ánh mắt long lanh
Nhớ một chiều em nói chuyện xa xăm
Anh không hiểu ne6n cứ hoài ngớ ngẩn

Đôi đũa lệch Lượt xem: 18149
17/12/2014 22:50
Anh cũng biết
Mình như đôi đũa lệch
Một chiếc dài
Một chiếc ngắn thành đôi
Tạo hóa trêu hay duyên nợ do trời
Mà chiếc kia lại dựa vào chiếc nọ

Bóng dừa quê hương Lượt xem: 24673
17/12/2014 22:49
Ngày xưa cắp sách đến trường
Quê hương là những con đường tuổi thơ
Con chuồng chuồng trái mù u
Hàng dừa nghiêng bóng đôi bờ sông quê

Hiển thị 511 - 520 tin trong 1562 kết quả