Thơ

Gió trăng chứa một thuyền đầy,
Của kho vô tận biết ngày nào vơi ? (1)

Nói:

Ông Tô tử (2) qua chơi Xích Bích, (3)
Một con thuyền với một túi thơ.
Gió hiu hiu mặt nước như tờ,
Trăng chênh chếch đầu non mới ló.
Thuyền một lá xông ngang ghềnh bạch lộ, (4)
Buông chèo hoa len lỏi giữa sơn cương.
Ca rằng: quế trạo hề lan tương,
Kích không minh hề tố lưu quang,
Diểu diểu hề dư hoài
Vọng mỹ nhân hề thiên nhất phương. (5)
Người ỷ ca (6) réo rắt khúc cung thương,
Tiếng tiêu lẩn tiếng ca vang mặt nước.
Sực nhớ kẻ cầm ngang giáo vịnh câu thơ thuở trước (7)
Nghĩ sự đời thêm cảm nỗi phù du. (8)
Đành hay trời đất dành cho
Hai kho phong nguyệt nghìn thu hãy còn.
Còn trời còn nước còn non.

--------------------------------------------------------

(1) Lấy ý từ bài Tiền Xích Bích Phú của Tô Thức (xem chú thích (2) ở dưới): Duy giang thượng chi thanh phong, dữ sơn gian chi minh nguyệt, thử tạo vật chi vô tận tạng, nhi ngô dữ tử chi sở cộng thích -- Chỉ có gió mát ở trên sông, trăng sáng ở sườn núi là kho vô tận của tạo vật mà ta với ngươi cùng thích.

(2) Tô tử: tức Tô Thức hay Tô Đông Pha đời nhà Tống, một trong Bát Đại Gia của văn chương Trung Quốc, thường hay cùng bạn thả thuyền chơi trên sông Xích Bích. Ông là tác giả của hai bài phú nổi tiếng Tiền và Hậu Xích Bích Phú. (3) Xích Bích: tên khúc sông nay ở huyện Gia Ngư tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Xưa vào thời Tam Quốc, tướng Đông Ngô là Chu Du mượn gió do Gia Cát Lượng cầu, dùng hỏa công phá tan hơn 80 vạn quân Tào Tháo ở đây. Tương truyền các sườn núi đá ở đây bị lửa đốt nên đỏ rực lên, người đời sau gọi là Xích Bích.

(4) bạch lộ: sương trắng

(5) Chèo quế sào lan; Đập bóng sáng chèo ngược sóng lên; Nao nao lòng ta; Nhớ mỹ nhân ở một phương trời.

(6) ỷ ca: dựa vào bài hát mà họa lại.

(7) Tác giả nhắc chuyện năm xưa trên sông Xích Bích, gặp đêm thu trăng sáng, Tào Tháo uống rượu say rồi cầm giáo ra đứng ở đầu thuyền mà hát; bài hát có ý coi thường thiên hạ.

(8) phù du: con vờ, sống trên mặt nước, sớm nở chiều chết. Từ sách của Trang tử: "phù du triêu sinh mộ tử". Ngày nay người ta thường dùng để ám chỉ những gì hư ảo, thoáng có thoáng không ở trên đời.
Các tác phẩm khác

Động Hương Tích Lượt xem: 18497
19/08/2013 08:13
Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm(2)
Nứt ra một lỗ hỏm hòm hòm.
Người quen cõi Phật chen chân xọc,
Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm.

Đá ông chồng bà chồng Lượt xem: 16062
19/08/2013 08:12
Khéo khéo bày trò tạo hoá công,
Ông Chồng đã vậy lại Bà Chồng.
Tầng trên tuyết điểm phơ đầu bạc,
Thớt dưới sương pha đượm má hồng.

Đèo Ba Dọi (Đèo Ba Dội) Lượt xem: 16884
19/08/2013 08:11
Một đèo, một đèo, lại một đèo,
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
Cửa con đỏ loét tùm hum nóc,
Hòn đá xanh rì lún phún rêu.

Bánh trôi nước Lượt xem: 13066
19/08/2013 08:09
Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.(1)
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son(2)

Khóc chồng làm thuốc Lượt xem: 15652
19/08/2013 08:08
Văng vẳng tai nghe tiếng khóc gì
Thương chồng nên khóc tỉ tì ti.
Ngọt bùi thiếp nhớ mùi cam thảo(1)
Cay đắng chàng ơi vị quế chi.(2)

Miếng trầu (Mời ăn trầu) Lượt xem: 9596
19/08/2013 08:07
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi(2)
Này của Xuân Hương mới quệt(3) rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại(4)
Đừng xanh như lá bạc như vôi!

Dỗ người đàn bà khóc chồng (Dỗ bạn khóc chồng) Lượt xem: 18902
19/08/2013 08:06
Văng vẳng tai nghe tiếng khóc chồng
Nín đi kẻo thẹn với non sông.
Ai về nhắn nhủ đàn em bé,
Xấu máu thì khem miếng đỉnh chung(1)

Chiếc bách Lượt xem: 23882
19/08/2013 08:05
Chiếc bách(1) buồn về phận nổi nênh,
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,(2)
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.(3)

Mắng học trò dốt I Lượt xem: 13618
19/08/2013 08:04
Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ?
Lại đây cho chị dạy làm thơ,
Ong non ngứa nọc châm hoa rữa
Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa.

Không chồng mà chửa (Chửa hoang) Lượt xem: 17758
19/08/2013 07:52
Cả nể cho nên hoá dở dang,
Nỗi niềm nàng có biết chăng chàng.
Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc,(1)
Phận liễu sao đà nảy nét ngang.(2)

Hiển thị 1271 - 1280 tin trong 1562 kết quả