nguồn : http://vi.wikipedia.org
xem thêm : tác phẩm
Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương(陳濟昌), tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Tên bố mẹ đặt cho lúc đầu là Trần Duy Uyên. Ông sinh ngày 5 tháng 9 năm 1870 (tức ngày 10 tháng 8 năm Canh Ngọ), ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (sau đổi thành phố Hàng Nâu, hiện nay là phố Minh Khai, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định). Ông mất ngày 29 tháng 1 năm 1907.[1]
Kìa ai chín suối xương không nát
Có lẽ ngàn thu tiếng vẫn còn
Người ta vẫn tin hai câu thơ này là của Nguyễn Khuyến viếng Tú Xương.[3]
Ta lên ta hỏi ông trời:
Trời sinh ta ở trên đời biết chi?
Biết chăng cũng chẳng biết gì:
Biết ngồi Thống Bảo, biết đi ả đầu
Biết thuốc lá, biết chè tàu
Cao lâu biết vị, hồng lâu biết mùi
Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành
Mắt thời thao láo, mặt thời xanh
Vuốt râu nịnh vợ, con bu nó
Quắc mắt khinh đời, cái bộ anh
Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ
Rượu chè trai gái đủ tam khoanh
Thế mà cứ nghĩ rằng ta giỏi,
Cứ việc ăn chơi chẳng học hành
Tế đổi làm cao mà chó thế,
Kiện trông ra tiệp hỡi trời ôi !
Xã hội bấy giờ, cái bằng tú tài thuộc loại dang dở dở dang (tú tài không được thi Hội, cử nhân mới được thi, tú tài không được bổ quan, cử nhân mới được bổ). Cho nên đậu tú tài, muốn đậu cử nhân phải đợi 3 năm sau thi lại.
Họ Phạm làng Lương Đường, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương có nhiều người đỗ đạt. Tú Xương nhắc Chẳng những Lương Đường có thủ khoa là nhắc đến làng quê của vợ ông. Gia đình bà Phạm Thị Mẫn đến đời bố mẹ thì dời sang sinh sống ở Nam Định. Bà Mẫn sinh trưởng tại đây. Cuộc kết hôn giữa ông Tú với bà là từ hoàn cảnh gần gũi đó. Bà sinh cho ông được 8 người con, trong đó có 6 trai và 2 gái. Bà Tú là một phụ nữ tiêu biểu cho phụ nữ Việt Nam xưa ở nhiều phương diện như tần tảo, thương chồng, thương con, nhẫn nại quên mình. Công việc kiếm sống cho gia đình của bà là buôn bán nhỏ (tiểu thương). Điều đặc biệt là chính bà đã đi vào thi phẩm của ông chồng như một nhân vật điển hình hấp dẫn.
Khi mất ngôi nhà số 247 phố Hàng Nâu của ông nội và bố để lại. Gia đình ông Tú chuyển đến nhà số 280 cùng phố mà sau này địa phương đã xếp hạng là di tích lưu niệm Tú Xương chính là do mẹ vợ nhà thơ (bà Hai Sửu) chia cho con gái.
Tình hình văn bản tác phẩm của Tú Xương hết sức phức tạp. Không có di cảo. Không có những công trình đáng tin cậy tập hợp tác phẩm khi tác giả còn sống hoặc vừa nằm xuống. Sinh thời, nhà thơ sáng tác dường như chỉ để tiêu sầu hoặc mua vui, thơ làm đọc lên cho vợ con, bạn bè nghe, rồi tùy ý truyền khẩu. Thành Nam thuở ấy còn có nhiều người hay thơ và thơ hay, cùng nỗi niềm và khuynh hướng với Tú Xương như Trần Tích Phiên, Phạm Ứng Thuần, Trần Tử Chi, Vũ Công Tự...Thơ họ cũng được phổ biến không ít. Lại 3 năm một lần thi hương, sĩ tử cả Bắc Kỳ tụ hội về đây, thơ hay được lan truyền càng rộng rãi. Vì thế thơ Tú Xương càng dễ bị lẫn lộn.
Lúc đầu chỉ là các bài sưu tầm đăng giải rắc trên tạp chí Nam Phong (các năm 1918, 1919, 1920, 1926). Tiếp đến sách "Văn đàn bảo gián (quyển 3)" của Trần Trung Viên, Nam Ký thư quán Hà Nội 1926, giới thiệu 79 tác phẩm, trong đó phần lớn đã được đăng ở Nam Phong. Từ đó,lần lượt xuất hiện những sách chuyên đề về Tú Xương. Có 2 văn bản chữ nôm hiện còn lưu giữ ở thư viện Hán - Nôm đó là Vị thành giai cú tập biên (ký hiệu AB.194) ghi rõ "Nam Định Vị Xuyên tú tài Phượng Tường Trần Cao Xương Tử Thịnh trước tập" và Quốc văn tùy ký (ký hiệu AB.383). Có 10 lần xuất bản bằng chữ quốc ngữ với những văn bản sau:
Những sách này là từ trước 1954, sưu tầm thơ Tú Xương còn hết sức tùy tiện và hầu như không có chú giải cần thiết. Việc khảo cứu về nhà thơ cũng chưa được đặt ra, nếu không kể đến cuốn Trông dòng sông Vị.
Nói đến tài làm thơ của Tú Xương, nhiều người đã đặc biệt chú ý đến sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình, trong đó trữ tình là gốc. Với Tú Xương, vẫn chưa thấy chắc chắn có bài thơ chữ Hán nào, chỉ thấy thơ Nôm viết bằng các thể loại cổ điển: thơ luật Đường: thất ngôn bát cú, tứ tuyệt; phú; văn tế; câu đối; hát nói; lục bát. Ở thể loại nào Tú Xương cũng tỏ ra là một nghệ sĩ bậc thầy.
Bức tranh hiện thực trong thơ Tú Xương là một bức tranh xám xịt, dường như chỉ có rác rưởi, đau buồn, vì hiện thực của xã hội thực dân - nửa phong kiến là như vậy! Cảm hứng trong thơ Tú Xương hầu như không hướng nhiều về phía phản ánh những cái tốt lành, những cái thuộc về sức sống, về bản lĩnh của dân tộc, của nhân dân, dù có bị ẩn kín xuống nhưng vẫn không bao giờ mai một trong hoàn cảnh lịch sử tang tóc đó. Thi sĩ Tú Xương biết buồn đau trước vận nước vận dân. Với giọng văn châm biếm sâu cay, thơ văn của ông đã đả kích bọn thực dân phong kiến, bọn quan lại làm tay sai cho giặc, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc, bọn rởm đời lố lăng trong buổi giao thời.
Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm oẹ quan trường miệng thét loa. [6]
Lọng cắm rợp trời, quan Sứ đến,
Váy lê quét đất, mụ đầm ra. [7]
Nhân tài đất Bắc nào ai đó ?
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà !
Một đàn thằng hỏng đứng mà trông
Nó đỗ khoa này có sướng không [8]
Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt,
Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng ! [9]
Tính trào phúng được đẩy lên mức cao khi Tú Xương vừa phản ánh cái hiện thực vừa như trả đũa lũ quan lại nhũng nhiễu bằng cách giúi đầy phân vào miệng chúng như bài:
Hà Nam danh giá nhất ông cò [10]
Trông thấy ai ai chẳng dám ho.
Hai mái trống toang đành chịu giột [11]
Tám giờ chuông đánh phải nằm co [12]
Người quên mất thẻ âu trời cãi [13]
Chó chạy ra đường có chủ lo [14]
Ngớ ngẩn đi xia may vớ được [15]
Chuyến này ắt hẳn kiếm ăn to
Đặc biệt bài thơ có một sức khái quát lớn về cả lũ quan lại và văng một tiếng chửi vào Hoàng Cao Khải, tên đại Việt gian cho Pháp thời đó:
Bấy lâu chơi với rặt phường nhơ [17]
Quen mắt ưa nhìn chả biết dơ
Nào sọt, nào quang, nào bộ gắp [18]
Đứa bưng đứa hót đứa đang chờ [19]
Mình hôi mũi ngạt không kỳ quản,
Áo ấm cơm no vẫn nhởn nhơ
Ngán nỗi hàng phường khi cúng tế,
Vẽ ông ôm đít để lên thờ [20]
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
Sự trân trọng, tri ân ấy còn được ông nâng lên đến mức làm hẳn một bài "Văn tế sống vợ"
Con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ
Tiếng có miếng không, gặp chăng hay chớ
Mặt nhẵn nhụi, chân tay trắng trẻo, ai dám chê rằng béo rằng lùn?
Người ung dung, tính hạnh khoan hoà, chỉ một nỗi hay gàn hay dở!
Đầu sông bãi bến, đua tài buôn chín bán mười
Trong họ ngoài làng, vụng lẽ chào dơi nói thợ
Gần xa nô nức, lắm gái nhiều trai
Sớm tối khuyên răn, kẻ thầy người tớ
Ông tu tác cửa cao nhà rộng, toan để cho dâu
Anh lăm le bia đá bảng vàng, cho vang mặt vợ
Thế mà:
Mình bỏ mình đi, mình không chịu ở
Chẳng nói chẳng rằng, không than không thở.
Hay mình thấy tớ: nay Hàng Thao, mai phố Giấy mà bụng mình ghen?
Hay mình thấy tớ: sáng Tràng Lạc, tối Viễn Lai, mà lòng mình sợ?
Thôi thôi
Chết quách yên mồ
Sống càng nặng nợ
Chữ nhất phẩm ơn vua vinh tứ, ngày khác sẽ hay
Duyên trăm năm ông Nguyệt xe tơ, kiếp này đã lỡ
Mình đi tu cho thành tiên thành phật, để rong chơi Lãng Uyển, Bồng Hồ
Tớ nuôi con cho có rể có dâu, để trọn vẹn đạo chồng nghĩa vợ
Ông nghè ông thám vô mây khói
Đứng lại văn chương một tú tài
Xuôi dòng nước ngược
Lượt xem: 19778
20/12/2014 16:04
Tú Mỡ (1910-1976)
Thăm cụ, tôi xuôi dòng nước ngược
trang thơ còn đợi, bút còn mong
Cụ đang trụ chốt đèn xanh đỏ
thổi phạt ai kia lái ngược dòng.
Mùa tựu trường lại nhớ
Lượt xem: 17714
20/12/2014 16:03
Thanh Tịnh (1911-1988)
Nhớ lá thu rơi, nhớ tựu trường
nhớ hoài quê mẹ mãi sông Hương
một bức tình thư chưa gửi được
bạc đầu chưa trả nợ văn chương.
Hai lá phổi giông tố
Lượt xem: 18757
20/12/2014 16:03
Vũ Trọng Phụng (1912-1939)
Hàng tỷ vi trùng "cốc"
tấn công hai lá phổi gầy
trận tuyến này
chưa thể gọi là giông tố !
Người đến hội Long Trì
Lượt xem: 20458
20/12/2014 16:02
Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960)
Đêm hội Long Trì chưa kịp vui
Quỳnh Hoa chưa kịp gặp văn tài
hồ rượu đã thành hồ huyết lệ
âm - dương, họa - phúc bẫy giăng cài.
Thơ bên nhà mồ
Lượt xem: 18541
20/12/2014 16:01
Hàn Mạc Tử (1912-1940)
Từng phút - anh đến gần cửa huyệt
từng phút - anh tan vào cõi thiêng.
Người xứ thơ tiên
Lượt xem: 24540
20/12/2014 16:00
Nguyễn Nhược Pháp (1914-1938)
Chùa Hương không gặp gỡ
rừng mơ chắc đã mơ?
Lời còn trong hơi thở
giai nhân cùng người thơ.
Hỏi lối vào ca dao
Lượt xem: 28249
20/12/2014 15:59
Vũ Ngọc Phan (1912-1987)
Gặp đây mận mới hỏi đào
đường lên cổ tích, lối vào ca dao
Rau tần ai quẩy đi đâu
Lượt xem: 15904
20/12/2014 15:59
Trần Huyền Trân (1913-1989)
Ngỡ nàng công chúa họ Trần
hóa thi sĩ quẩy rau tần lãng du...
Ngơ ngác
Lượt xem: 25635
20/12/2014 15:58
Lưu Trọng Lư (1912-1991)
Từ lúc nào hỡi ngọn gió heo may
mang tâm sự thi nhân chưa tiện ngỏ
vàng trút xuống và cành sương nức nở
mặt đất hồi hộp lúc xạc xào thu.
Vầng trăng sống mòn
Lượt xem: 16838
20/12/2014 15:56
Nam Cao (1915-1951)
Trăng sáng tròn như vú mộng đầy
có vơi bớt cảnh sống mòn này?
Hiển thị 351 - 360 tin trong 2159 kết quả