Thơ

2801 “Bây giờ ván đã đóng thuyền,
2802 “Đã đành phận bạc, khôn đền tình chung.
2803 “Quá thương chút nghĩa đèo bòng.
2804 “Nghìn vàng thân ấy, dễ hòng bỏ sao?”
2805 Dỗ dành khuyên giải trăm chiều,
2806 Lửa phiền càng dập, càng khêu mối phiền.
2807 Thề xưa, giở đến kim hoàn,
2808 Của xưa, lại giở đến đàn với hương.
2809 Sinh càng trông thấy, càng thương,
2810 Gan càng tức tối, ruột càng xót xa.
2811 Rằng: “Tôi trót quá chân ra,
2812 “Để cho đến nỗi trôi hoa, dạt bèo.
2813 “Cùng nhau thề thốt đã nhiều
2814 “Những điều vàng đá phải điều nói không.
2815 “Chưa chăn gối, cũng vợ chồng.
2816 “Lòng nào mà nỡ dứt lòng cho đang?
2817 “Bao nhiêu của, mấy ngày đàng,
2818 “Còn tôi, tôi một gặp nàng mới thôi!”
2819 Nỗi thương nói chẳng hết lời,
2820 Tạ từ, Sinh mới sụt sùi trở ra.
2821 Vội về sửa chốn vườn hoa,
2822 Rước mời viên ngoại ông bà cùng sang.
2823 Thần hôn chăm chút lễ thường,
2824 Dưỡng thân thay tấm lòng nàng ngày xưa.
2825 Đinh ninh mài lệ chép thư,
2826 Cắt người tìm tõi, đưa tờ nhắn nhe.
2827 Biết bao công mướn, của thuê,
2828 Lâm-thanh mấy độ đi về dặm khơi.
2829 Người một nơi, hỏi một nơi.
2830 Mênh mông nào biết bể trời nơi nao?
2831 Sinh càng thảm thiết, khát khao,
2832 Như nung gan sắt, như bào lòng son.
2833 Ruột tằm, ngày một héo hon.
2834 Tuyết sương ngày một hao mòn hình ve.
2835 Thẩn thờ, lúc tỉnh, lúc mê.
2836 Máu theo nước mắt, hồn lìa chiêm bao.
2837 Xuân huyên lo sợ xiết bao.
2838 Quá ra khi đến thế nào mà hay!
2839 Vội vàng sắm sửa chọn ngày.
2840 Duyên Vân sớm đã se dây cho chàng.
2841 Người yểu điệu, kẻ văn chương,
2842 Trai tài, gái sắc, xuân đương vừa thì.
2843 Tuy rằng vui chữ vu quy,
2844 Vui nào đã cất sầu kia được nào!
2845 Khi ăn ở, lúc ra vào,
2846 Càng âu duyên mới, càng dào tình xưa.
2847 Nỗi nàng nhớ đến bao giờ,
2848 Tuôn châu đòi trận, vò tơ trăm vòng.
2849 Có khi vắng vẻ thư phòng,
2850 Đốt lò hương, giở phím đồng ngày xưa:

Các tác phẩm khác

Nắng phai Lượt xem: 11476
18/08/2013 15:36
Biết có còn chăng chút nắng phai
Gió mưa xóa hết nợ lưu đày
Ngày đêm mong ngủ ôm gối mẹ
Chẳng nợ ai cũng chẳng phiền ai!

Nhớ Tú Xương Lượt xem: 15620
18/08/2013 15:34
Nghĩ lại thương ông đến bất bình
Số phận lung trung điểu bách thanh
Ông Nghè ông Cống kinh chữ nghĩa
Quan Pháp quan Nam sợ thanh danh

Thơ tặng vợ Lượt xem: 13353
18/08/2013 15:32
Không phải vợ ông Trần Tế Xương
nhà thơ có hai bàn tay trắng
có bãi xa thân cò cánh mỏng
tiếng eo sèo như sóng dậy trên sông

Tự cười mình - Ii Lượt xem: 10493
18/08/2013 15:25
Lúc túng toan lên bán cả trời
Trời cười: thằng bé nó hay chơi...
Cho hay công nợ là như thế
Mà vẫn phong lưu suốt cả đời.

Tự cười mình - I Lượt xem: 13251
18/08/2013 15:24
Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành
Mặt thời lơ láo, mắt thời xanh
Vuốt râu nịnh bợ, con bu nó
Quắc mắt khinh đời, cái bộ anh

Ta chẳng ra chi Lượt xem: 14435
18/08/2013 15:22
Nếu có khôn ngoan đã vợ nhờ,
Dại mà nhờ vợ, vợ làm ngơ.
Sáng nem, bữa tối đòi ăn chả,
Nay kiệu, ngày mai lại giở cờ.

Ông Cử thứ năm Lượt xem: 11015
18/08/2013 15:21
Ông cử thứ năm, con cái ai ? (1)
Học trò quan đốc Tả Thanh Oai.
Nghe tin, cụ cố cười ha hả
Vứt cả dao cầu xuống ruộng khoai !

Phố hàng Song Lượt xem: 11980
18/08/2013 15:19
Ở phố Hàng Song thật lắm quan, (1)
Thành thì đen kịt, đốc thì lang (2)
Chồng chung vợ chạ, kìa cô Bố
Đậu lạy quan xin, nọ chú Hàn.

Trần Tế Xương (Tú Xương) Lượt xem: 8183
18/08/2013 15:17
Tiểu sử
Trần Tế Xương lúc nhỏ bố mẹ đạt tên là Trần Duy Uyên. Sinh ngày 10 - 8 năm Canh Ngọ (5 - 9 - 1870 Dương lịch) ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Ðịnh (nay thuộc phố hàng nâu Nam Ðịnh). Lớn lên tự là Mặc Trái, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Ông đậu Tú Tài năm Giáp Ngọ (1894) nên người đời thường gọi ông là Tú Xương.

Tự trào Lượt xem: 10900
18/08/2013 15:12
Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành (1)
Mắt thời lơ láo mặt thời xanh
Vuốt râu nịnh vợ con bu nó
Quắc mắt khinh đời cái bộ anh

Hiển thị 311 - 320 tin trong 464 kết quả