2751 Cuối tường gai góc mọc đầy,
2752 Đi về này những lối này năm xưa!
2753 Chung quanh lặng ngắt như tờ,
2754 Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?
2755 Láng giềng có kẻ sang chơi,
2756 Lân la sẽ hỏi một hai sự tình.
2757 Hỏi ông, ông mắc tụng đình,
2758 Hỏi nàng, nàng đã bán mình chuộc cha.
2759 Hỏi nhà, nhà đã dời xa,
2760 Hỏi chàng Vương, với cùng là Thuý Vân.
2761 Đều là sa sút khó khăn,
2762 May thuê, viết mướn, kiếm ăn lần hồi.
2763 Điều đâu sét đánh lưng trời,
2764 Thoắt nghe, chàng thoắt rụng rời xiết bao!
2765 Vội han di trú nơi nao?
2766 Đánh đường, chàng mới tìm vào tận nơi.
2767 Nhà tranh, vách đất tả tơi.
2768 Lau treo rèm nát, trúc gài phên thưa.
2769 Một sân đất cỏ dầm mưa,
2770 Càng cao ngán nỗi, càng ngơ ngẩn dường!
2771 Đánh liều lên tiếng ngoài tường.
2772 Chàng Vương nghe tiếng, vội vàng chạy ra.
2773 Dắt tay vội rước vào nhà,
2774 Mái sau, viên ngoại ông bà ra ngay.
2775 Khóc than kể hết niềm tây:
2776 “Chàng ôi, biết nỗi nước này cho chưa?
2777 “Kiều nhi phận mỏng như tờ,
2778 “Một lời đã lỗi tóc tơ với chàng!
2779 “Gặp cơn gia biến lạ dường,
2780 “Bán mình nó phải tìm đường cứu cha.
2781 “Dùng dằng khi bước chân ra,
2782 “Cực trăm nghìn nỗi, dặn ba bốn lần…
2783 “Trót lời nặng với lang quân,
2784 “Mượn con em nó Thuý Vân thay lời.
2785 “Gọi là trả chút nghĩa người,
2786 “Sầu này dằng dặc muôn đời chưa quên.
2787 “Kiếp này, duyên đã phụ duyên,
2788 “Dạ đài còn biết, sẽ đền lai sinh.
2789 “Mấy lời ký chú đinh ninh,
2790 “Ghi lòng để dạ, cất mình ra đi.
2791 “Phận sao bạc bấy, Kiều nhi!
2792 “Chàng Kim về đó, con thì đi đâu? “
2793 Ông bà càng nói càng đau,
2794 Chàng càng nghe nói, càng dầu như dưa.
2795 Vật mình vẫy gió, tuôn mưa,
2796 Dầm dề giọt ngọc, thẫn thờ hồn mai!
2797 Đau đòi đoạn, ngất đòi thôi,
2798 Tỉnh ra lại khóc, khóc rồi lại mê.
2799 Thấy chàng đau nỗi biệt ly,
2800 Nhẫn ngừng, ông mới vỗ về giải khuyên:
Thấy dễ mà khó
Lượt xem: 9812
18/08/2013 15:39
Lớp 12 lớp càng cao
Khuyên nhau gắng học cớ sao hay lười.
Học rồi giúp ích cho đời
Đừng như Chiêu Thống cỗng người hại dân.
Nắng phai
Lượt xem: 11470
18/08/2013 15:36
Biết có còn chăng chút nắng phai
Gió mưa xóa hết nợ lưu đày
Ngày đêm mong ngủ ôm gối mẹ
Chẳng nợ ai cũng chẳng phiền ai!
Nhớ Tú Xương
Lượt xem: 15596
18/08/2013 15:34
Nghĩ lại thương ông đến bất bình
Số phận lung trung điểu bách thanh
Ông Nghè ông Cống kinh chữ nghĩa
Quan Pháp quan Nam sợ thanh danh
Thơ tặng vợ
Lượt xem: 13335
18/08/2013 15:32
Không phải vợ ông Trần Tế Xương
nhà thơ có hai bàn tay trắng
có bãi xa thân cò cánh mỏng
tiếng eo sèo như sóng dậy trên sông
Tự cười mình - Ii
Lượt xem: 10478
18/08/2013 15:25
Lúc túng toan lên bán cả trời
Trời cười: thằng bé nó hay chơi...
Cho hay công nợ là như thế
Mà vẫn phong lưu suốt cả đời.
Tự cười mình - I
Lượt xem: 13234
18/08/2013 15:24
Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành
Mặt thời lơ láo, mắt thời xanh
Vuốt râu nịnh bợ, con bu nó
Quắc mắt khinh đời, cái bộ anh
Ta chẳng ra chi
Lượt xem: 14419
18/08/2013 15:22
Nếu có khôn ngoan đã vợ nhờ,
Dại mà nhờ vợ, vợ làm ngơ.
Sáng nem, bữa tối đòi ăn chả,
Nay kiệu, ngày mai lại giở cờ.
Ông Cử thứ năm
Lượt xem: 11010
18/08/2013 15:21
Ông cử thứ năm, con cái ai ? (1)
Học trò quan đốc Tả Thanh Oai.
Nghe tin, cụ cố cười ha hả
Vứt cả dao cầu xuống ruộng khoai !
Phố hàng Song
Lượt xem: 11979
18/08/2013 15:19
Ở phố Hàng Song thật lắm quan, (1)
Thành thì đen kịt, đốc thì lang (2)
Chồng chung vợ chạ, kìa cô Bố
Đậu lạy quan xin, nọ chú Hàn.
Trần Tế Xương (Tú Xương)
Lượt xem: 8173
18/08/2013 15:17
Tiểu sử
Trần Tế Xương lúc nhỏ bố mẹ đạt tên là Trần Duy Uyên. Sinh ngày 10 - 8 năm Canh Ngọ (5 - 9 - 1870 Dương lịch) ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Ðịnh (nay thuộc phố hàng nâu Nam Ðịnh). Lớn lên tự là Mặc Trái, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Ông đậu Tú Tài năm Giáp Ngọ (1894) nên người đời thường gọi ông là Tú Xương.
Hiển thị 311 - 320 tin trong 465 kết quả