Thơ

251 Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao,
252 Mặt mơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng.
253 Phòng văn hơi giá như đồng,
254 Trúc se ngọn thỏ, tơ chùng phím loan.
255 Mành Tương phân phất gió đàn,
256 Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình.
257 Ví chăng duyên nợ ba sinh,
258 Làm chi đem thói khuynh thành trêu ngươi?
259 Bâng khuâng nhớ cảnh, nhớ người,
260 Nhớ nơi kỳ ngộ, vội dời chân đi.
261 Một vùng cỏ mọc xanh rì,
262 Nước ngâm trong vắt, thấy gì nữa đâu!
263 Gió chiều như gợi cơn sầu,
264 Vi lô hiu hắt như màu khơi trêu.
265 Nghề riêng nhớ ít, tưởng nhiều,
266 Xăm xăm đè nẻo Lam-kiều lần sang.
267 Thâm nghiêm kín cổng cao tường,
268 Cạn dòng lá thắm, dứt đường chim xanh.
269 Lơ thơ tơ liễu buông mành.
270 Con oanh học nói trên cành mỉa mai.
271 Mấy lần cửa đóng then cài,
272 Đầy thềm hoa rụng, biết người ở đâu?
273 Tần ngần đứng suốt giờ lâu,
274 Dạo quanh, chợt thấy mé sau có nhà.
275 Là nhà Ngô Việt thương gia,
276 Phòng không để đó người xa chưa về.
277 Lấy điều du học hỏi thuê,
278 Túi đàn, cặp sách, đề huề dọn sang.
279 Có cây, có đá, sẵn sàng.
280 Có hiên Lãm thuý, nét vàng chưa phai.
281 Mừng thầm chốn ấy chữ bài,
282 Ba sinh âu hẳn duyên trời chi đây!
283 Song hồ nửa khép cánh mây,
284 Tường đông ghé mắt, ngày ngày hằng trông.
285 Tấc gang động khoá nguồn phong,
286 Tuyệt mù nào thấy bóng hồng vào ra.
287 Nhẫn từ quán khách lân la,
288 Tuần trăng thấm thoát nay đà thèm hai.
289 Cách tường phải buổi êm trời,
290 Dưới đào dường có bóng người thướt tha.
291 Buông cầm, xốc áo, vội ra,
292 Hương còn thơm nức, người đà vắng tanh!
293 Lần theo tường gấm dạo quanh,
294 Trên đào nhác thấy một cành kim thoa.
295 Giơ tay với lấy về nhà.
296 “Này trong khuê các, đâu mà đến đây?
297 “Ngẫm âu người ấy, báu này,
298 “Chẳng duyên chưa dễ vào tay ai cầm!”
299 Liền tay ngắm nghía biếng nằm,
300 Hãy còn thoang thoảng hương trầm chưa phai.

Các tác phẩm khác

Thấy dễ mà khó Lượt xem: 9812
18/08/2013 15:39
Lớp 12 lớp càng cao
Khuyên nhau gắng học cớ sao hay lười.
Học rồi giúp ích cho đời
Đừng như Chiêu Thống cỗng người hại dân.

Nắng phai Lượt xem: 11465
18/08/2013 15:36
Biết có còn chăng chút nắng phai
Gió mưa xóa hết nợ lưu đày
Ngày đêm mong ngủ ôm gối mẹ
Chẳng nợ ai cũng chẳng phiền ai!

Nhớ Tú Xương Lượt xem: 15594
18/08/2013 15:34
Nghĩ lại thương ông đến bất bình
Số phận lung trung điểu bách thanh
Ông Nghè ông Cống kinh chữ nghĩa
Quan Pháp quan Nam sợ thanh danh

Thơ tặng vợ Lượt xem: 13330
18/08/2013 15:32
Không phải vợ ông Trần Tế Xương
nhà thơ có hai bàn tay trắng
có bãi xa thân cò cánh mỏng
tiếng eo sèo như sóng dậy trên sông

Tự cười mình - Ii Lượt xem: 10473
18/08/2013 15:25
Lúc túng toan lên bán cả trời
Trời cười: thằng bé nó hay chơi...
Cho hay công nợ là như thế
Mà vẫn phong lưu suốt cả đời.

Tự cười mình - I Lượt xem: 13230
18/08/2013 15:24
Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành
Mặt thời lơ láo, mắt thời xanh
Vuốt râu nịnh bợ, con bu nó
Quắc mắt khinh đời, cái bộ anh

Ta chẳng ra chi Lượt xem: 14414
18/08/2013 15:22
Nếu có khôn ngoan đã vợ nhờ,
Dại mà nhờ vợ, vợ làm ngơ.
Sáng nem, bữa tối đòi ăn chả,
Nay kiệu, ngày mai lại giở cờ.

Ông Cử thứ năm Lượt xem: 11008
18/08/2013 15:21
Ông cử thứ năm, con cái ai ? (1)
Học trò quan đốc Tả Thanh Oai.
Nghe tin, cụ cố cười ha hả
Vứt cả dao cầu xuống ruộng khoai !

Phố hàng Song Lượt xem: 11974
18/08/2013 15:19
Ở phố Hàng Song thật lắm quan, (1)
Thành thì đen kịt, đốc thì lang (2)
Chồng chung vợ chạ, kìa cô Bố
Đậu lạy quan xin, nọ chú Hàn.

Trần Tế Xương (Tú Xương) Lượt xem: 8168
18/08/2013 15:17
Tiểu sử
Trần Tế Xương lúc nhỏ bố mẹ đạt tên là Trần Duy Uyên. Sinh ngày 10 - 8 năm Canh Ngọ (5 - 9 - 1870 Dương lịch) ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Ðịnh (nay thuộc phố hàng nâu Nam Ðịnh). Lớn lên tự là Mặc Trái, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Ông đậu Tú Tài năm Giáp Ngọ (1894) nên người đời thường gọi ông là Tú Xương.

Hiển thị 361 - 370 tin trong 515 kết quả