1851 Nàng đà tán hoán, tê mê,
1852 Vâng lời ra trước bình the vặn đàn:
1853 Bốn dây như khóc, như than,
1854 Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng!
1855 Cùng trong một tiếng tơ đồng,
1856 Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm!
1857 Giọt châu lã chã khôn cầm,
1858 Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt Tương.
1859 Tiểu thư lại thét lấy nàng:
1860 “Cuộc vui, gảy khúc đoạn tràng ấy chi!
1861 “Sao chẳng biết ý tứ gì?
1862 “Cho chàng buồn bã tội thì tại ngươi!”
1863 Sinh càng thảm thiết bồi hồi,
1864 Vội vàng gượng nói, gượng cười cho qua.
1865 Giọt rồng canh đã điểm ba,
1866 Tiểu thư nhìn mặt,dường đà can tâm.
1867 Lòng riêng khấp khởi mừng thầm:
1868 “Vui này đã bõ đau ngầm xưa nay!”
1869 Sinh thì gan héo, ruột đầy,
1870 Nỗi lòng, càng nghĩ càng cay đắng lòng.
1871 Người vào chung gối loan phòng,
1872 Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài.
1873 Bây giờ mới rõ tăm hơi,
1874 Máu ghen, đâu có lạ đời nhà ghen!
1875 Chước đâu rẽ thuý, chia uyên.
1876 Đã ra đường nấy, ai nhìn được ai!
1877 Bây giờ một vực một trời,
1878 Hết điều khinh trọng, hết lời thị phi!
1879 Nhẹ như bấc, nặng như chì,
1880 Gỡ cho ra nữa còn gì là duyên!
1881 Lỡ làng chút phận thuyền quyên,
1882 Bể sâu, sóng cả, có tuyền được vay?
1883 Một mình âm ỉ đêm chầy,
1884 Đĩa dầu vơi, nước mắt đầy, năm canh.
1885 Sớm khuya hầu hạ đài dinh.
1886 Tiểu thư chạm mặt đè tình hỏi tra.
1887 Lựa lời nàng mới thưa qua:
1888 “Phải khi mình lại xót xa nỗi mình.”
1889 Tiểu thư hỏi lại Thúc sinh:
1890 “Cậy chàng tra lấy, thực tình cho nao!”
1891 Sinh đà rát ruột như bào,
1892 Nói ra chẳng tiện, trông vào chẳng đang!
1893 Những e lại luỵ đến nàng,
1894 Đánh liều mới sẽ lựa đường hỏi tra.
1895 Cúi đầu quì trước sân hoa.
1896 Thân cung nàng mới dâng qua một tờ.
1897 Diện tiền trình với tiểu thơ,
1898 Thoạt xem dường có ngẩn ngơ chút tình.
1899 Liền tay trao lại Thúc sinh,
1900 Rằng: “Tài nên trọng, mà tình nên thương!
Nhớ Tú Xương
Lượt xem: 15596
18/08/2013 15:34
Nghĩ lại thương ông đến bất bình
Số phận lung trung điểu bách thanh
Ông Nghè ông Cống kinh chữ nghĩa
Quan Pháp quan Nam sợ thanh danh
Thơ tặng vợ
Lượt xem: 13331
18/08/2013 15:32
Không phải vợ ông Trần Tế Xương
nhà thơ có hai bàn tay trắng
có bãi xa thân cò cánh mỏng
tiếng eo sèo như sóng dậy trên sông
Tự cười mình - Ii
Lượt xem: 10475
18/08/2013 15:25
Lúc túng toan lên bán cả trời
Trời cười: thằng bé nó hay chơi...
Cho hay công nợ là như thế
Mà vẫn phong lưu suốt cả đời.
Tự cười mình - I
Lượt xem: 13231
18/08/2013 15:24
Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành
Mặt thời lơ láo, mắt thời xanh
Vuốt râu nịnh bợ, con bu nó
Quắc mắt khinh đời, cái bộ anh
Ta chẳng ra chi
Lượt xem: 14414
18/08/2013 15:22
Nếu có khôn ngoan đã vợ nhờ,
Dại mà nhờ vợ, vợ làm ngơ.
Sáng nem, bữa tối đòi ăn chả,
Nay kiệu, ngày mai lại giở cờ.
Ông Cử thứ năm
Lượt xem: 11010
18/08/2013 15:21
Ông cử thứ năm, con cái ai ? (1)
Học trò quan đốc Tả Thanh Oai.
Nghe tin, cụ cố cười ha hả
Vứt cả dao cầu xuống ruộng khoai !
Phố hàng Song
Lượt xem: 11974
18/08/2013 15:19
Ở phố Hàng Song thật lắm quan, (1)
Thành thì đen kịt, đốc thì lang (2)
Chồng chung vợ chạ, kìa cô Bố
Đậu lạy quan xin, nọ chú Hàn.
Trần Tế Xương (Tú Xương)
Lượt xem: 8168
18/08/2013 15:17
Tiểu sử
Trần Tế Xương lúc nhỏ bố mẹ đạt tên là Trần Duy Uyên. Sinh ngày 10 - 8 năm Canh Ngọ (5 - 9 - 1870 Dương lịch) ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Ðịnh (nay thuộc phố hàng nâu Nam Ðịnh). Lớn lên tự là Mặc Trái, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Ông đậu Tú Tài năm Giáp Ngọ (1894) nên người đời thường gọi ông là Tú Xương.
Tự trào
Lượt xem: 10898
18/08/2013 15:12
Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành (1)
Mắt thời lơ láo mặt thời xanh
Vuốt râu nịnh vợ con bu nó
Quắc mắt khinh đời cái bộ anh
Vô tình
Lượt xem: 9644
18/08/2013 10:51
Vô tình anh gặp em
Rồi vô tình thương nhớ
Đời vô tình nghiệt ngã
Nên chúng mình yêu nhau
Hiển thị 331 - 340 tin trong 483 kết quả