Thơ

Chương bốn: Đất này

Tiếp đạn
Tiếp người
Hôm nay ta tiếp đất
Đẩt xẻ mình ra chắn sóng ngoài xa
Đất nặn thành gạch
Gạch sợ một mình
Tìm đến vữa
Đất ra khơi bắt gặp bức tường người
Đất dựng nên làng
Từ buổi cha ngâm mình trong nước
Với đất lên trong nước nóng luộc người
Cha bưng đất và bưng mồ hôi ngày khởi nghiệp
Không có đất không thể nào sống được
Cha nhễ nhại trước cỏ lăn cỏ lác
Cha nhễ nhại trước nỗi thèm khát đất
Đêm bằn mê giun dế cũng thân tình
Cần có đất để làm nên quê hương
Cần có quê hương để vui buồn sướng khổ
Đuôi trâu phất nửa vòng ngõ nhỏ
Gọi chiều về qua những mảnh tường chai
Luống hàng hoa đội rạ đứng lay phay
Người tứ phương tụ hội về đây
Cắm cọc treo nồi
Đóng đinh móc rế
Trồng mùa thu bằng cây thị
Thả mùa hè bầng ngó sen
Cây lan có tên cho cô Lan có tên
Cây trúc có tên cho cô Trúc có tên
Lan và Trúc say lòng những chàng trai mới lớn
Lan và Trúc tiễn bao người ra trận
Và chiều nay cha gởi đất cho con
Đất chẳng bao giờ héo
Trời thăm thẳm không mòn
Khi vui chán vạn khi buồn một ta
Đất này
Đất này
làng nước gửi ra
Cơm nắm cơm đùm
Đi từ buổi trăng non còn ú ớ
Người đổi phiên chợ
Kẻ nhường công trâu
Đất đi qua biển thì mau
Người đi qua nỗi khổ đau thì dài
***
Đất này
Đất này
Quê ta ngày hội đất
Đết đi đến đâu quê hương theo đến đấy
Quê hương đi đến đâu máu đi theo đến đấy
Máu chẳng bao giờ cũ
Cuốc cuốc cứ kêu hoài
Có nghe cuốc cuốc kêu hoài
Đèn khêu xóm vắng, bão ngoài biển xa
Người quê nhận đất quê ta
Đảo xin một mảnh sân nhà phơi trăng.
Lời sóng 4
Trên bãi cát những người lính đảo
Ngồi ghép nhau bao nỗi nhớ nhà
Chiều áo rộng vài vạt mây hờ hững
Họ cứ ngồi như chum vại hứng mưa
Sóng lại đến theo lời hẹn cũ
Sóng mang về những đôi giày trẻ nhỏ
Những đô la ướt sũng, những phao bơi
Tang vật buồn đau của những kiếp người
Đảo tái cát
Khó oan hồn trôi dạt
Tao loạn thời bình
Gió thắt ngang cây
Nếu họ ghé một lần thăm lính đảo
Rối ren kia chắc có cách trả lời
Ta xin biển mỗi ngày lặng sóng
Cho những linh hồn dưới đáy bớt đơn côi
Đất hãy nhận những đứa con về cội
Trong bao dung bóng mát của người
Cây hãy gọi bàn tay về hái quả
Võng gọi về nghe lại tiếng à ơi...
À ơi tình cũ nghẹn lời
Tham vàng bỏ ngãi kiếp người mong manh
Các tác phẩm khác

Thấy dễ mà khó Lượt xem: 9918
18/08/2013 15:39
Lớp 12 lớp càng cao
Khuyên nhau gắng học cớ sao hay lười.
Học rồi giúp ích cho đời
Đừng như Chiêu Thống cỗng người hại dân.

Nắng phai Lượt xem: 11587
18/08/2013 15:36
Biết có còn chăng chút nắng phai
Gió mưa xóa hết nợ lưu đày
Ngày đêm mong ngủ ôm gối mẹ
Chẳng nợ ai cũng chẳng phiền ai!

Nhớ Tú Xương Lượt xem: 15713
18/08/2013 15:34
Nghĩ lại thương ông đến bất bình
Số phận lung trung điểu bách thanh
Ông Nghè ông Cống kinh chữ nghĩa
Quan Pháp quan Nam sợ thanh danh

Thơ tặng vợ Lượt xem: 13367
18/08/2013 15:32
Không phải vợ ông Trần Tế Xương
nhà thơ có hai bàn tay trắng
có bãi xa thân cò cánh mỏng
tiếng eo sèo như sóng dậy trên sông

Tự cười mình - Ii Lượt xem: 10835
18/08/2013 15:25
Lúc túng toan lên bán cả trời
Trời cười: thằng bé nó hay chơi...
Cho hay công nợ là như thế
Mà vẫn phong lưu suốt cả đời.

Tự cười mình - I Lượt xem: 13265
18/08/2013 15:24
Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành
Mặt thời lơ láo, mắt thời xanh
Vuốt râu nịnh bợ, con bu nó
Quắc mắt khinh đời, cái bộ anh

Ta chẳng ra chi Lượt xem: 14749
18/08/2013 15:22
Nếu có khôn ngoan đã vợ nhờ,
Dại mà nhờ vợ, vợ làm ngơ.
Sáng nem, bữa tối đòi ăn chả,
Nay kiệu, ngày mai lại giở cờ.

Ông Cử thứ năm Lượt xem: 11049
18/08/2013 15:21
Ông cử thứ năm, con cái ai ? (1)
Học trò quan đốc Tả Thanh Oai.
Nghe tin, cụ cố cười ha hả
Vứt cả dao cầu xuống ruộng khoai !

Phố hàng Song Lượt xem: 12017
18/08/2013 15:19
Ở phố Hàng Song thật lắm quan, (1)
Thành thì đen kịt, đốc thì lang (2)
Chồng chung vợ chạ, kìa cô Bố
Đậu lạy quan xin, nọ chú Hàn.

Trần Tế Xương (Tú Xương) Lượt xem: 8252
18/08/2013 15:17
Tiểu sử
Trần Tế Xương lúc nhỏ bố mẹ đạt tên là Trần Duy Uyên. Sinh ngày 10 - 8 năm Canh Ngọ (5 - 9 - 1870 Dương lịch) ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Ðịnh (nay thuộc phố hàng nâu Nam Ðịnh). Lớn lên tự là Mặc Trái, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Ông đậu Tú Tài năm Giáp Ngọ (1894) nên người đời thường gọi ông là Tú Xương.

Hiển thị 1521 - 1530 tin trong 1675 kết quả