Bờ Hòn Chồng, quán gió, một trưa chiều
Anh đứng dưới bóng dừa xứ sở
Nghe cả biển, tình yêu và đời vỗ...
Nhúm cỏ lòng xé rách bụi thơ bay.
Em nằm đây, em hỡi! Em nằm đây
Làm núi đợi ngàn năm cùng với bể
Tình yêu vỗ muôn đời trong sóng vỗ
Không vấn vương bụi bặm cõi trần đời.
Cho anh hôn lên đôi vú đá tơi bời
Dầm dãi nắng mưa ru em trong giấc ngủ
Xin lỗi những mảng đời ta đang có
Đôi lúc thèm được bám rêu xanh.
Gió hút Hòn Chồng, bể sóng mênh mông
Ta, con chim đã trúng bao vết đạn
Dừng chân nghỉ bên bờ xanh hữu hạn
Chốn vô cùng ta muốn hỏi Mỹ Nhân?
Bóng nàng nằm trơ mãi cái nước non
Lòng nguyệt tỏ tháng năm mòn đá sỏi
Niềm vĩ đại lại vô cùng man dại
Cây-thánh-giá-cuộc-đời anh đặt dưới chân em!
Nếu có thể sống chung đầu bạc răng long
Anh nguyện với nàng cả đời vui thú
Hồ yêu tinh và đàn bà nơi trần thế
Vừa là tiên vừa là quỉ, nàng ơi!
Cô gái bán hàng trong quán gió chơi vơi
Cứ nhìn khách đôi mắt tròn đen láy
Đã kể tôi nghe chuyện về nàng Mỹ Nhân thuở ấy!
Nghe trong chiều gió cuốn bụi đường bay...
Thơ Phạm Ngọc Thái
Lời bình: Đứng trên Hòn Chồng vào buổi sớm mai, khi mặt trời lan toả những ánh nắng vàng rực rỡ. Nhìn ra một dải núi nằm giữa biển Nha Trang người ta thấy nổi lên đôi gò núi, trông giống như đôi gò vú của một nàng thiếu nữ. Nàng đang ngả mình phơi nắng. Triền núi xanh thoai thoải làm nên thân thể nàng. Khe núi xanh chạy dài xuống mặt sóng như mái tóc nàng xoã ra biển. Người Sài Gòn lên chiêm ngưỡng cảnh đẹp, gọi là Núi Mỹ Nhân! Nàng Mỹ Nhân đã nằm ở đó chung thuỷ chờ chồng. Chồng nàng là một tướng cướp trẻ của đạo quân cướp bể. Trong một chuyến đi xa, thuyền bè của họ đã bị bão biển đánh đắm. Xác dạt vào bờ hoá thành bãi sỏi đá, hiện vẫn còn dấu tích tại đó:
Bờ Hòn Chồng, quán gió, một trưa chiều
Anh đứng dưới bóng dừa xứ sở
Nghe cả biển, tình yêu và đời vỗ...
Nhúm cỏ lòng xé rách bụi thơ bay.
Cái bóng nàng Mỹ Nhân vẫn nằm ở đó để làm một tượng thần trong trắng, giữa chốn đời thường xô bồ mà tạc vào năm tháng:
Tình yêu vỗ muôn đời trong sóng vỗ
Không vấn vương bụi bặm cõi trần đời
Những ngày sau chiến tranh nhà thơ đã lên đây. Anh còn là một người lính trong những năm chiến trận đầy máu lửa. Bài thơ đã được anh nhớ lại để viết vào gần 20 năm sau đó. Đứng trước tượng thần Mỹ Nhân trong trắng kia, anh chính là sự minh chứng của lịch sử. Những thương tích chiến tranh, dù bao bom đạn đã bắn vào thân thể anh cũng chỉ là nỗi đau thể xác, nhưng nỗi đau nơi nhân tình thế thái này đã bắn vào cả trái tim, tâm hồn anh còn đau đớn nặng nề hơn. Đó mới chính là vết đạn ngàn thu bao giờ lành lại được? Cho nên dừng chân nghỉ lại trước bờ biển đầy sóng gió mênh mang, ngước nhìn nàng Mỹ Nhân anh mới thốt lên rằng:
Ta, con chim đã trúng bao vết đạn
Dừng chân nghỉ bên bờ xanh hữu hạn
Chốn vô cùng ta muốn hỏi Mỹ Nhân?
Anh muốn ngả vào lòng nàng, trong vòng tay êm ái của tình yêu nàng. Phải! Chỉ có nàng, chỉ có tình yêu của người đàn bà mới xoa bớt được vết thương sâu nhói tận trái tim anh:
Cho anh hôn lên đôi vú đá tơi bời
Dầm dãi nắng mưa ru em trong giấc ngủ.
Nhưng trong cuộc đời thực này, tình yêu của nàng Mỹ Nhân âu lại cũng chỉ là mộng ảo? Dẫu vậy, anh vẫn muốn ngủ trong tình yêu ấy để quên đi chốn nhân tình thế thái, quên hết đi cái cõi đời mệt mỏi, hỗn loạn và đầy rẫy những lo âu:
Xin lỗi những mảng đời ta đang có
Đôi lúc thèm được bám rêu xanh...
Tôi xin đi sâu phân tích vào đoạn thơ thứ năm của bài:
Bóng nàng nằm trơ mãi cái nước non
Lòng nguyệt tỏ tháng năm mòn đá sỏi
Niềm vĩ đại lại vô cùng man dại...
Hình ảnh của đỉnh núi Mỹ Nhân nằm giữa biển khơi xanh, chờ người chồng đi xa mãi mà không trở về? Tình của nàng chỉ có vầng nguyệt tháng năm soi tỏ. Dù sông cạn đá mòn nàng vẫn thuỷ chung. Ôi, sự hoang dại tạo hoá chẳng phải là đỉnh cao hùng vĩ muôn đời, trong thế giới hỗn mang mà chúng ta đang sống hay sao? Đó cũng là chính kiến của nhà thơ trướcc thần tượng vĩnh hằng! Sự thần tượng tình yêu với người đàn bà đã được tác giả dồn nén vào trong câu thơ cuối đoạn:
Cây-thánh-giá-cuộc-đời anh đặt dưới chân em!
Người Nhật thì đặt thanh gươm trên đầu người đàn bà. Người Pháp lại đặt thanh gươm dưới chân người đàn bà. Cho nên, nhà thơ mới phát biểu quan niệm, chính kiến của mình về sự tồn tại trong thế giới này: Cây-thánh-giá-cuộc-đời anh đặt dưới chân em!/- Đến đây tình thơ đã được đẩy cao lên ý nghĩa thời đại, hình ảnh thơ bốc lửa và cháy sáng. Cùng với đoạn thơ thứ sáu, làm thành hai đoạn thơ trung tâm cốt lõi nhất của bài. Tôi phân tích tiếp về đoạn thơ thứ sáu ấy:
Hồ yêu tinh và đàn bà nơi trần thế
Vừa là tiên vừa là quỉ, nàng ơi!
Đàn bà, đúng là cuộc sống không thể thiếu được họ. Thiếu họ, cuộc đời ta sẽ trở nên hoang tàn, vô nghĩa. Nhưng chính đàn bà cũng đem đến cho ta bao mệt mỏi. Có nhiều khi ta chỉ muốn vào quách trong chùa để đi tu, để sống yên. Có họ và không có họ đều dở cả. Họ là thiên đường trong cuộc đời ta, nhưng cũng là âm phủ. Họ vừa là tiên nữ, lại vừa là quỉ dạ xoa. Chả trách, thi sĩ Tản Đà đã từng một thời tìm đường lên núi định tu tiên, định dứt bỏ chốn hồng trần, nhưng rồi ông vẫn lại phải quay về với cõi đời thường để sống tiếp cuộc đời với bao nỗi đoạ đầy. Vì lẽ đó, đứng trước đỉnh núi Mỹ Nhân thanh cao, nhà thơ mới thốt lên:
Nếu có thể sống chung đầu bạc răng long
Anh nguyện với nàng cả đời vui thú
Tình chan chứa, hình ảnh sinh động làm cho bài thơ sâu sắc nghĩa đời, gắn liền vào cuộc sống. Trước Núi Mỹ Nhân thật sự là một bích phẩm, tình thơ cũng rất viên mãn.
Trương Vũ Tiến
* Trích trong Tập "Phạm Ngọc Thái chân dung nhà thơ lớn thời đại" tr. 298-302
Thật vô tích (1)
Lượt xem: 31559
21/12/2014 05:04
Trời đất sinh ra chán vạn nghề
Làm thầy, làm thợ, lại làm thuê
Bác này mới thật là vô tích
Sáng vác ô đi, tối vác về !
Thề với người ăn xin
Lượt xem: 28385
21/12/2014 05:03
Người đói thì tôi cũng chẳng no
Cha thằng nào có tiếc không cho
Họ đày đọa mãi dân cày cuốc
Ai xét soi cho cảnh học trò
Thi hỏng
Lượt xem: 17755
21/12/2014 05:03
Mai không tên tớ, tớ đi ngay,
Giỗ Tết từ đây nhớ lấy ngày
Học đã sôi cơm nhưng chửa chín
Thi không ăn ớt thế mà cay .
Thi phúc
Lượt xem: 18446
21/12/2014 05:02
Này này hương thi đỗ khoa nào ?
Nhân hậu hay lòng quan thượng Cao (1)
Người ta thi chữ, ông thi phúc (2)
Dù dở, dù hay ông cũng vào (3)
Thói đời
Lượt xem: 29446
20/12/2014 21:38
Người bảo ông điên, ông chẳng điên
Ông thương, ông tiếc hóa ông phiền
Kẻ yêu người ghét hay gì chữ
Ðứa trọng đứa khinh chỉ vì tiền
Thông gia với quan
Lượt xem: 31261
20/12/2014 21:37
Gái góa đem mình tựa cửa quan
Nghĩ rằng quan lớn thế thì sang
Thương con toan lấy dây tơ buộc
Kén rể vì tham cái lọng tàn
Thú cô đầu
Lượt xem: 15417
20/12/2014 21:36
Cái thú cô đầu nghĩ cũng hay,
Cùng nhau dan díu mấy đêm ngày
Năm canh to nhỏ tình dơi chuột,
Sáu khắc mơ màng chuyện gió mây.
Thương vợ (Khen vợ)
Lượt xem: 17756
20/12/2014 21:35
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Tiến sĩ trung thu
Lượt xem: 23751
20/12/2014 21:33
Ông đỗ khoa nao ở xứ nào?
Thế mà hoa hốt với trâm bào
Một năm, một tiết trung thu đến
Tôi vẫn quen ông chẳng muốn chào.
Tự đắc
Lượt xem: 34007
20/12/2014 21:30
Ta nghĩ như ta có dại gì,
Ai chơi, chơi với, chẳng cần chi.
Kìa thơ tri kỷ đàn anh nhất,
Nọ khách phong lưu bậc thứ nhì.
Hiển thị 751 - 760 tin trong 2673 kết quả