nguồn : http://vi.wikipedia.org
Trần Tuấn Khải (4 tháng 11 năm 1895 – 7 tháng 3 năm 1983) là một nhà thơ Việt Nam, nổi danh từ thời tiền chiến. Các bút danh của ông là: Á Nam (thường dùng), Đông Minh, Đông Á Thị, Tiểu Hoa Nhân, Lâm Tuyền Khách, Giang Hồ Khách, Lôi Hoàng Cư Sĩ.
Trần Tuấn Khải người làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Xuất thân là nhà nho nghèo, có truyền thống yêu nước. Cha ông là Trần Khải Thụy, đỗ cử nhân khoa thi Hương tại Nam Định năm Canh Tý (1900). Năm lên 6 tuổi, ông bắt đầu học chữ Hán với cha. Nhờ mẹ ông cũng là người thuộc nhiều ca dao, thi phú, lại hết lòng dạy dỗ con, vì vậy mới 12 tuổi, ông đã biết làm đủ các thể thơ bằng chữ Hán.
Năm Giáp Dần (1914), cha ông lâm bệnh mất tại nơi nhiệm sở. Khi ấy, Trần Tuấn Khải vừa đúng 19 tuổi và cũng vừa lấy vợ được một năm. Qua năm 1919, ông trở lại làng Quang Xá dạy học, được ít tháng ông lại xuôi ngược khắp miền Bắc, rồi đưa vợ ra Hà Nội. Nhưng ít lâu sau, thấy chồng ghét cảnh náo nhiệt, bà Khải bán nhà đến mua một trang trại ở ấp Thái Hà, ven đô Hà Nội.
Năm 1921, ông xuất bản tập thơ thứ nhất Duyên nợ phù sinh I, được giới văn chương đương thời chú ý. Năm sau, ông được mời vào Ban biên tập nhật báo Khai Hóa tại Hà Nội và nhận lời viết giúp cho nhiều báo khác. Đến khi ông cho xuất bản Bút quan hoài I, gồm nhiều bài bi tráng, được nhiều người hoan nghênh, thì Pháp ra lệnh cấm lưu hành và tàng trữ tập thơ đó (1927).
Mấy lần, Trần Tuấn Khải định xuất dương mà không thành: 1915-1916: dự định qua Đông Hưng (Trung Quốc), 1927: dự tính sang Pháp. Nhà cầm quyền Pháp dò la biết ông có ý định trên, đồng thời có đến liên hệ các nhà cách mạng, như Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng ở Huế và những nhà hoạt động lưu vong như Đào Trinh Nhất, Hoàng Tích Chu, Trần Huy Liệu, Nguyễn Trường Tam ở Sài Gòn...nên cho người lùng bắt ông. Nhờ có người báo tin, ông lẻn ra ẩn trốn nơi động Huyền Không trong dãy Ngũ Hành Sơn (Quảng Nam).
Năm 1932, tác phẩm Chơi xuân năm Nhâm Thân được xuất bản, nhưng ngay sau đó bị Pháp ra lệnh tịch thu, khám nhà rồi bắt giam Trần Tuấn Khải và chủ nhà sách Nam Ký. Ông bị giam hơn 2 tháng rồi bị kêu án 2 tháng tù treo về tội viết sách "phá rối trị an, xúi dân nổi loạn". Trong nhà giam Hỏa Lò, Trần Tuấn Khải gặp được Nghiêm Toản và nhiều nhà tri thức có tâm huyết khác [1].
Ra tù, vợ chết, con nhỏ chết. Chôn cất vợ con xong, ông trở về Thái Hà, lại bắt đầu viết bài cho các báo. Năm 1938, ông cưới người vợ thứ họ Nguyễn, sinh được một ái nữ[2] (nhà thơ Lan Hinh).
Năm 1947, ông đem theo con gái tản cư đến Nho Quan, nhưng đến năm 1954 thì di cư vào Nam, làm việc tại Thư viện Quốc gia, Viện Khảo cổ, chuyên viên Hán học tại Nha văn hóa và các báo Đuốc Nhà Nam, Văn hóa nguyệt san, Tin văn...
Năm 1966, ông cùng một số trí thức tiến bộ ký tên yêu cầu chính quyền Việt Nam Cộng hòa trực tiếp hiệp thương với Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam nhằm vãn hồi hòa bình, nên bị buộc nghỉ việc[3]. Sau đó, ông là chủ tịch danh dự lực lượng bảo vệ văn hoá dân tộc năm 1966 – 1967[3].
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông giữ chức cố vấn Hội Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh từ 1975 cho đến khi mất vì bệnh già tại cư xá Trần Quốc Toản (cư xá Liautey của Pháp), hưởng thọ 88 tuổi (1983).
Trích một vài mẫu chuyện của các nhà thơ và các nhà nghiên cứu văn học:
Bắc hành tạp lục - Bài 21
Lượt xem: 15777
22/08/2013 13:49
Thái Bình cổ sư thô bố y
Tiểu nhi khiên vãn hành giang mi
Vân thị thành ngoại lão khất tử
Mại ca khất tiền cung thần xuy
Bắc hành tạp lục - Bài 22
Lượt xem: 22796
22/08/2013 13:48
Tây Việt sơn xuyên đa hiểm hi
Hành hành tòng thử hướng thiên nhi (nhai)
Băng nhai quái thạch nộ tương hướng
Thủy điểu sa cầm hiệp bất phi
Bắc hành tạp lục - Bài 23
Lượt xem: 20786
22/08/2013 13:46
Ngọ mộng tỉnh lai vãn
Tà nhật yểm song phi
Phong kính duy thuyền tảo
Sơn cao đắc nguyệt trì
Bắc hành tạp lục - Bài 24
Lượt xem: 14837
22/08/2013 13:44
Ngu Ðế nam tuần cánh bất hoàn
Nhị phi sái lệ trúc thành ban
Du du trần tích thiên niên thượng
Lịch lịch quần thư nhất vọng gian
Đôi nét về truyện Kiều
Lượt xem: 22646
22/08/2013 11:35
Truyện Kiều là tên gọi thông thường theo tên nhân vật chính trong tác phẩm của, còn lúc sáng tác, Nguyễn Du đặt tên cho tác phẩm của mình là Đoạn trường tân thanh nghĩa là "Tiếng nói mới về một nỗi đau đến đứt ruột".
Truyện Kiều 1-50 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 17350
22/08/2013 11:28
1 Trăm năm trong cõi người ta,
2 Chữ Tài, chữ Mệnh, khéo là ghét nhau.
3 Trải qua một cuộc bể dâu.
4 Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Truyện Kiều 51-100 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 14468
22/08/2013 11:27
51 Tà tà bóng ngả về tây,
52 Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
53 Bước lần theo ngọn tiểu khê,
54 Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh:
Truyện Kiều 101-150 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 14725
22/08/2013 11:26
101 Lại càng mê mẩn tâm thần,
102 Lại càng đứng lặng tần ngần chẳng ra.
103 Lại càng ủ dột nét hoa,
104 Sầu tuôn đứt nối, châu sa vắn dài.
Truyện Kiều 151-200 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 17099
22/08/2013 11:25
151 Phong tư tài mạo tót vời,
152 Vào trong thanh nhã, ra ngoài hào hoa.
153 Chung quanh vẫn đất nước nhà,
154 Với Vương Quan, trước vốn là đồng thân.
Truyện Kiều 201-250 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 15197
22/08/2013 11:24
201 “Âu đành quả kiếp nhân duyên,
202 “Cũng người một hội, một thuyền đâu xa!
203 “Này mười bài mới, mới ra,
204 “Câu thần lại mượn bút hoa vẽ vời.”
Hiển thị 1701 - 1710 tin trong 2226 kết quả