Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Trần Huyền Trân (1913-1989), tên thật Trần Đình Kim, là một nhà thơ, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam

Tiểu sử

Trần Huyền Trân sinh ngày 13 tháng 9 năm 1913 tại Hà Nội. Ông tham gia phong trào Thơ mới. Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia Việt Minh, làm việc ở đoàn kịch Tháng Tám, lên Việt Bắc chống Pháp. Sau 1954, Trần Huyền Trân chuyển sang hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực sân khấu. Cùng với một số người bạn như Lộng Chương, Lưu Quang Thuận, Hà Văn Cầu, Nguyễn Đình Hàm... các ông đã bỏ tiền túi ra thành lập nhóm chèo Cổ Phong để có nơi bảo lưu những giá trị nghệ thuật của dân tộc và đào tạo nghề cho các lớp diễn viên. Ông là người đã dày công sưu tầm, chỉnh lý những tích chèo cổ, những trích đoạn đã trở thành mẫu mực của nghệ thuật chèo (như Vân Dại, Quan Âm Thị Kính...). Ông mất ngày 22 tháng 4 năm 1989 tại Hà Nội.

Trần Huyền Trân được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.

Tác phẩm

  • Sau ánh sáng (1940)
  • Bóng người trên gác binh (1940)
  • Tấm lòng người kỹ nữ (truyện-1941)
  • Người ngàn thu cũ (truyện-1942)
  • Phá xiềng
  • 19-8 (kịch)
  • Rau tần (1986)
  • Chim lồng (truyện)
  • Lẽ sống (truyện)
  • Lên đường
  • Tú Uyên (kịch)
  • Giáng Kiều (kịch)

Thành tựu nghệ thuật

Hoài Thanh đã viết rằng: ông đọc Trần Huyền Trân và "Đã tìm thấy ở đây cái thú của người đi đổi gió"[1]. Ông để lại nhiều bài thơ nổi tiếng: Mười năm, Độc hành ca, Uống rượu với Tản Đà... và sau này là Mưa đêm lều vó,...

Xem thêm

Bút danh Trần Huyền Trân của ông có nguồn gốc như sau: trong số những cô gái làm việc cho quán hát cô đầu có một cô gái cũng mang họ Trần do có mang nên bị đuổi việc. Thương cảm trước hoàn cảnh éo le của cô gái ông đã đứng ra cưu mang, lo cho cô sinh nở và khi cô sinh con gái ông đã đặt tên là Trần Huyền Trân (ý nói hai người họ Trần vì "Trân" thêm dấu huyền thành "Trần"). Sau đó ông dùng bút danh là Trần Huyền Trân[2].

chú thích

Các tác phẩm khác

Thi sĩ chân quê Lượt xem: 13893
20/12/2014 15:41
Nguyễn Bính (1919-1966)

Hình như vắng thắt lưng xanh
mùa xuân dường cũng bớt thanh đôi phần
vắng yếm sồi, ngực thanh tân
hình như cũng có đôi phần lỏng lơi...

Người về viên tĩnh viên Lượt xem: 16273
20/12/2014 15:40
Chế Lan Viên (1920-1989)

Dẫu đã biết thi nhân từng trận mạc
vóc ngang tầm chiến lũy một thời trai
vẫn muốn ông thêm một lần ru hát
sau trăm dặm biển trời, cò đậu mát tao nôi.

Đúc thơ câu sắt nguội Lượt xem: 17173
20/12/2014 15:38
Hồng Nguyên (1924-1954)

Tay chặt sắt đường tàu
đúc câu thơ sắt nguội
ba lô mòn nắng mưa
thơ còn nguyên cốt lõi.

Bồng con - bồng súng Lượt xem: 20821
20/12/2014 15:38
Nguyễn Thi (1928-1968)

Người mẹ nào cũng muốn bồng con
sao có lúc phải buộc lòng cầm súng?
Anh không chín tháng ưu tư nặng
hiểu lòng người mẹ chăng?

Lặng lẽ giữa trong xanh Lượt xem: 17735
20/12/2014 15:37
Nguyễn Thành Long (1929-1991)

Từng đi qua những xô bồ thật, giả
những nổi chìm đắm đuối biển phù hoa
mới có được sáng thần tiên lặng lẽ
giữa bồng bềnh mây trắng Sa-pa.

Tàu tốc hành chợt ghé Lượt xem: 16524
20/12/2014 15:35
Nguyễn Minh Châu (1930-1989)

Thác lũ thời gian chưa xóa được
dấu chân người lính tháng năm này
tâm tư để lặn vào gan ruột
khách ở quê ra khó giãi bày.

Màu chia ly Lượt xem: 31361
20/12/2014 15:34
Nguyễn Mỹ (1935-1971)

Anh muốn cuộc chi ly
không hề có chia ly
bằng chấp nhận cái điều không tránh khỏi:
một chia ly
bao màu đỏ
không về!

Nhớ mưa Lượt xem: 29726
20/12/2014 15:33
Lê Anh Xuân (1939-1968)

Vẳng phương xa tiếng gà gáy vọng về
đủ để anh lội qua vùng lửa
Xứ phèn mặn hoa dừa, bông lúa
có bao giờ nguôi nỗi nhớ mưa?

Hoa tự hát Lượt xem: 20700
20/12/2014 15:33
Xuân Quỳnh (1942-1988)

Tây nâng nhành hương sắc
lại gặp mặt mùa xuân
hoa có nhớ một bông hoa tự hát
giữa gió mưa vẫn riêng ngát hương quỳnh.

Gửi hồn vào hương cây Lượt xem: 14346
20/12/2014 15:32
Lưu Quang Vũ (1943-1988)

Đã là hồn Trương Ba
sao còn da hàng thịt?
đứng khuất sau cánh gà
ngậm cười ra nước mắt.

Hiển thị 351 - 360 tin trong 2142 kết quả