Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Trần Huyền Trân (1913-1989), tên thật Trần Đình Kim, là một nhà thơ, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam

Tiểu sử

Trần Huyền Trân sinh ngày 13 tháng 9 năm 1913 tại Hà Nội. Ông tham gia phong trào Thơ mới. Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia Việt Minh, làm việc ở đoàn kịch Tháng Tám, lên Việt Bắc chống Pháp. Sau 1954, Trần Huyền Trân chuyển sang hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực sân khấu. Cùng với một số người bạn như Lộng Chương, Lưu Quang Thuận, Hà Văn Cầu, Nguyễn Đình Hàm... các ông đã bỏ tiền túi ra thành lập nhóm chèo Cổ Phong để có nơi bảo lưu những giá trị nghệ thuật của dân tộc và đào tạo nghề cho các lớp diễn viên. Ông là người đã dày công sưu tầm, chỉnh lý những tích chèo cổ, những trích đoạn đã trở thành mẫu mực của nghệ thuật chèo (như Vân Dại, Quan Âm Thị Kính...). Ông mất ngày 22 tháng 4 năm 1989 tại Hà Nội.

Trần Huyền Trân được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.

Tác phẩm

  • Sau ánh sáng (1940)
  • Bóng người trên gác binh (1940)
  • Tấm lòng người kỹ nữ (truyện-1941)
  • Người ngàn thu cũ (truyện-1942)
  • Phá xiềng
  • 19-8 (kịch)
  • Rau tần (1986)
  • Chim lồng (truyện)
  • Lẽ sống (truyện)
  • Lên đường
  • Tú Uyên (kịch)
  • Giáng Kiều (kịch)

Thành tựu nghệ thuật

Hoài Thanh đã viết rằng: ông đọc Trần Huyền Trân và "Đã tìm thấy ở đây cái thú của người đi đổi gió"[1]. Ông để lại nhiều bài thơ nổi tiếng: Mười năm, Độc hành ca, Uống rượu với Tản Đà... và sau này là Mưa đêm lều vó,...

Xem thêm

Bút danh Trần Huyền Trân của ông có nguồn gốc như sau: trong số những cô gái làm việc cho quán hát cô đầu có một cô gái cũng mang họ Trần do có mang nên bị đuổi việc. Thương cảm trước hoàn cảnh éo le của cô gái ông đã đứng ra cưu mang, lo cho cô sinh nở và khi cô sinh con gái ông đã đặt tên là Trần Huyền Trân (ý nói hai người họ Trần vì "Trân" thêm dấu huyền thành "Trần"). Sau đó ông dùng bút danh là Trần Huyền Trân[2].

chú thích

Các tác phẩm khác

Dù đui mà giữ đạo nhà Lượt xem: 17257
20/12/2014 16:26
Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888)

Ngả đường nào cũng mịt mù đen đặc
ông đi
tìm nghĩa sĩ tế linh nơi Cần Giuộc
kiếm ngư tiều trị bịnh xứ Ba Tri

Thu thanh đạm Lượt xem: 28191
20/12/2014 16:24
Nguyễn Khuyến (1835 - 1909)

Ngõ trúc xanh hơn từ độ ấy
ao làng thẳm lặng một tờ thư
thuyền câu muốn gửi câu thơ cổ
chẳng biết bao giờ mới tới thu?

Chúc người chúc tết Lượt xem: 17317
20/12/2014 16:23
Tú Xương (1870 - 1907)

Lẳng lặng mà nghe tôi chúc ông
từ ngày ông chán cảnh người đông
ung dung thượng giới trời mây dạo
lều chõng long đong hết bận lòng.

Non nước thề xưa Lượt xem: 15324
20/12/2014 16:22
Tản Đà (1890-1939)

Trông mờ mây phủ núi xa
hay hồn viễn vọng sông Đà, Tản Viên.

Viết lúc tắt đèn Lượt xem: 27357
20/12/2014 16:21
Ngô Tất Tố (1894-1954)

Mài thời gian vẹt hết thỏi mực tàu
lều chõng gò lưng khoa cuối
anh khóa không hay đã bạc đầu.

Nhà văn của nỗi niềm dang dở Lượt xem: 19327
20/12/2014 16:20
Khái Hưng (1896-1947)

Chưa nở đã tàn: hoa ước hẹn
sương treo cành lộc khóc tiêu điều
nàng Mai gánh cả đời cô quả
làm gánh hàng hoa bán chợ chiều.

Người thuở tố tâm Lượt xem: 23507
20/12/2014 16:19
Hoàng Ngọc Phách (1896-1973)

Hy vọng kể chi ngày mỗi khác
nước mắt xa gì thuở Tố Tâm
hỏi hồ Tây sóng pha bao lệ
thu rơi bao lớp lá thư tình.

Mai sớm Lượt xem: 24191
20/12/2014 16:19
Đặng Thai Mai (1902-1984)

Ngỡ gặp nhành mai sớm
đi từ phía cảo thơm
ông là trang cổ lục
hay là dòng tân văn ?

Không có bước đường cùng Lượt xem: 23185
20/12/2014 16:18
Nguyễn Công Hoan (1903-1977)

Vừa bổ xuống miệt biển
trát lại đẩy lên ngàn
cây bút chấm bài phê điểm
nhà giáo buộc lòng làm nhà văn.

Chúa sơn lâm lãng mạn Lượt xem: 24576
20/12/2014 16:17
Thế Lữ (1907-1980)

Chúa sơn lâm gậm tiếng gầm
quẩn quanh trong cũi âm thầm: Thế gian
thép thời gian bóng thêm chăng
hay xem nước thép hàm răng có ngời?

Hiển thị 321 - 330 tin trong 2142 kết quả