Thơ

nguồn : http://www.voque.org

xem thêm : nguồn tác giả

Tên thật: Trần Hữu Nghiễm, sinh năm: 1950, nơi sinh: Quảng Điền - Thừa Thiên- Huế

Tốt nghiệp khoa văn, Đại học Sư phạm Huế.

Vào Tây Ninh dạy học ở Hòa Thành một thời gian, sau đó về Cà Mau sinh sống và mất tại đây vì bạo bệnh.

Hội viên Hội Văn học nghệ thuật Cà Mau.

Thể loại: Thơ

*  Giải B về Thơ Bộ Đại Học và Trung học chuyên nghiệp 1988-1989.

*  Giải B về thơ trường Đại Học kinh tế Quốc dân Hà Nội 1991.

Thơ đã in trên nhiều tạp chí, báo Trung ương, các địa phương, các thi tuyển.

Tác phẩm:

- Xao xuyến không tan NXB Mũi Cà Mau, 1989. 

- Thơ Trần Hữu Nghiễm Hội Văn Học Nghệ Thuật Cà Mau, 1990.

NHỮNG HANG CÂY GIÃ TỴ

Bỗng nhớ hàng cây giã tỵ
Chiều xưa mới lớn trong sân
Trường ơi thương sao tà áo

Người ơi thương không dám gần
Hai bên bờ đường nho nhỏ
Hai hàng giã tỵ chờ ai
Có tôi những chiều thơ thẩn
Bâng khuâng biết mấy năm dài
Rồi tôi rời xa phố cũ
Xui chi vẫn nhớ thương hoài

Bạn bè của tôi gặp lại
Nhắc nhau về hàng cây xưa
Ngôi trường bao nhiêu người bao ngã
Bây giờ ai đón ai đưa?

Đã hơn mười năm, có phải?
Tôi già như thể người xưa
ở nơi tận cùng đất nước
Độc ẩm buồn thương giữa khuya

DẤU XƯA

Người đi, người đã xa rồi
Nhớ không, đã có một thời nên thơ
Đồi cao, chùa cổ, chiều mơ
Tiếng thông reo đến bây giờ vẫn xanh
Dốc xưa bước chậm đôi mình
Bóng ơi, đôi bóng lung linh mặt hồ
Thương nhau chín đợi mười chờ
Thương nhau ai biết bây giờ như không
Cổ thành hoa sứ bâng khuâng
Rêu ơi đã phủ bao lần dấu xưa

HẠNH PHÚC

Trời bỗng trong không một áng mây
Một mầu xanh thanh thoát dường này
Ơ hay ta hết buồn từ độ
Hiểu được đời ta là cỏ cây
Trời đất bỗng dưng thành bè bạn
Câu hát người xưa tưởng của mình
Chén rượu nồng đắng như hạnh phúc
Ai gọi ta về giữa thinh không?

ĐÊM CÀ MAU

Cà Mau chẳng mưa dầm như Huế
Mà sao ta thấy buồn vô cùng
Đầu tháng trăng vừa non một nửa
Thẩn thờ ta bỗng nhớ mông lung.

Thèm bạn cùng ta ngồi đối ẩm
Chuyện trò cho đỡ nhớ đỡ quên
Thèm bạn cùng ta ngồi im lặng
Cùng trăm năm gởi một nỗi niềm

Giọt trăng lấp lánh sân đầy nước
Bóng của ta soi bước thì thầm
Hỡi ơi tri kỷ từ muôn kiếp
Biết đến bao giờ ghé đây thăm

Chưa già chi sớm buồn tóc bạc
Cuối trời thương những hạt mưa thu
Sợi tơ còn vướng chân lục lụy
lặng nghe tiếng dế gọi hư vô.

NGẬM NGÙI

Không có ai để chia tay chiều nay
Nắng rưng rưng vàng
Bước chân như say
Gửi buồn thầm
Theo mây
Biết có ai đợi chờ nơi kia
Bụi mờ
Lau thưa
Người đi lầm lũi
Nhớ về chốn xưa.

Không có ai để chia tay chiều nay
Mình tôi đưa tiễn tôi này
Xin lòng vô ưu như ngày tháng
Xin lòng vô ưu cùng cỏ cây.

BẠN TÔI

Sống cùng những điều không thực
Gửi thân mình cho hư không
Bay trên muôn phương trời đất
Tặng nơi nơi những đóa hồng
.
Sống cùng những điều không thực
Hạnh phúc như là trong mơ

CHUYỆN TÌNH

Một đám cưới vừa mới đi qua
Bạn tôi trầm ngâm mấy phút
Điếu thuốc trên tay cháy mất
Đám cưới qua rồi bạn cũng bỏ tôi đi

Đóa hồng ngày xưa ép trong sách chắc đã khô
Trên khuôn mặt chàng trai già trước tuổi
Có chút gì như bối rối
Như không

Tôi ngồi lại một mình
Yêu vô cùng khoảng trời xa xăm
Đã mất.

BUỒN

Bỗng dưng buồn đến lạ lùng
Đám mây vô định giữa lưng chừng trời
Bỗng dưng buồn đến lặng người
Bạn xưa đâu giữa cõi đời mênh mông

Các tác phẩm khác

Thế Lữ (1907-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21659
22/12/2014 10:43
Thế Lữ (6 tháng 10 năm 1907 – 3 tháng 6 năm 1989) là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934). Trở thành thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn kể từ khi mới thành lập (1934), ông hầu hết hoạt động sáng tác văn chương trong thời gian là thành viên của nhóm, đồng thời cũng đảm nhận vai trò một nhà báo, nhà phê bình, biên tập viên mẫn cán của các tờ báo Phong hóa và Ngày nay.

Hoài Thanh (1909-1982) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 18890
22/12/2014 10:43
Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Nguyễn Tuân (1910-1987) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 29565
22/12/2014 10:42
Nguyễn Tuân (10 tháng 7 năm 1910 – 28 tháng 7 năm 1987) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Sách giáo khoa hiện hành xếp ông vào một trong 9 tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt. Hà Nội có một con đường mang tên ông.
Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.[1][2] Ông trưởng thành trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào năm 1987, để lại một sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc đáo và tài hoa

Tú Mỡ (1900-1976) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23117
22/12/2014 10:42
Tú Mỡ[1], tên thật: Hồ Trọng Hiếu (1900-1976), là một nhà thơ trào phúng Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu văn học, thì với gần nửa thế kỷ cầm bút bền bỉ, ông đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của thơ ca[2], đặc biệt về mặt thơ trào phúng, thời nào ông cũng là bậc thầy.[3]

Thanh Tịnh (1911-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 37071
22/12/2014 10:42
Thanh Tịnh (1911-1988), tên thật là Trần Văn Ninh (6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh), là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Các bút danh khác của ông là: Thinh Không, Pathé (trước 1945), Thanh Thanh, Trinh Thuần (sau 1945).
Ông sinh ngày 12 tháng 12 năm 1911[1] tại xóm Gia Lạc,ven sông Hương, ngoại ô Huế.
Thanh Tịnh mất ngày 17 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội. Hiện phần mộ ông đặt tại núi Thiên Thai phía Tây thành phố Huế.

Vũ Trọng Phụng (1912-1939) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 18922
22/12/2014 10:42
Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20.
Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912, quê ở làng Hảo (nay là thị trấn Bần Yên Nhân), huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhưng ông lớn lên và mất tại Hà Nội.
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939, khi mới 27 tuổi, để lại gia đình còn bà nội, mẹ đẻ, vợ và người con gái chưa đầy 1 tuổi tên là Vũ Mỹ Hằng[13].

Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21343
22/12/2014 10:41
Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) là một nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của những tiểu thuyết lịch sử, vở kịch lớn như: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Bắc Sơn, Sống mãi với thủ đô.
Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912 trong một gia đình nho giáo ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội.
Nguyễn Huy Tưởng mất ngày 25 tháng 7 năm 1960 tại Hà Nội.

Hàn Mạc Tử (1912-1940) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 26146
22/12/2014 10:41
Hàn Mặc Tử hay Hàn Mạc Tử (tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh 22 tháng 9, 1912 – mất 11 tháng 11, 1940) là một nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam, là người khởi xướng ra Trường thơ Loạn.[1]
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình; lớn lên ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong một gia đình theo đạo Công giáo, ông được rửa tội tại Nhà thờ Tam Tòa với tên thánh là Phanxicô.
Ông bỏ tất cả quay về Quy Nhơn vào nhà thương Quy Hòa (20 tháng 9 năm 1940) mang số bệnh nhân 1.134 và từ trần vào lúc 5 giờ 45 phút rạng sáng 11 tháng 11 năm 1940 tại nhà thương này vì chứng bệnh kiết lỵ,[4] khi mới bước sang tuổi 28.[5].

Nguyễn Nhược Pháp (1914-1938) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 19376
22/12/2014 10:41
Nguyễn Nhược Pháp, (sinh ngày 12 tháng 12 năm 1914, mất ngày 19 tháng 11 năm 1938), là một nhà thơ Việt Nam.
Nguyễn Nhược Pháp sinh tại Hà Nội[1}. Ông mất năm 24 tuổi tại Hà nội do bệnh thương hàn.

Vũ Ngọc Phan (1902-1987) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21634
22/12/2014 10:41
Vũ Ngọc Phan (1902-1987) là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học hiện đại và văn học dân gian Việt Nam. Trong những năm đầu cầm bút, ông còn có bút danh là Chỉ Qua Thị.
Vũ Ngọc Phan sinh ngày 8 tháng 9 năm 1902 tại Hà Nội. Nguyên quán là làng Đông Lão, xã Đông Cửu, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh [1], nay thuộc Hà Nội.

Hiển thị 41 - 50 tin trong 2193 kết quả